1. Click vào đây để xem chi tiết

Biên khảo Các bài nghiên cứu của Nguyễn Duy Chính

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi Foli, 2/10/13.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. Foli

    Foli Lớp 11

    Tên sách: Quân Sự Nhà Thanh
    Tác giả: Nguyễn Duy Chính
    Thể loại: Biên khảo
    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Khi nghiên cứu về chiến dịch Việt - Thanh, sử gia Việt Nam ít quan tâm đến vấn đề tìm hiểu “địch”. Về phía “ta”, gần như những chi tiết nhỏ nhặt nhất cũng được đề cập đến, cả những sự kiện khó có thể là sự thật nhưng vẫn được lập đi lập lại đến thành nhàm chán mà không ai kiểm chứng xem mức độ khả tín đến chừng nào.

    Có hai khảo hướng chính nghiên cứu về quân Thanh. Chúng ta có thể tìm hiểu quân đội như một lực lượng nguyên thuỷ dùng trong việc chinh phục trung nguyên rồi trở thành một bộ phận của tổ chức hành chánh. Việc hành chánh hoá quân đội cũng có những nguyên nhân. Một triều đại khi mở nước dựa vào bạo lực càng nhiều thì khi xong việc triều đình lại e ngại những người cầm binh quyền trong tay bấy nhiêu. Việc tài giảm binh bị, triệt hạ công thần vì thế thường xảy ra sau khi triều đại hình thành, đông cũng như tây, kim cũng như cổ. Nhà Thanh cũng không thoát khỏi qui luật đó, nhất là triều đại của họ lại có sự tiếp tay rất lớn của người Hán nên ngoài việc tước giảm quyền lực của các phiên trấn họ lại phải tiến hành công cuộc cải biến lực lượng quân sự từ một đạo quân chinh phục thành một lực lượng trị an, với vai trò chủ yếu là trấn áp các vụ nổi dậy.

    Trong cùng một lúc, nhà Thanh vừa phải tổ chức làm sao để người Hán không có điều kiện lật đổ người Mãn nhưng mặt khác, họ vẫn tiếp tục chính sách bành trướng về lãnh thổ cũng như về ảnh hưởng chính trị sang những dân tộc thiểu số và các tiểu quốc chung quanh. Để đạt được điều đó, họ đã xây dựng được một hệ thống chính trị và quân sự rất qui mô, khi cần vẫn có thể tập trung để hình thành một lực lượng mạnh nhưng bình thời thì tản mác, trải đều trên toàn quốc, hoạt động tương đối riêng rẽ và độc lập. Khác với những triều đại cũ, Thanh triều thay đổi luân chuyển các tướng lãnh và quan lại rất thường xuyên, không để cho ai ở một vai trò nhất định một thời gian lâu để có thể tạo vây cánh. Những tướng lãnh lừng danh nhất của họ không phải là người có tài xông tên đoạt pháo, cũng chẳng phải võ quan mà là văn quan biết điều động, phối hợp nhiều thành phần, nhiều đơn vị một cách nhịp nhàng.

    Chúng ta cũng có thể đào sâu vào thực chất của quân đội theo những giai đoạn lên xuống, thịnh suy của triều đại. Lực lượng thường trú (garrison army) lúc nào cũng là một gánh nặng cho quốc gia và số lượng quan càng lúc càng đông đảo trong khi lính càng lúc càng ít đi. Để tận dụng chi phí “nuôi ba năm” mà chưa có dịp “dùng một giờ”, quân đội được điều động làm công sai, tạp dịch, gác cổng, khiêng kiệu... trong công đường, dinh thự và “hàng rào danh dự” mỗi khi đón tân khách, vô hình chung trở thành một giai tầng thấp kém ít năng động hơn hết trong xã hội.

    Code: Định dạng PRC [Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link]
     
    sky_tiger, nghiem4381 and cungcung like this.
  2. Foli

    Foli Lớp 11

    Tên sách: RƯỢU
    Tác giả: Nguyễn Duy Chính
    Thể loại: Biên khảo

    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Nếu ai đã từng làm quen với những bộ lịch sử tiểu thuyết Trung Hoa như Tam Quốc Chí, Tây Hán Chí, Thủy Hử thì đều thấy rượu là thức uống hiện hữu trong nhiều biến cố quan trọng. Đó là một trong những ẩm phẩm không thể thiếu của dân tộc này và tiếng tăm của một số thi nhân, nho sĩ cũng gắn liền với rượu. Lý Bạch là người từng được mệnh danh là trích tiên, là tửu thánh và tục truyền ông say rượu nên nhảy xuống sông ôm bóng trăng chết đuối. Một trong Trúc Lâm Thất Hiền đời Tam Quốc là Lưu Linh cũng được sách vở nhắc đến nhiều về tài uống hàng trăm chén mà không say. Vợ ông Tô Đông Pha được tiếng là hiền đức cũng vì đã biết để dành một vò rượu ngon và đem ra đúng lúc ông chồng cần thù tạc với bạn bè trong một ngày giá rét. Ngay trong các huyền thoại, không hiếm những tiên đồng ngọc nữ vì vô ý làm vỡ chén lưu ly của Ngọc Hoàng mà bị đày xuống trần, đủ biết triều đình trên Thượng giới cũng hay chè chén và vị chủ tể tất cả các cõi tiên, cõi tục kia coi việc uống rượu quan trọng hơn những công việc khác.

    Trên thực tế, rượu là một phẩm loại thông dụng và quan trọng trong nhiều sinh hoạt văn hóa của người Tàu. Tuy nhiên, người ta lại bảo rằng những người sành uống trà thì không thích rượu, hai món này không thể đi đôi. Trong khi trà là cái thú của người thích cô tịch, thì rượu là món không thể thiếu trong những cuộc vui đông người. Lâm Ngữ Đường bảo rằng cái việc đàm thoại của người uống chút đỉnh là một cái thú, nói không cần phải câu chấp, lựa chọn vì nó làm tăng cái tự tin cho mình hơn, và cũng ít nghĩ đến lề thói hơn. Ông lại nhấn mạnh rằng ông không ưa những nhà độc tài, vì họ khắc kỷ quá, bất cận nhân tình, không uống rượu và muốn thành một con người bán nhân, bán thần (demi-gods). Thế nhưng họ Lâm cũng chê là rượu của người Tàu giới hạn quá quanh đi quẩn lại chỉ có một loại Thiệu Hưng. (Lin Yutang, The Importance of Living, The John Day Company, New York 1937 tr. 240). Có lẽ vì không phải là một tửu đồ - chỉ vài chén Thiệu Hưng đã say, như ông thú nhận - nên ông không biết rằng Trung Hoa cũng có rất nhiều loại rượu, mặc dù không phong phú như của Âu Châu. Người Âu Tây không quan tâm đến rượu của Tàu và trong những Tửu Phổ tân thời (Encyclopedia of Wines) mà chúng ta kiếm thấy trong thư viện, rượu Trung Hoa chỉ vỏn vẹn một hai trang. Ngay chính những bộ sách toàn thư của Trung Hoa cũng không viết dài, mặc dầu chén uống rượu hiện tàng trữ trong các bác vật quán có thể nói lên rất nhiều điều về lịch sử và văn hóa.

    Code:
    Định dạng PRC [Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link]
     
    sky_tiger, nghiem4381 and Fish like this.
  3. Foli

    Foli Lớp 11

    Tên sách: SƠN TRÀ
    Tác giả: Nguyễn Duy Chính
    Thể loại: Biên khảo

    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Mục Lục

    LỜI MỞ ĐẦU
    LỊCH SỬ
    -----Hoa trà Vân Nam được truyền ra ngoài như thế nào?
    TỪ TIỂU THUYẾT KIẾM HIỆP CỦA KIM DUNG....
    ĐẾN THỰC TẾ....
    -----Các chủng loại
    -----Camellia japonica
    -----Camellia reticulata hay Điền trà
    -----Hoa trà Vân Nam trong sách vở
    -----Các cổ thụ
    HOA TRÀ VÂN NAM
    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    Code:
    Định dạng PRC [Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link]
     
  4. Foli

    Foli Lớp 11

    Tên sách: TẶNG PHẨM NGOẠI GIAO CỦA THANH TRIỀU
    Tác giả: Nguyễn Duy Chính
    Thể loại: Biên khảo

    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Mục Lục

    MỞ ĐẦU
    CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO CỦA THANH ĐÌNH
    NHỮNG MÓN QUÀ CỦA VUA THANH
    -----a/ Phái bộ Nguyễn Quang Hiển
    -----b/ Phái bộ vua Quang Trung
    NHỮNG MÓN ĐỒ ĐÓ LÀ GÌ?
    -----Mãng bào: (蟒袍)
    -----Bổ phục: (補服)
    -----Hoàng mã quải: (黃馬褂)
    -----Như ý: (如意)
    -----Triều châu: (朝珠)
    -----Thủ xuyến: (手串)
    -----Hà bao: (荷包)
    -----Dao nhỏ:
    -----Tị yên hồ: (鼻煙壺)
    KẾT LUẬN

    Code:
    Định dạng PRC [Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link]
     
  5. Foli

    Foli Lớp 11

    Tên sách: THANH BINH NHẬP QUAN
    Tác giả: Nguyễn Duy Chính
    Thể loại: Biên khảo

    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Mục Lục

    Dẫn nhập
    LỊCH SỬ
    -----Triều đình
    -----Quân sự
    -----Vũ khí
    -----Kinh tế - Xã hội
    NHỮNG VỤ NỔI DẬY CUỐI ĐỜI MINH
    -----Trương Hiến Trung (1606-1647)
    -----Lý Tự Thành (1606-?)
    MINH TƯ TÔNG
    TRIỀU ĐÌNH LÝ TỰ THÀNH
    -----Thuận quân nhập kinh
    -----Thiết lập triều chính
    -----Bại vong
    THANH BINH NHẬP QUAN
    -----Tình hình chung
    -----Vũ khí
    -----Thù nhà hay tình riêng?
    -----Tư thông ngoại phiên
    -----Cầu viện
    -----Giang sơn đổi chủ
    -----Trần Viên Viên
    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    Code:
    Định dạng PRC [Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link]
     
    sky_tiger, nghiem4381 and cungcung like this.
  6. Foli

    Foli Lớp 11

    Tên sách: THƯ, HỌA
    Tác giả: Nguyễn Duy Chính
    Thể loại: Biên khảo

    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Have funs! [​IMG]

    Code:
    Định dạng PRC [Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link]
     
  7. Foli

    Foli Lớp 11

    Tên sách: TRÀ TÀU VÀ ẤM NGHI HƯNG
    Tác giả: Nguyễn Duy Chính
    Thể loại: Biên khảo

    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Uống trà tàu vốn dĩ phổ thông thời trước, đến nay đã trở thành hiếm hoi trong xã hội Việt Nam. Thanh niên ngày nay chỉ mường tượng được cái hình ảnh đó qua những truyện ngắn của Nguyễn Tuân trong Vang bóng một thời (Những chiếc ấm đất, Chén trà trong sương sớm). Sách vở viết về trà lại càng ít ỏi. Tại Việt Nam ngày trước, ngoài cuốn Vang Bóng một thời chỉ lác đác vài ba cuốn khác. Trà đạo kiểu Nhật thì có bản dịch cuốn Trà Thư (The Book of Tea) của Okakura Kakuzo của Bảo Sơn.

    Một tiểu thuyết cũng viết nhiều về thú uống trà là cuốn Trà Thất của Minh Đức Hoài Trinh.

    Ở hải ngoại, cuốn Trà Kinh của Vũ Thế Ngọc là một biên khảo tương đối công phu. Ngoài ra, thỉnh thoảng có một đoản thiên nghiên cứu về trà Tầu hay ấm trà đăng rải rác trong tạp chí. Mới đây tôi được đọc một bài của Phan Quốc Sơn về ấm Nghi Hưng rất thú vị.

    Trong tác phẩm Sống Đẹp Lâm Ngữ Đường cho rằng uống trà là một trong những phát minh quan trọng nhất của đời sống. Trà là một phần và cũng là một biểu tượng của sự nhàn nhã. Ông để hẳn một mục để bàn về Trà và Tình Bạn.

    Code:
    Định dạng PRC [Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link]
     
  8. Foli

    Foli Lớp 11

    Tên sách: TỪ CHIẾN DỊCH AI LAO ĐẾN TRẬN THỦY CHIẾN THỊ NẠI
    Tác giả: Nguyễn Duy Chính
    Thể loại: Biên khảo

    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Những tranh chấp trên đất nước Việt Nam hậu bán thế kỷ XVIII đã kích thích mạnh mẽ việc canh tân và phát triển quân sự trong phạm vi kiểm soát của mỗi thế lực. Việc tìm kiếm ngoại viện hay trao đổi với những quốc gia có thể cung cấp súng đạn là một mẫu số chung và không thành phần nào từ bỏ nếu có cơ hội.

    Thế kỷ XVIII cũng mở rộng phạm vi ảnh hưởng khiến cho chúng ta không còn tìm thấy những mô hình thuần tuý địa phương mà vì nhu cầu bành trướng nên sự giao lưu kỹ thuật, văn hoá, tổ chức, ngôn ngữ, hành chánh kể cả nhân chủng cũng trở nên phức tạp hơn. Bất cứ một lực lượng nào cũng bao gồm nhiều sắc dân và nhiều ngôn ngữ. Trong thiên khảo luận nhỏ này, chúng tôi cố gắng miêu tả lại hai phe - vốn dĩ được ghi trong sử nước ta như hai thành phần đối đầu của cùng một dân tộc Việt - theo thời gian đã trở thành đại diện cho hai liên minh quốc gia mặc dù hai biến cố trước đây vẫn được miêu tả rời rạc không liên hệ.

    Code:
    Định dạng PRC [Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link]
     
  9. Foli

    Foli Lớp 11

    Tên sách: TỪ TƯỢNG BINH ĐẾN VOI GIÀY NGỰA XÉ
    Tác giả: Nguyễn Duy Chính
    Thể loại: Biên khảo
    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Con voi là một động vật khá quen thuộc với chúng ta, xuất hiện trong tranh ảnh, điêu khắc, ca dao, tục ngữ, câu vè, bài hát mà dường như không mấy ai không biết. Nguyên thuỷ, voi được nuôi như một gia súc, dùng trong việc chuyên chở và di chuyển. Có thể nói trong khi ngựa là phương tiện di chuyển mang ưu thắng cho những dân tộc vùng sa mạc thì voi lại còn đa dụng hơn đối với những quốc gia Nam Á. Voi không những được dùng trong những công tác nặng nề như xây cất, vận tải, chuyên chở mà còn được sử dụng mỗi khi cần di chuyển thần tốc trong rừng sâu. Với số lượng phong phú và dễ dàng săn bắt tại rừng già, voi đã hiện diện trong lịch sử các quốc gia Đông Nam Á từ lâu. Vùng núi rừng Tây Nguyên đã nổi tiếng vì lắm voi nên Ai Lao đã một thời mang tên nước là Vạn Tượng.

    Cho tới ngày nay, công tác huấn luyện voi để thành một loại gia súc vẫn còn khá phổ biến từ Ấn Độ đến vùng Đông Nam Á. Muốn thuần hóa một con voi, người ta mất vài ba năm với những phương pháp ráo riết và công phu đòi hỏi một trình tự gắt gao và nguy hiểm nên việc xây dựng một đội tượng binh cần nhiều thời gian và những người chuyên môn. Riêng trong bài này chúng tôi nhấn mạnh vào vai trò của con voi trong công tác chiến đấu, trước khi nhắc đến việc dùng nó để giày xéo tội nhân.

    Code:
    Định dạng PRC [Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link]
     
  10. Foli

    Foli Lớp 11

    Tên sách: TƯƠNG QUAN XIÊM - VIỆT CUỐI THẾ KỶ XVIII
    Tác giả: Nguyễn Duy Chính
    Thể loại: Biên khảo

    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Nghiên cứu về tình hình nước ta vào cuối thế kỷ XVIII, các sử gia đặc biệt nhấn mạnh vào thế tranh hùng giữa anh em nhà Tây Sơn và hai thế lực: họ Trịnh ở Đàng Ngoài, họ Nguyễn ở Đàng Trong. Việc Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc phù Lê diệt Trịnh rồi sau đó giao tranh với quân Thanh trong một trận chiến khốc liệt đã là đề tài được khai thác rất nhiều. Tuy chúa Trịnh và triều đình vua Lê ở Bắc Hà đã có một quá trình qui mô tưởng như một cơ cấu bền vững thì việc thanh toán lại xem ra dễ dàng, chủ yếu vì những người chống lại Tây Sơn chỉ dựa vào sức mình là chính, không có những điều kiện để liên minh với bên ngoài nên chỉ tập trung thành những nhóm thổ hào và dần dần bị bẻ gãy như những chiếc đũa rời. Sau khi Lê Duy Kỳ bị nhà Thanh bỏ rơi, dư đảng nhà Lê không bao lâu đều bị đánh tan.

    Ngược lại ở trong Nam anh em Nguyễn Nhạc tiêu diệt được cơ đồ chúa Nguyễn khá nhanh chóng, tưởng như chỉ cất tay là sẽ hoàn toàn thắng lợi thì tàn dư của họ vẫn tồn tại để rồi gần 20 năm sau đánh bại triều đình Tây Sơn, thu hồi giang sơn từ Nam chí Bắc. Nguyễn Ánh, người sót lại sau cùng của giòng chúa đất Nam Hà đã phải bôn tẩu trong những điều kiện hết sức ngặt nghèo và chỗ dựa chính của ông là Xiêm La, vừa là nơi ẩn náu khi không còn đất sống, lại là chỗ mượn sức để tìm đường trở về. Có thể nói nếu không có sự giúp đỡ của triều đình Xiêm La, chúa Nguyễn không thể nào thành công được và tương quan Xiêm - Việt trong thời gian cuối thế kỷ thứ 18 chủ yếu là tình hữu nghị giữa vua Xiêm Rama I - với chúa Nguyễn Ánh - cũng là vì vua sáng nghiệp của triều Nguyễn mà chúng ta thường gọi là vua Gia Long.

    Sử nước ta tuy chép khá nhiều chi tiết về việc chạy qua, chạy lại của chúa Nguyễn nhưng gần như hoàn toàn không đề cập gì đến tương quan giữa hai bên trong thế dựa vào nhau, có khi chung một mục tiêu nhưng cũng có lúc tranh chấp quyền lợi. Để đánh đổi lấy sự trợ giúp, chúa Nguyễn phải bằng lòng thần phục triều đình Bangkok như một nước chư hầu, dù ông chỉ coi họ như một đồng minh giai đoạn. Đến khi chúa Nguyễn lên ngôi hoàng đế và sau khi vua Rama I từ trần, ông mới thực sự tỏ thái độ bình đẳng, đứng ngang hàng với Xiêm La. Tương quan giữa hai bên không thể giải thích một cách minh bạch nếu chúng ta không đặt trong quan niệm chung về vương triều và tổ chức của vùng Đông Nam Á. Tuy nhiên, vì đã quen với một số khuôn mẫu nhất định nhập cảng từ Trung Hoa, việc thừa nhận những liên hệ đó không mấy ai đặt ra hoặc chỉ lên án như một thái độ cầu viện nước ngoài, rước voi về dày mả tổ.

    Bài nghiên cứu này nhấn mạnh vào tương quan khu vực và người viết cố gắng giải thích lại một số biến cố khi đối chiếu với lịch sử của Thái Lan, của Ai Lao, của Cao Miên ngõ hầu chúng ta có thể hiểu được sử Việt Nam một cách rộng rãi hơn. Một trở ngại là chúng tôi chưa thể tra cứu và tìm hiểu cho chu đáo để có thể phiên dịch những tên người, tên đất... từ tiếng Thái sang tiếng Việt. Nếu độc giả nào am tường các chi tiết nêu trên, chúng tôi mong được chỉ giáo để biên khảo này thêm hoàn bị. Người viết xin chân thành cảm ơn trước.

    Code:
    Định dạng PRC [Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link]
     
  11. Foli

    Foli Lớp 11

    Tên sách: VAI TRÒ CỦA HẢI PHỈ TRONG CHIẾN THẮNG KỶ DẬU
    Tác giả: Nguyễn Duy Chính
    Thể loại: Biên khảo

    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Chính sử Việt Nam cũng như của Trung Hoa khi chép về trận đánh mùa Xuân năm Kỷ Dậu (1789) thường chỉ miêu tả như một cuộc giao binh thuần tuý giữa hai quân đội nhà Thanh và Đại Việt, nhấn mạnh vào tài cầm quân, ưu và khuyết điểm của hai bên. Dù yêu hay ghét nhà Tây Sơn, sử cũng chỉ nhấn mạnh đến khía cạnh chính qui của quân đội - nhiều chỗ huyền thoại hoá, khen phò mã tốt áo, phóng đại kết quả mà quên đi sự phức tạp của thời đại trên cả chính trị, kinh tế, kỹ thuật lẫn hoàn cảnh xã hội.

    Những chi tiết cụ thể của chiến thắng này đã được khá nhiều tác giả Việt Nam miêu tả với đầy đủ chi tiết, lên đến hàng ngàn bài viết và biên khảo, hàng chục cuốn sách dày. Ở đây chúng tôi chỉ muốn đưa ra một góc cạnh xưa nay ít sử gia đề cập. Đó là vai trò của thành phần thương nhân trên mặt biển, đời sống gắn liền với đại dương nhưng trong nhiều thế kỷ bị loại ra khỏi thành phần xã hội. Vô hình chung họ biến thành những kẻ sống ngoài vòng pháp luật, gió chiều nào che chiều ấy, nghiêng ngả tuỳ theo cách đối xử của nhà cầm quyền, có khi là kẻ thù chung của mọi triều đình từ Nhật Bản xuống đến Đông Nam Á, có khi được nuôi dưỡng để trở thành một chính quyền nho nhỏ như họ Trịnh ở Đài Loan thời Minh mạt Thanh sơ, hoặc được tập hợp để trở thành một cánh quân đắc lực như thời Tây Sơn vào cuối thế kỷ thứ 18.

    Vai trò của họ không những góp phần khá nhiều vào những biến chuyển chính trị tại Việt Nam mà còn quan trọng trong chiến thắng đánh bại quân Thanh, trở thành một chỗ dựa đáng kể để Nguyễn Huệ tính toán những bước ngoại giao sau trận đánh và nếu như ông không mất sớm, rất có thể Việt Nam đã trở thành một trong những cường quốc trên biển cả vào đầu thế kỷ thứ 19.

    Code:
    Định dạng PRC [Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link]
     
    sky_tiger, nghiem4381 and cungcung like this.
  12. Foli

    Foli Lớp 11

    Tên sách:
    VIỆT THANH CHIẾN DỊCH - QUÂN THANH TIẾN VÀO THĂNG LONG
    Tác giả: Nguyễn Duy Chính
    Thể loại: Biên khảo

    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Mục Lục

    LỜI NÓI ĐẦU
    ÂM MƯU CỦA NHÀ THANH
    CHUẨN BỊ
    LỰC LƯỢNG
    -----1/ BỘ PHẬN CHỈ HUY
    -----2/ QUÂN ĐỘI ĐIỀU ĐỘNG
    --------a/ Lưỡng Quảng
    --------b/ Vân Quí
    --------c/ Dân phu
    --------d/ Thổ binh
    --------e/ Dư đảng nhà Lê
    -----3/ LƯƠNG THỰC
    -----4/ LIÊN LẠC
    NAM QUÂN ỨNG CHIẾN
    -----1/ TIÊN LỄ
    -----2/ HẬU BINH
    CHIẾN CUỘC
    -----Trận Thị Cầu
    -----Trận Phú Lương
    PHONG VƯƠNG CHO LÊ DUY KỲ
    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    Code:
    Định dạng PRC [Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  13. Foli

    Foli Lớp 11

    Tên sách: VIỆT THANH CHIẾN DỊCH - VUA QUANG TRUNG RA BẮC
    Tác giả: Nguyễn Duy Chính
    Thể loại: Biên khảo

    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Mục Lục

    LỜI NÓI ĐẦU
    TÌNH HÌNH TỔNG QUÁT
    TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN
    -----LÃNH THỔ
    -----TÀI CHÁNH
    -----XÂY DỰNG TÂN ĐÔ
    -----LỰC LƯỢNG QUÂN SỰ
    --------BỘ BINH
    --------THƯỢNG BINH
    --------TƯỢNG BINH
    --------THUỶ BINH
    -----VŨ KHÍ
    -----DI HÀNH
    -----TIẾP VẬN
    -----TRUYỀN TIN
    RÚT LUI ĐỂ BẢO TOÀN
    NGUYỄN HUỆ LÊN NGÔI HOÀNG ĐẾ
    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC I
    PHỤ LỤC II

    Code:
    Định dạng PRC [Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link]
     
  14. Foli

    Foli Lớp 11

    Tên sách: WILLIAM ALEXANDER VÀ HỌA PHẨM VỀ ĐÀNG TRONG
    Tác giả: Nguyễn Duy Chính
    Thể loại: Biên khảo

    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Nghiên cứu sử nước ta bị một giới hạn rất quan trọng. Sách vở của người Việt rất ít hình ảnh nhất là về thời xưa. Những công trình văn hoá như hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc... để có thể giúp người nghiên cứu hình dung được một thời đại cũng hiếm hoi nên người đọc phải sử dụng óc tưởng tượng khá nhiều.

    Trong trí nhớ của tôi, các sách sử Việt Nam chỉ có ba bức truyền thần có vẻ thật là bức hình ông Nguyễn Trãi, ông Phan Huy Ích (do người Tàu vẽ khi đi sứ), và hình ông Nguyễn Công Trứ (do một người học trò vẽ). Mãi về sau này mới có thêm một số hình ảnh nhưng thường cũng lem nhem vì sao đi chụp lại nhiều lần. Dường như chúng ta vẫn trọng chữ viết hơn nên sách vở hôm nay in tại hải ngoại cũng ít ai chịu khó tìm kiếm thêm hình ảnh để bổ túc cho tài liệu, hoặc nếu có thì cũng sơ sài, thiếu mỹ thuật. Nhiều bộ sách khá đồ sộ về lượng chữ nhưng lại hoàn toàn không có tranh ảnh hay bản đồ để minh chứng, một thiếu sót đáng kể cho những người muốn nghiên cứu một cách nghiêm túc. So sánh với sách vở của nước ngoài - dù chỉ là textbooks của bậc trung học - thì quả thực những bộ sách lớn nhất của người Việt cũng không theo kịp. Hình ảnh trên sách báo được in trên giấy láng màu mè “bắt mắt” có lẽ chỉ bao gồm những trang quảng cáo của các cơ sở thẩm mỹ, bìa băng nhạc, đại nhạc hội và buôn bán địa ốc.

    Sự thiếu sót đó khiến cho chúng ta khó hình dung được cổ nhân hình dáng, sinh sống thế nào, đưa đến tình trạng tự ý thêm thắt bằng sự tưởng tượng riêng của mình trong một số hoạt cảnh được diễn đi diễn lại trên sân khấu như Hai Bà Trưng, Hội Nghị Diên Hồng, Chiến Thắng Đống Đa... mà nhiều người có ấn tượng ăn sâu vào trong óc. Ngay cả những pho tượng (tượng đài) đã và đang được thực hiện ở trong nước với tốn phí khá cao cũng vấp nhiều khuyết điểm trầm trọng để các nhà phê bình phải lưu tâm.

    Gần đây, một số nhà nghiên cứu đã thực hiện những mạng lưới trưng bày công trình sưu tầm được giúp chúng ta nhìn lại lịch sử trung thực hơn. Những hình ảnh đó cho biết khá nhiều về sinh hoạt và nhân dáng của người Việt Nam tuy chỉ mới độ hơn trăm năm trước mà sao khác với bây giờ nhiều quá, tưởng chừng như một dân tộc xa lạ nào chứ không phải ông bà tổ tiên mình phần nào đính chính một số nhận định chủ quan mang tính phóng đại về những thời kỳ trước khi phát minh ra máy ảnh.

    Chính vì thế tôi viết bài này để tri ân một hoạ sĩ người Anh trong một chuyến công tác đi cùng phái bộ Macartney sang Trung Hoa đã ghé lại Đà Nẵng và bỏ công ghi lại một số hình ảnh về xứ Đàng Trong. Có lẽ đây mà những hình ảnh sớm sủa nhất về sinh hoạt của người Việt chúng ta ở cuối thế kỷ 18, mặc dầu trước đó sách vở và tài liệu của Tây phương cũng đã có một số minh hoạ nhưng không trung thực và linh động bằng. Những bức hình đó đi kèm theo những nhận xét khác của người Anh về Đàng Trong giúp chúng ta tìm ra được nhiều điều chưa biết hết.

    Code:
    Định dạng PRC [Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link]
     
  15. Foli

    Foli Lớp 11

    Tên sách: Một số bài nghiên cứu của Nguyễn Duy Chính
    Tác giả: Nguyễn Duy Chính
    Thể loại: Biên khảo
    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Mục Lục

    BA TẤC SEN VÀNG
    CÀ PHÊ
    CÁI CHẾT CỦA LÂM BƯU
    CHU VĂN AN (1292 - 1370) CON NGƯỜI VÀ THỜI ĐẠI
    DI TÍCH CỦA THẦN PHONG
    HOẠN QUAN
    HƯƠNG PHI
    LINH CHI
    NHÂN SÂM
    QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
    RÈN KIẾM
    THÁI CỰC QUYỀN
    TIẾNG HÁT CỦA NHÂN NGƯ…
    TRÁI VẢI
    TRÂU GỖ NGỰA MÁY
    VIỆT NỮ KIẾM TỪ ĐÂU MÀ RA?

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    File Kèm Theo









    [​IMG] Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    [​IMG] Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    [​IMG] Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    All posted by santseiya
     
    Fish thích bài này.
  16. Foli

    Foli Lớp 11

    Đây là tuyển tập 30 bài viết của nhà văn Nguyễn Duy Chính. Tôi rất khâm phục sự uyên bác và sự nghiêm túc, cẩn trọng trọng các lĩnh vực nghiên cứu mà ông đề cập đến. Một khối lượng kiến thức đồ sộ, lĩnh vực rộng lớn... rất đáng xem.

    Code: Định dạng PRC [Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link]

    Posted by may_6
     
  17. VIỆT THANH CHIẾN DỊCH - VUA QUANG TRUNG RA BẮC. Ko mở được five bạn ơi. Nhờ bạn Post lại giúp mình với. Xin cảm ơn!
     
  18. lathanhvien

    lathanhvien Lớp 8

    File pdf ở đây:
     

    Các file đính kèm:

  19. Niigata

    Niigata Lớp 6

    Cám ơn bác chủ thớt tôi hâm mộ tác giả Nguyễn Duy Chính từ lâu rồi và cũng mua hầu hết các sách in của Nhà xuất bản Văn hóa Văn nghệ

    Trong tháng 9 này, sẽ có 5 quyển sách của Nguyễn Duy Chính do DT Book, Nhà xuất bản trẻ, Nhà xuất bản Văn hóa Văn nghệ ra mắt
     
  20. phongthaikiet

    phongthaikiet Banned

    Làm 1 tuyển tập dc không bạn
     
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này