Phật Giáo Các kỹ năng hoằng pháp trong đạo phật: Đàm đạo - TT Thích Chân Quang

Thảo luận trong 'Tủ sách Tôn giáo' bắt đầu bởi crammer, 2/10/13.

Moderators: mopie
  1. crammer

    crammer Lớp 2

    NGUỒN :THƯ VIỆN EBOOK
    NGƯỜI GỬI:vanthanh70
    ***
    Hoằng pháp là một bổn phận quan trọng của đệ tử Phật, gồm cả xuất gia lẫn tại gia. Ý nghĩa chính của Hoằng pháp là đem đạo lý đến với mọi người, giúp mọi người hiểu Phật pháp nhiều hơn, thay đổi tâm hồn tốt hơn, sống vị tha nhân ái hơn, và khẳng định được lý tưởng giác ngộ giải thóat xác quyết hơn.
    Hoằng pháp bao gồm nhiều phương tiện hoặc là bằng một tấm gương sống gương mẫu thánh thiện, hoặc bằng những lúc gặp gỡ chuyện vãn đàm đạo, hoặc bằng những buổi thuyết giảng hoành tráng, hoặc bằng cách giới thiệu các tác phẩm đạo lý hay, hoặc bằng cách tổ chức môi trường tu học cho nhiều người…
    Người làm công việc Hoằng pháp cũng có nhiều vai trò khác nhau. Có người đứng vai trò chính, có người đứng vai trò phụ, có người làm công việc ủng hộ gián tiếp, có người làm trung gian đưa đạo lý lan đi xa… Ai cũng có công đức khi tham gia vào công việc Hoằng pháp như thế. Chỉ có hai hạng người có lỗi, đó là không chịu làm gì để Hoằng pháp, và người cứ muốn giành lấy vai trò chính làm rối rắm mọi chuyện thêm.
    Vì có nhân duyên giảng dạy tại trường Trung cấp Phật học tỉnh Long An, được sự ủng hộ khuyến khích của Ban Giám Hiệu, chúng tôi thử nghiệm giảng dạy môn Kỹ năng Hoằng pháp cho Tăng Ni sinh nhằm giúp Tăng Ni có thể phát huy sớm hơn khả năng Diễn giảng Hoằng pháp của mình. Có nhiều Tăng Ni tốt nghiệp Trung cấp Phật học rồi không có thời gian, điều kiện để học lên cao hơn, thì môn Kỹ năng Hoằng pháp này sẽ giúp Tăng Ni đó khi trở về trú xứ cũng làm được những công đức Hoằng pháp lợi sinh. Ban Giám Hiệu đã thương tưởng đến mọi trường hợp Tăng Ni, dù họ sẽ học lên cao hơn hay sẽ đứng lại.
    Trong giáo trình này, chúng tôi chia làm hai phần, phần đầu là Đàm Đạo, phần hai là Diễn Giảng. Lẽ ra còn những phần khác như Tổ chức Hoằng pháp, Kỹ thuật Hoằng pháp… nhưng những vấn đề đó lớn lao quá trình độ của Tăng Ni nên thôi.
    Đàm Đạo là bước đầu của Diễn Giảng. Ai đã đi qua kinh nghiệm Đàm Đạo sẽ có thể ứng khẩu diễn giảng về sau. Đàm Đạo là Hoằng pháp ở quy mô nhỏ, thân tình, có thể len lỏi vào mọi nơi mọi lúc mọi đối tượng, và là căn bản của việc Hoằng pháp.
    Diễn Giảng là Hoằng pháp ở quy mô lớn, nghiêm trang nghi thức hơn, nhắm tới đối tượng đông hơn, có vẻ chính thống hơn.
    Cả hai đều tương quan hỗ trợ nhau không thể tách rời.
    Giáo trình này là sự tổng kết kinh nghiệm sau nhiều năm giảng dạy của chúng tôi, với những cố gắng tối đa để đào bới nhiều góc cạnh bí ẩn của việc Hoằng pháp Diễn giảng. Thật vậy, giảng làm sao cho hay, cho hấp dẫn, cho đúng ý của Phật luôn luôn là nỗi ưu tư trăn trở của các nhà Hoằng pháp, và dường như là một bí mật khó hiểu. Chúng tôi cố gắng hết sức để phân tích mọi khía cạnh của vấn đề này với ước mong đóng góp thật nhiều cho giáo trình Hoằng pháp Diễn giảng của nền Phật học chung.
    Khi giáo trình này đến với bạn đọc, đó là công đức thật lớn lao của Ban Giám Hiệu trường Trung cấp Phật học Long An, là công đức của những vị thầy đã có công dạy dỗ chúng tôi, là công đức của biết bao Phật tử đã ủng hộ giúp đỡ chúng tôi, là công đức của các Tăng Ni đã chăm chú nghe giảng và thực hành, và trên hết, là công đức của Mười Phương Chư Phật Chư Bồ Tát đã gia hộ cho chúng tôi trên từng bước chân non nớt bao năm qua. Chúng tôi cũng cám ơn Nhà Xuất Bản Tôn Giáo đã nhanh chóng làm hết sức mình để Giáo trình này sớm ra mắt bạn đọc.
     

    Các file đính kèm:

Moderators: mopie

Chia sẻ trang này