Trà phiếm Cách đối diện với thị phi cuộc đời

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi TrinhTrinh, 14/10/15.

Moderators: amylee
  1. TrinhTrinh

    TrinhTrinh Lớp 4

    Đa số chúng ta có cái tật nghe người nói không tốt về mình qua miệng người thứ hai, thứ ba, thì tìm phăng cho ra manh mối để thọ nhận rồi nổi sân si phiền não, đó là là điều không hay.

    Để đi kiếm một tiêu chuẩn cho đúng, cho hay, cho đẹp đôi khi không dễ dàng vì nó phụ thuộc nhiều vào xã hội, văn hóa, cách tiếp nhận vấn đề của người trong cuộc.

    Bị người ta nói xấu, nói không đúng sự thật về mình, mình phải làm sao đây?

    Chẳng riêng gì tôi, bạn đã từng bị như thế, và sẽ tiếp tục “được” bị như thế nếu vẫn còn sống, còn tồn tại, còn va chạm trong cuộc sống. Thế nên, chúng ta cần sẵn sàng chuẩn bị tâm lý trước, hay ít ra cho mình một lối đi riêng có sẵn, và tới khi có chuyện thì mình cứ theo những gì tính trước mà làm.

    Tôi đã chọn cho mình một hướng khi có những lời không đúng về mình.

    Trước tiên, mình xem xét lời người ta nói về mình có đúng không (lúc này phải dẹp cái tôi qua một bên để đứng khách quan mà nhìn, điều này hơi khó nếu ta có cái tôi lớn), nếu đúng thì nên cúi đầu nhận lỗi để mọi chuyện không trở nên phức tạp và rắc rối thêm khi ta cố biện minh; nếu sai, trước khi im lặng hoàn toàn và không nói gì thêm, ta dùng những lời nói nhẹ nhàng để giải thích nếu đối phương muốn lắng nghe.

    Sự việc sẽ càng thêm phức tạp khi lời qua tiếng lại, mà trong đó ai cũng bảo vệ ý kiến riêng của mình.

    Dù ta đúng hay sai, nếu cố biện minh, cố làm sáng tỏ vấn đề bằng tranh luận hơn thua chỉ càng làm mọi chuyện trở nên trầm trọng

    Trong mọi trường hợp, im lặng luôn là giải pháp tối ưu. Sự im lặng cho biết năng lực của bạn. Nó có thể đưa ra sự thật. Nó có thể là sự hùng biện. Nó có thể làm nguôi giận. Nó có thể dỗ dành. Nó là sự điềm tĩnh. Đôi khi nó dũng cảm hơn là nói ra.

    Ta có thể giải thích và nói lại chuyện này sau nếu thấy cần thiết khi mọi thứ đã dịu lại, nếu thấy không đáng để quan tâm nữa thì cứ bỏ qua một bên. Cuộc sống còn nhiều thứ để quan tâm hơn là mang trong mình sự ấm ức và bực bội chỉ vì người khác không hiểu đúng về mình.

    Tôi xin kể bạn nghe câu chuyện sau đây.

    Một lần, Phật đi giáo hóa vùng Bà La Môn, các tu sĩ Bà La Môn thấy đệ tử của mình đi theo Phật nhiều quá, nên ra đón đường Phật chửi. Phật vẫn đi thong thả, họ đi theo sau chửi. Thấy Phật thản nhiên làm thinh, họ tức giận, chặn Phật lại hỏi:

    - Ngài có điếc không?

    - Ta không điếc.

    - Ngài không điếc sao không nghe tôi chửi?

    - Này Bà La Môn, nếu nhà ông có đám tiệc, thân nhân tới dự, mãn tiệc họ ra về, ông lấy quà tặng họ không nhận thì quà đấy về tay ai?

    - Quà ấy về tôi chứ ai.

    - Cũng vậy, ông chửi ta, ta không nhận thì thôi.

    Người kêu tên Phật chửi mà Ngài không nhận. Còn chúng ta, những lời nói bóng, nói gió ở đâu đâu cũng lắng tai nghe, để buồn để giận. Như vậy mới thấy những lời cuồng dại của chúng sanh Ngài không chấp không buồn. Còn chúng ta do si mê, chỉ một lời nói nặng nói hơn, ôm ấp mãi trong lòng, vì vậy mà khổ đau triền miên.

    Trong kinh, Phật ví dụ người ác mắng chửi người thiện, người thiện không nhận lời mắng chửi đó thì người ác giống như người ngửa mặt lên trời phun nước bọt, nước bọt không tới trời mà rời xuống ngay mặt người phun. Thế nên có thọ nhận mới dính mắc đau khổ, không thọ nhận thì an vui hạnh phúc. Từ đây về sau mọi người có nghe ai nói gì về mình, dù tốt hay xấu, chớ nên thọ nhận thì sẽ được an vui.

    Đa số chúng ta có cái tật nghe người nói không tốt về mình qua miệng người thứ hai, thứ ba, thì tìm phăng cho ra manh mối để thọ nhận rồi nổi sân si phiền não, đó là là điều không hay.

    Lẽ dĩ nhiên không phải lời thị phi nào cũng dễ bỏ ngoài tai. Có những lời sỉ nhục nhân cách, tác động không chỉ tới riêng ta mà còn tạo làn sóng dư luận đến tâm lý những người quanh ta, họ có thể từ chỗ lời thị phi mà nhìn nhận không đúng về ta.

    Cứ bình tĩnh. Bởi lẽ, những lời thị phi sẽ chỉ ảnh hưởng được những ai hời hợt qua loa đánh giá vấn đề từ cửa miệng; những người sâu sắc, thâm trầm, có tri thức thì biết nhìn sâu nhìn rộng và chỉ có nhận xét khi đã thẩm định kĩ càng. Thế nên, nếu ta đúng thì hãy giữ vững sự kiên định của tâm thức, bởi chẳng khó khăn gì khi ta vượt qua những lời ong tiếng ve không sự thật, căn cứ.
     
    nhanjkl, hanguyen1, quocsan and 11 others like this.
  2. Despot

    Despot Lớp 11

  3. TrinhTrinh

    TrinhTrinh Lớp 4

    cute_smiley18
     
    Despot thích bài này.
  4. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Thị Phi là đúng sai. Bởi thế nên có đúng và có sai. Người sáng suốt thì học được cái đúng, biết được cái sai. Người không đủ sáng suốt thì thôi đành bơ đi mà sống, chỉ cầu cho lòng mình an lạc.
    Là kiểu nào cũng được. Nhưng Thị Phi vốn là có đúng và có sai.
     
    bichdinh, lichan, Fish and 1 other person like this.
  5. Despot

    Despot Lớp 11

    Hồi còn nhỏ mình hay dùng từ đúng và sai.
    Lớn lên rồi mình không còn dùng từ này nữa vì với mình không có đúng với sai, chỉ có thời điểm này phù hợp và chưa phù hợp thôi.

    Mình cũng nhớ khi làm 1 luận văn, cái quan trọng đâu phải đúng hay không đúng, cái quan trọng nhất là bảo vệ và chứng minh quan điểm của bản thân.

    Giờ mình cũng thế! Không đúng và sai, nếu chưa vừa ý mình sẽ biến nó thành vừa ý. Đơn giản vầy thôi.

    Cá nhân mình sợ ai nói đúng với sai vì nó giống như thầy bói xem voi, đứng mỗi khía cạnh của sự việc ta nhìn sự việc dưới 1 góc nhìn khác nhau vì thế mình không phán xét người khác trong bất kỳ trường hợp nào dù người ta có giết người đi chăng nữa. Người có quyền phán xét người khác chỉ có quan tòa, mà chưa chắc quan tòa đã đúng nữa :D :D.

    Điều này làm mình nhớ tới Hitller. Ông ấy tin quan điểm của ông ấy đúng cho nên ông ấy sống hết mình với quan điểm đó, truyền lửa cho bao nhiêu người khác đi theo quan điểm của ông ấy.

    Mình không thích quan điểm của ông ấy nhưng cái cách ông ấy sống hết mình với quan điểm của bản thân thì mình rất thích.
     
    Chỉnh sửa cuối: 14/10/15
    cfcbk, sannyas60, Fish and 2 others like this.
  6. ichono87

    ichono87 Lớp 7

    Chuyện "Thị phi cuộc đời" ư? :D
    Đề tài hứng thú quá sis ơi!

    Theo như em nhớ thì các cụ nhà ta có câu "tiên trách kỷ, hậu trách nhân", "không có lửa làm sao có khói", "có tật giật mình",... Vậy nên tự nhìn lại bản thân xem có đúng như thị phi không. Nếu đúng thì ... rồi :D, nếu chưa đúng thì cũng nên răn lại mình.
    Không phải ai cũng hiểu hết mình kể cả chính mình, vậy nên người có không hiểu đúng mình thì cũng không có gì là lạ. Lời nói của họ chỉ đáng trọng khi bản thân mình muốn lắng nghe thôi, chứ như hồi em còn nhỏ ấy :D bố mẹ nhắc nhở hay mắng mỏ gì, em có thèm nghe đâu :D mà có nghe rồi cũng như nước đổ lá khoai, nước đổ đầu vịt, trôi tuột hết hà :D
    Giờ lớn rồi, ai nói cũng nghe, thậm chí còn để ý nghe xem người ta nói gì về mình, em nghĩ cũng là do tâm em chưa tốt nên mới lo sợ như thế, chứ những việc em làm xuất phát từ tâm tốt là em chả bao giờ lo mọi người nói gì đâu :D thậm chí em còn thấy vui vô cùng vì có người biết em đã làm việc đó :D

    Haha, rốt lại thì kệ đi sis à, vì có làm thì cũng đã làm rồi, nếu mà tự răn thì cũng tự răn để làm tốt hơn rồi. Còn như mình biết mà vẫn cố ý làm thì ... có gan làm, có gan chịu mà :D

    Một số kinh nghiệm của em ạ :)
     
    cfcbk, Despot, langtu and 4 others like this.
  7. silence00

    silence00 Sinh viên năm II

    Cuộc đời quá ngắn để ý điều vụn vặt ấy.
     
    sannyas60 thích bài này.
  8. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Quá chuẩn luôn ! cute_smiley60cute_smiley60
     
  9. Despot

    Despot Lớp 11

    Còn 1 điều liên quan tới phán xét người khác nữa mình cũng bổ sung luôn vì chợt nhớ tới 1 người.

    Chuyện chúng ta nhận xét không tốt về một người bắt nguồn từ sự khác biệt. Nếu họ giống ta ta đã hiểu rồi cần gì nhận xét này nọ, vì họ không giống ta nên mới làm ta lưu tâm.
    Con người ta thường thích những kẻ giống mình mà.

    Yêu một kẻ giống mình đã khó, yêu 1 kẻ khác mình còn khó hơn.
    Vì thế theo mình mọi thứ bắt nguồn từ sự khác biệt và con người ta không chấp nhận được sự khác biệt đó thì xảy ra những lời không hay, những hành động không tốt.

    Câu chuyện làm mình nhớ tới 1 chuyện gần đây:
    Có một cô gái gốc Việt đã thuê xã hội đen giết chết ba mẹ của mình.

    Thế là bao nhiêu người share cái hình và chửi mắng cô ấy quá chừng, phán như thánh vầy...
    Mình chỉ thấy thương cô ấy vì chúng ta đâu có phải ở trong hoàn cảnh của cô ấy đâu mà có quyền phán xét người khác?
    Nếu chúng ta ở trong hoàn cảnh của cô ấy chúng ta có khi còn làm tệ hơn thì sao?
    Điều đó nằm ở sự khác biệt của cách yêu thương ba mẹ cô ấy và kỳ vọng cô ấy mong muốn.

    Hơn nữa theo mình rằng khi bạn nói những điều không tốt về người khác chưa biết người ta có ảnh hưởng gì không nhưng bạn chính là người bị ảnh hưởng tiêu cực từ lời nói của bản thân trước.

    Ngày xưa có một câu chuyện cổ thích dạy con người ta nói ra hoa ra ngọc mà.

    Đối với mình đến hiện tại thì cuộc sống quá ngắn ngủi để mà đi phán xét người khác. Nếu người ta khác biệt với mình thì: chơi được thì chấp nhận bản chất thật của nhau, không chơi được thì thôi, đường anh anh đi, đường em em đi, tình nghĩa đôi ta có thế thôi. Đừng nói lời không hay để làm ảnh hưởng nhau hehhee.
    Zị đi cho đời nó tươi đẹp.

    Mình cũng dừng câu chuyện phát xét người khác tại đây hehe :P
     
  10. Sakura2k7

    Sakura2k7 Banned

    Đời còn dài - Gái còn đầy!!! Lẽ sống của đời ta...
     
  11. ichono87

    ichono87 Lớp 7

    Giả như người ta chân thành góp ý kiến mà bản thân lại cố ý bỏ ngoài tai, làm điều sai quấy thì hành động đó đáng bị lên án, phán xét.
    Nhưng cũng chỉ là phán xét đối với hành động sai quấy ấy mà thôi, chứ không phải là phán xét con người có hành động sai quấy ấy.
    Cũng như khi em hư, không ngoan thì bố mẹ mắng vì cái hư, cái không ngoan ấy của em mà thôi, chứ đâu vì vài lỗi lầm ấy mà bớt yêu thương hay không còn yêu thương em nữa đâu :D
    Càng yêu thương nên mới quan tâm mà nhắc nhở, góp ý cho đối phương tốt đẹp hơn thôi. Chứ chẳng ai rảnh rang tới nỗi đi phán xét người hay việc mà họ không quan tâm hay không thấy có lợi ích gì đó đâu :)
    Chẳng hạn như em ngồi gặm chuột mà viết mấy dòng "tâm hự" thế này cũng để câu like :D thì sao!?
    Và e thấy Sis nên dành tình thương đúng người đi (gia đình, bạn bè, người thân,...) đừng thương hại mấy kẻ đại nghịch bất đạo, bất hiếu ấy làm gì (cái cô thuê xã hôi đen giết cha mẹ ấy *.*) kẻo lại "gần mực thì đen", bị lây nhiễm cái tư tưởng đại gian đại ác ấy :D mà mưu sát ai đó (e đùa thôi, ehehee...).
     
  12. hnnt99

    hnnt99 Banned

    Thị phi cuộc đời nó như đang bơi trên biển thì gặp một dòng hải lưu. Tùy theo trường hợp mà cố gắng bơi ngược dòng hoặc xuôi theo dòng, hoặc bơi chếch đi. Nếu cố sức bơi ngược dòng trong mọi trường hợp thì không chết chìm mới lạ. cute_smiley18cute_smiley15cute_smiley56
     
    bun_oc and teacher.anh like this.
  13. hnnt99

    hnnt99 Banned

    Hồi xưa mình đọc trong một cuốn sách cách người ta bẫy gấu rất hay. Treo một khúc gỗ lớn lên thân một cái cây có tổ ong mật, dưới gốc cây cắm chông. Gấu trèo lên cây lấy mật vướng phải khúc gỗ và càng cố gạt nó ra để lấy đường, thì khúc gỗ càng rơi trở lại mạnh hơn. Gấu thì không bao giờ chịu chọn đường khác để đi và gấu cũng dễ nổi cáu nữa nên cuối cùng sẽ quay ra đánh nhau với khúc gỗ, đánh đến khi kiệt sức thì rơi xuống đám chông mà chết.
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này