Đôi dòng lưu niệm Cái ảng nước ngày xưa

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi Trúc Quỳnh Đặng, 29/1/22.

Moderators: amylee
  1. Trúc Quỳnh Đặng

    Trúc Quỳnh Đặng Moderator Thành viên BQT

    Nhà ngoại mình thùng phuy, ảng, ca thiếc, ghè, cối xay đá, vỉ nướng bánh khô mè... đều có cả. Giờ ngoại già rồi, những vật dụng ấy cũng già theo! :)
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  2. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Thùng 100 ngoài lít này được dùng rất thường, mình cũng có một cái trong nhà tắm, nhà vệ sinh :D

    Nói về khoáng chất trong nước máy, mình không rõ nó là khoáng chất như trong nước suối hay là phần cặn thừa, tác dụng phụ của việc khử trùng nước bằng chlorine. Đặc điểm của nước máy khử bằng chlorine (nước nhà mình ^^) khi dùng là các ca múc nước bị đóng một lớp nhờn, bề mặt thùng cũng vậy, nói chung các bề mặt tiếp xúc nước máy lâu ngày sẽ nhờn nhờn. Y như tính chất nhờn nhờn khi pha vào nước của chlorine vậy. Mình rất không thích tính chất đó. Nước sông lắng trong (bằng thuốc lắng bột chứ không phải chlorine như nước máy) và nước mưa gần như không bị nhờn như thế. Dùng thích hơn.

    Theo mình thấy thì vùng đồng bằng quê mình công nghiệp hóa chưa cao, nước mưa vẫn tương đối sạch nên vẫn dùng ổn. Nhưng vì sự tiện lợi của nước máy, nước mưa không còn được sủng ái nữa. Ngại đầu tư bồn chứa chi phí đội thêm, một phuy 2 ngàn lít mua khoảng 3 triệu, trong khi 3 triệu đó trả tiền nước máy cả mấy năm mà không cần đến phuy chứa nước, chiếm diện tích.

    Dùng để pha trà thì hứng vừa đủ cũng không chiếm chỗ bao nhiêu, song vẫn nên có bộ lọc để khử kim loại nặng. Đặc biệt mái tôn mà bị gỉ sét thì rất nguy hiểm.

    Mình có đo độ pH của nước mưa rồi. Khoảng trên 4 cho đến 5. Tính axit cao như thế nên cũng ngại nữa.
     
    Chỉnh sửa cuối: 31/1/22
  3. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Mình cảm ơn lời chúc của bạn nha ^^.

    Các bài tut của mình chỉ là chia sẻ kinh nghiệm sử dụng phần mềm khi đóng ebook. Có thể khi đọc sẽ thấy rối một chút. Nhưng bắt tay vào làm, từng bước một thì sẽ dễ thôi. Quan trọng là phải áp dụng trên ebook thực tế, khi vấp chỗ nào thì đọc kỹ lại tut hoặc cmt vào đó mình giải thích thêm. Chúc bạn và gia đình vui khỏe.
     
  4. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Nói về nước pha trà thì có câu đánh giá: thượng thiên thượng thủy, trung tuyền trung thủy, hạ tỉnh hạ thủy. Tôi không biết uống trà mà cũng chưa thử pha bằng tuyền trung thủy hay tỉnh hạ thủy gì đó nên không rõ câu trên có đúng không.
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  5. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    n88.jpg

    Cái như này ở quê tôi gọi là cái bồn- cũng là 1 từ Hán Việt. Phụ nữ khi sinh đẻ gọi là lâm bồn.
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  6. Utron

    Utron Super Moderator Thành viên BQT

    Khoáng chất ở đây là muối carbonate acid calci/magne, nó tan trong nước, nhưng có phản ứng tạo thành CO2 và (Ca/Mg)CO3 kết tủa thành cặn. Lớp nhờn đó là phèn (phức chất của nhôm) nó cũng có hiện tượng chuyển từ tan sang không tan như trên. Nước mưa là hơi nước ngưng tụ trong không khí, khoáng chất trong nước mưa nếu có thì chỉ từ bụi trong không khí và mái nhà cho nên nó có hàm lượng không cao, mặt khác nước mưa cũng rửa sạch bụi nên sau mưa càng lâu thì hàm lượng bụi càng thấp.

    Về cái thùng 120l thì chỉ là một lựa chọn, theo trải nghiệm thực tế của tôi thì ở chỗ máy phun sương 100 hay 120 l là ổn, tôi dùng ổ cắm hẹn giờ cài đặt nhiều đợt phun mỗi đợt 10 phút thì một ngày hết khoảng xô 18l. Khi thấy mực nước còn một nửa thì lại đổ đầy. À, dung tích cần thiết này còn có một ý nghĩa khác: khi bạn vắng nhà một số ngày nó phải đảm bảo không cạn sạch (cũng có thể dùng cách cài đặt thời gian phun ngắn đi). Còn cái thùng hứng nước mưa thì càng lớn càng tốt, nếu đủ không gian thì chơi lớn luôn, xài hẳn loại 500, 1000 l. Nhiều lần mưa lớn thấy 2 cái thùng 120 l đầy rất nhanh, lượng nước chảy tràn mất đi rất lớn có khi cả ngàn lít, cảm thấy xót của giời lắm. :)
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  7. Utron

    Utron Super Moderator Thành viên BQT

    Quên không nói, ở cái nắp thùng hứng nước tôi khoét một lỗ lớn, cấy vít xung quanh, rồi may một tấm vải lọc có nút dây để cài vào các đinh đó, nên rất thuận tiện cho việc tháo lắp khi cần giặt. Thực tế nó bẩn rất nhanh vì bụi bẩn. Vải lọc thì có thể dùng vải địa kỹ thuật có kích thước lỗ rỗng phù hợp, nên chọn loại có lỗ nhỏ nhất và may chồng nhiều lớp.
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  8. Utron

    Utron Super Moderator Thành viên BQT

    Còn về béc phun sương nên chọn loại số 4 sẽ lâu tắc. Mặc định chỗ bán hệ thống phun sương người ta bán loại số 1. Khi chọn béc số lớn thì lượng nước phun cũng lớn nên lại cần giảm thời gian mỗi lần phun để khỏi lãng phí nước. :)
     
    Chỉnh sửa cuối: 31/1/22
    tran ngoc anh thích bài này.
  9. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Cung chúc tân xuân!
     
  10. Utron

    Utron Super Moderator Thành viên BQT

    Chúc mừng năm mới!

    Tản mạn thêm về khoáng chất trong nước máy. Tôi quên mất một thành phần quan trọng đó là sắt, rất phổ biến trong nước mặt, nước ngầm. Trong nước mặt, ngầm có Fe(OH)2, chất này tan trong nước và có màu trắng khi cô đặc, khi loãng thì không màu nên nước vẫn trong và có vị tanh.

    Khi tiếp xúc với không khí thì nó phản ứng với O2 tạo ra Fe(OH)3 kết tủa có màu gỉ sắt. Trong nhà máy nước người ta khử sắt bằng giàn phun mưa, còn những quy trình khác để khử Ca, Mg, Al. Tuy nhiên vẫn còn một hàm lượng nhỏ, vì thế sau một thời gian đủ dài ở đáy, thành dụng cụ chứa nước có chất kết tủa.
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  11. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Ở vùng sông nước, nước tự xử lý dùng một thời gian cũng bị đóng cặn như thế. Quê mình hay gọi là phèn, ngay cả vùng quanh sông lớn như Cần Thơ, An Giang.. thì nước ngầm vẫn thấy phèn. Vùng thấp như Kiên Giang, Cà Mau thì nước sông, ruộng cũng đã có phèn rồi. Chân còn dính phèn là cách gọi thân thương chỉ người từ vùng quê ấy ^^
     
  12. Utron

    Utron Super Moderator Thành viên BQT

    Nước sông, hồ, biển... là nước mặt đó bạn. Nhôm là một nguyên tố cực kỳ phổ biến có mặt ở khắp nơi với hàm lượng đáng kể. Đặc biệt đất sét có chứa rất nhiều nhôm. Trong đất thì không thể thiếu các hạt sét. Vì thế cứ có đất là có phèn. Hàm lượng các khoáng chất trong nước ngầm thì cao hơn nước mặt do nước mặt không ít thì nhiều được hòa loãng bởi nước có nguồn gốc từ không khí, trong đó mưa là nhiều nhất, ngoài ra hệ sinh thái trong sông hồ cũng điều tiết hàm lượng khoáng chất về trạng thái "sống được". Ở trong ruộng thì khoáng chất chắc đậm đặc ở mức bão hòa cho nên rất dễ gây ra móng chân, da chân dính phèn vàng khè. Hiện tượng này thì có ở đồng bằng khắp nơi chứ không chỉ ở miền Tây Nam bộ.

    Các nhà máy nước ở đồng bằng khai thác nước chủ yếu từ nước ngầm hoặc nước mặt, trừ khi nước mặt bị nhiễm mặn (các muối cholorur của Mg, Na, K...). Quy trình xử lý nước thông thường trong nhà máy chỉ xử lý được tương đối sạch các khoáng chất không phải là khoáng chất "mặn". Do vậy ở các khu vực sát biển mà sông, kênh, hồ ao, chịu ảnh hưởng của thủy triều sẽ thiếu nước ngọt, nước máy cũng mặn.
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  13. Utron

    Utron Super Moderator Thành viên BQT

    Quên không nói tại sao cứ nhắc đến nhôm mà không nói đến các chất khác. Vì nhôm là nguyên tố lưỡng tính cho nên nó tạo ra các phức chất có tính acid. Hàm lượng các phức chất này là một yếu tố quan trọng của độ pH, nó thuộc phe H+, nếu phe này thắng thế thì đất nhiễm phèn, chua.
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  14. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Mình không rành hóa học nên không rõ nguyên lý bên trong. Nhưng cũng biết một chút, từng cầm một gói bột lắng nước, có tới 17-25% thành phần muối nhôm. :D theo ngôn ngữ kiếm hiệp mình gọi là dĩ độc trị độc ^_^
     
  15. Utron

    Utron Super Moderator Thành viên BQT

    Muối nhôm đó là phèn chua, xưa ở chợ bán đầy rẫy. Nó sẽ kết tủa, trong quá trình kết tủa đó nó thu gom các tạp chất lơ lửng trong nước sông hoặc nước kênh đục dồn lại thành các cục rồi lắng xuống theo cơ chế điện hóa gì đó. Dân Bắc gọi là "đánh phèn". Khi muối nhôm (phèn chua) kết tủa hết thu được nước trong.

    Phèn chua đó ngày trước hay thấy các cụ cạo ra chữa nước ăn chân. :)
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  16. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Chính xác là phèn chua. Thế mới thấy để khử phèn chỉ cần dùng một thứ phèn khác. Nhưng ngày nay hiện đại hơn một chút. Thay vì nguyên cục phèn phải tự xoay, chà xác vào thành thùng để phèn mau tan hơn, thì bây giờ được xoay nhuyễn sẵn luôn, thành bột mịn không thua kém bột mỳ là bao. Chỉ cần pha sẵn với một lượng nước đại diện, rồi phun đều lượng nước đó với một thể tích nước lớn là xong. Việc còn lại hãy để cho thứ muối của kim loại chiếm 17% khối lượng vỏ trái đất hoàn thành ^✓^
     
  17. Utron

    Utron Super Moderator Thành viên BQT

    Không phải là dùng phèn để khử phèn. Nước đục nếu để nó tự lắng thì rất lâu do trong nước đục có huyền phù, huyền phù là các hạt chất rắn có kích thước vô cùng nhỏ lơ lửng, lửng lơ mãi không chịu lắng, người ta còn gọi là "dung dịch giả". Khi pha nước phèn chua vào thì phèn ngưng tụ dần và các hạt ngưng tụ đó hút các hạt chất rắn nhỏ lại bằng lực điện hóa, tạo thành các cục có kích thước lớn dần. Khi đủ lớn thì nó lắng xuống. Khi phèn trong dung dịch ngưng tụ hết thì nước cũng trong sạch luôn. Nếu nước sạch sẵn rồi thì cuối cùng phèn chua cũng ngưng tụ và lắng xuống hay bám vào thành vật chứa nước thành những cục trắng trong lầy nhầy. Khi xưa tôi làm ở vùng gần Lăng Cô, dùng nước giếng khoan nhiễm phèn. Một lần chậu rửa mặt bị tắc, tháo cái cổ cò đổ ra một cục phèn lầy nhầy trắng trong như silicone to bằng nắm tay. Chính vì trải nghiệm này nên khi dùng nước máy mới kết luận cái chất nhớt nhớt ở thành, đáy thùng nước máy, gáo nước để qua đêm chính là phèn. Hiện tượng này xảy ra với nước máy ở thành phố Hà Nội luôn. Với thùng nước mưa thì không có vụ này, chỉ có mỗi cặn của bụi bẩn lắng xuống.
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  18. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Mình nói trật rồi. Dùng phèn để làm trong nước có phèn ^^
     
  19. Utron

    Utron Super Moderator Thành viên BQT

    Dùng phèn chua để làm trong nước có phù sa thì đúng hơn. Nước kênh, nước sông thì ít phèn hơn nước ruộng. Phèn ở sông, kênh thì chắc nằm trong bùn, vì phèn có đặc tính đông tụ và lắng xuống. Ở ruộng do bị khuấy khi cầy, bừa và các hoạt động sản xuất khác, cộng với mực nước thấp nên nước ruộng sẽ nhiều phèn nếu chất đất đó có nhiều phèn. Vì phèn có tính acid đặc trưng bởi ion H+ nên khử phèn bằng chất kiềm: đặc trưng bởi ion (OH)-, có thể dùng vôi - Ca(OH)2 hoặc thực vật có vị chát như thân, lá chuối. Độ pH có 14 bậc trung tính là 7, kiềm lớn hơn 7, chua nhỏ hơn 7, môi trường trung tính là tốt nhất.
     
    tran ngoc anh thích bài này.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này