Lịch sử Bút nghiên - Chu Thiên

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi silence00, 7/3/17.

Moderators: Bọ Cạp
  1. silence00

    silence00 Sinh viên năm II

    [​IMG]

    Chu Thiên tên thật Hoàng Minh Giám, còn có bút danh khác là Dương Hoàng, sinh năm 1913 tại thôn Đô Hoàng, xã Yên Thành, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định trong dòng họ Hoàng nhiều người yêu nước như cụ Hoàng Văn Tuấn lãnh đạo nhân dân đánh Pháp ở vùng sông Đáy. Có anh họ là Hoàng Nhượng Tống Trước Cách mạng tháng 8, ông dạy học tư và viết văn, tiểu thuyết ở Hà Nội

    Download: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 7/3/17
  2. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Diễn đàn không ủng hộ việc dẫn link từ các trang khác. Tôi đã up lại cuốn này lên Google Drive.

    Bút nghiên - Chu Thiên (29,9 mb)
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  3. quang3456

    quang3456 Lớp 9

    Có bác nào OCR file này, tôi làm ebook cho.
     
    phúc17051999 thích bài này.
  4. silence00

    silence00 Sinh viên năm II

    Cảm ơn bác, tôi đã thay link tusachviet bằng link Google Drive của bác.
     
  5. quang3456

    quang3456 Lớp 9

    Xuất thân từ một gia đình khoa bảng Nho học, nhà văn Chu Thiên thấm nhuần đạo nghĩa thánh hiền, hiểu rất rõ ngày xưa học hành, thi cử khó khăn như thế nào. Đọc Bút Nghiên để thấy sự trưởng thành của một cậu học trò nhà quê tên Tâm, như hoa nở từ từ. Giỏi, nhưng không tự phụ. Tâm biết chấp nhận lỗi của mình để sửa đổi, cố vươn lên và cuối cùng thành đạt vẻ vang.
    Đọc Bút Nghiên để biết ngày xưa học như thế nào. Không phải chỉ thuộc làu kinh sử, mà còn cần hiểu qui luật thi phú, cần óc sáng tạo để trau chuốt vần thơ, để cho thơ có hồn, có nghĩa mà không phạm qui luật của thơ. Đọc Bút Nghiên để biết có bao nhiêu lần khảo hạch từ lớp vỡ lòng đến kỳ thi Tiến Sĩ; thi cử ở đâu và chấm thi như thế nào. Vô hình trung, đọc tiểu thuyết lại thành học sử, qua những lời viết của nhà văn Chu Thiên.
    Chu Thiên không có ý phục cổ. Lảng vảng đâu đó ông so sánh thang điểm giữa ngày xưa và ngày nay, với phụ chú bằng tiếng Pháp. Té ra không có gì khác cả, giữa lối thi theo Nho học hay Tây học. Trong suốt quyển Bút Nghiên, ông không hề cổ vũ, khen chê lối học nào cả.
    Đọc Bút Nghiên để thấy bàng bạc những hình ảnh êm đềm của làng mạc ngày xưa, những buổi tiệc, những buổi lễ tạ ơn, cầu xin thần làng. Đọc Bút Nghiên để thấy nhân tình thế thái khi gia đình Mai từ hôn với gia đình Tâm. Kết cuộc lại viên mãn, quan Nghè Tâm thành hôn với cả hai chị em xinh đẹp, nhà ở miền Thanh Oai!
    So với Nhà Nho cũng của tác giả Chu Thiên, có lẽ Bút Nghiên ít giá trị văn học hơn, nhiều đoạn miêu tả dài dòng, nặng nề về các lối làm văn và các quy cách thi cử. Dẫn dắt câu chuyện đôi khi còn gượng gạo, sơ sài. Tuy nhiên đây cũng là nguồn tư liệu quý cho những người hoài cổ tham chiếu.

    Ghi chú: Bản ebook này có tham khảo bản in lần thứ hai của NXB Á Châu. Cảm ơn các bạn đã chuyển file pdf và file text.

     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 23/3/17
    CanTay, vinhhoa, cungcung and 15 others like this.
  6. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Có bác Quang làm ebook thì khỏi phải mua sách giấy nữa.
     
    nguyenthanh-cuibap and quang3456 like this.
  7. silence00

    silence00 Sinh viên năm II

    Xin phép bác @quang3456 mình tạo lại ebook từ file Docx của bác. Mình đã thêm bìa và tạo lại toc cho ebook.

    cover.jpg

    Thân,
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 23/3/17
  8. V/C

    V/C Mầm non

    Bản text cuốn này chương IX lộn ngược XI.
    Câu thơ:
    «Rõ [kìa] danh chiếm bảng vàng
    Võng anh đi trước, võng nàng theo sau!»
    Chữ “kia" mới đúng, đây chắc lỗi nhận dạng OCR.
    Thêm hình minh họa cho câu trên:
    ButNghienA.jpg
     
    heocon0504, ngockq75 and quang3456 like this.
  9. quang3456

    quang3456 Lớp 9

    upload_2017-6-2_8-34-50.png

    "Rõ kìa" nghe hay hơn. Còn cái hình trên không giống vinh quy bái tổ lắm, ở đâu mà có đến 2 ông quan đội mũ cánh chuồn, cưỡi ngựa.
     
    kinhnhieuloc and phúc17051999 like this.
  10. ndaidong

    ndaidong Mầm non

    Cuốn này viết chân phương, đọc hay quá các bạn! Sách hàm chứa nhiều thông tin về khoa cử thời phong kiến, cũng như con đường học vấn của sĩ tử ngày xưa. Rất cảm ơn các bạn đã số hóa một tác phẩm giá trị như thế này.
     
    quang3456 thích bài này.
  11. ndaidong

    ndaidong Mầm non

    @Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link cảm ơn bạn chia sẻ. Tìm hiểu kỹ mới thấy cái học thời trước không hẳn chỉ là "chi hồ giả dã". Học trò xưa vừa phải vận dụng trí nhớ thuộc lòng kinh sử, vừa phải có khả năng ứng biến nhanh chóng khi đàm luận, lại cần phải hiểu biết sâu sắc về thời cuộc, chính trị xã hội... mới đủ khả năng thuyết phục được mấy cụ to đầu nhất trong kinh thành.

    Đang sẵn hứng thú với khoa cử thời nho học sau khi đọc cuốn này, tôi dự định cày thêm vài cuốn cùng loại cho liền mạch. Hiện trong máy tôi đang có:

    - "Nhà nho" cũng của Chu Thiên
    - "Lều chõng" của Ngô Tất Tố
    - "Lược khảo về khoa cử Việt Nam" của Trần Văn Giáp

    Các bác có gợi ý thêm cuốn nào nữa không?
     
  12. Uillean

    Uillean Banned

    Tìm hiểu khoa cử thì nhất thiết không nên đọc mấy câu hò vè tán truyện của bọn hỏng thi như Trần Tế Xương. Vì kẻ ngoài cuộc nói chõ thì không thể thấm thía nỗi cay cực bằng người ở tràng thi được. Tuy nhiên cũng có hai cuốn rất đáng tham khảo là Vũ trung tùy bút Tang thương ngẫu lục của ngài Phạm Đình Hổ, ngoài ra còn có Lê quý dật sử của ngài Bùi Dương Lịch, kể truyện thăng-giáng của ấm sinh Lê Quý Kiệt khá hay.
     
    Last edited by a moderator: 7/2/22
    kinhnhieuloc and ndaidong like this.
  13. ndaidong

    ndaidong Mầm non

    @Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link : cảm ơn bạn, tôi đã có "Vũ trung tùy bút", còn "Tang thương ngẫu lục" và "Lê quý dật sử" thì sẽ bổ sung thêm. Vụ Lê Quý Kiệt như bạn giới thiệu thì rất hấp dẫn, đáng tìm hiểu kỹ.
     
  14. Uillean

    Uillean Banned

    Xứ An Nam này có 2 trường hợp rất kì khôi : Đấy là mấy cuộc nổi dậy thời chúa Trịnh đều do sĩ lâm cầm đầu, thứ nữa là loạn Nam Chiếu lại do một ông quan trói gà không chặt đánh dẹp (Cao Biền). Chưa kể dưới triều Nguyễn còn có cụ Thân Văn Nhiếp, gần như là vị quan văn duy nhất đánh thắng được quân Pháp. Nên thế mới nói, lịch sử không phải ở đinh vít bù lông, súng ống với mã tấu.
     
  15. ndaidong

    ndaidong Mầm non

    hay quá, cảm ơn bạn @Uilean
    Đề ra kinh thật, từ thi Hội trở lên mấy đề luận khó ngang với làm 1 luận án tiến sĩ, thạc sĩ bây giờ mà chỉ được làm trong mấy ngày! Với lượng tri thức kinh sử khổng lồ từ thời Tam Hoàng Ngũ Đế, anh nào qua được thi Đình khả năng ghi nhớ cũng đủ thi siêu trí tuệ.
     
    Last edited by a moderator: 27/2/22
    Uillean thích bài này.
  16. nghiem4381

    nghiem4381 Mầm non

    Không biết ai kia cỡ nào mà gọi xách mé Trần Tế Xương là "bọn" hỏng thi, lại còn kết luận khơi khơi đấy là kẻ ngoài cuộc. Lạy thánh mớ bái. Tên Tú Xương của ông ấy được đặt cho một con đường rất đẹp và yên tĩnh ở quận 3, Sài-Gòn đó ai kia ơi. Hợm hĩnh quá a.
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  17. phục.levinh

    phục.levinh Mầm non

    khả năng do nền tảng giáo dục thấp kém nên dù có đọc bao nhiêu sách thì cũng không bỏ được cái tật cố hữu gọi tiền nhân là "thằng" "bọn"...

    @phục.levinh ! Cám ơn Bạn! Tuy nhiên... mình xóa câu sau trong post của Bạn và thay bằng dấu ba chấm (...) nha! :)
    Trân trọng! @tducchau _ (tdc).
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/2/22
  18. huytran

    huytran Lớp 4

    Tôi nghĩ cái post của bạn Uilean về đề thi thời xưa, dù cho không bàn luận vào nội dung sách nhưng cũng không đến nỗi lạc đề, đáng phải bị xóa.

    Nó giúp cho người ta hiểu một cách chính xác nội dung và cách thức thi cử thời xưa, thay vì tin vào những định kiến bài cổ không đủ cơ sở, chẳng hạn như thi cử thời phong kiến trọng từ chương, rườm rà, thiếu thực tế; và cả những định kiến hoài cổ kiểu Nguyễn Tuân, tô vẽ quá khứ như thời đại chỉ biết duy mỹ, chuộng thi ca, phong nhã tinh thần.
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/2/22
    Dat1952 thích bài này.
  19. phục.levinh

    phục.levinh Mầm non

    Post này mới đúng là lạc đề này.

    @tducchau :)
     
    Last edited by a moderator: 27/2/22
Moderators: Bọ Cạp
: Chu Thiên

Chia sẻ trang này