Thảo luận Cái nghèo. Trách nhiệm với cái nghèo? Trách nhiệm của người nghèo?

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi Ban Tang Du Tử, 28/9/16.

Moderators: amylee
  1. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Người nghèo - vật tế thần kỳ cho kỳ thị đô thị

    [​IMG]
    Người giàu mua sự an toàn và người nghèo thì bán sự an toàn. An toàn thì không có giá rẻ.

    Sự an toàn, ngỡ ấm áp mà luôn lạnh lùng. Nó được bày ra giữa chợ đời, sòng phẳng hơn bất cứ thứ sòng phẳng nào trên đời.

    Bạn mua đắt thì cao, bạn mua rẻ thì thấp. Người mua không chỉ mua đứt bán đoạn mà còn phải tái tạo. Tức là, phải đầu tư để sự an toàn không bị cạn kiệt.

    Ấy mà éo le thay, chúng ta luôn đòi hỏi những người bán – những Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link trong xã hội Việt Nam đương đại phải bán cho mình rẻ nhất, trong khi chúng ta không làm gì cho họ cả.

    Đâu chỉ là người chở tôn?

    Chiều 25/9/2016, theo thông tin từ bệnh viện 103, một nạn nhân được đưa vào bệnh viện trong tình trạng có một vết thương dài 20 cm ở vùng cổ, làm đứt khí quản và mạch máu, ở mặt có vết thương dài 5 cm.

    Cho dù chưa có kết luận chính thức nào từ cơ quan điều tra, một loạt các báo đã lên tin với kết luận nạn nhân chết do một tấm tôn cứa cổ. Tuy nhiên thông tin từ hiện trường cho thấy các tấm tôn vẫn nằm nguyên trên xe và vết máu chủ yếu nằm ở chân chống xe cải tiến.

    Có lẽ nỗi ám ảnh về cái chết của đứa bé bị tấm tôn cứa cổ đã đẩy cảm xúc của công chúng đi quá đà. Xe chở tôn chở thành một cụm từ nhạy cảm gắn liền với cái chết. Những người chở hàng cồng kềnh đồng nghĩa với những người cần bị trừng phạt và đào thải khỏi cuộc sống.

    Nhưng họ có phải những người duy nhất gây nguy hiểm cho cuộc sống này?

    [​IMG]
    Chiếc xe chở tôn gián tiếp gây tử vong cho một bé trai ngày 23/9 trên đường phố Hà Nội. Ảnh: Thanh Hà.

    Các thành phố lớn để thỏa mãn các nhu cầu của mình đều phải đón nhận một lượng lớn lao động nhập cư. Theo những thống kê không đầy đủ số lao động nhập cư không chính thức ở Hà Nội khoảng 1 triệu người và ở thành phố Hồ Chí Minh là khoảng 1,3 triệu người.

    Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam năm 2015 cho biết 70% số lao động nhập cư nghèo trả lời họ đã phải thực hiện những công việc còn thiếu kỹ năng, kinh nghiệm.

    Ví dụ đơn giản nhất là công việc trông trẻ em. Chắc chắn hầu hết các giúp việc trong lĩnh vực này đều chưa kinh qua bất kỳ trường lớp đào tạo nào mà chỉ đơn thuần thực hiện công việc theo kinh nghiệm.

    Vì thế họ hoàn toàn không có khả năng xử lý những tình huống phức tạp liên quan đến sinh mệnh trẻ em: Xử lý hóc vật cứng, xử lý sơ cứu, xử lý cháy nổ… Khi giao con cái và cả một căn nhà cho họ cũng đồng nghĩa với việc để con cái và gia sản trong vòng nguy hiểm.

    Trong khi đó mỗi ngày trung bình có khoảng 20 trẻ em tử vong từ các nguyên nhân chính: đuối nước, tai nạn giao thông, ngã, ngộ độc, bỏng, rắn cắn, vật sắc nhọn đâm vào người.

    Ví dụ việc cháy nổ trong lĩnh vực hàn cắt kim loại. Vụ cháy tòa nhà ITC 64 người chết, hơn 70 người bị thương;vụ cháy tại tòa nhà 32 tầng đường Lê Duẩn, vụ cháy tại bar Barocco… Tất cả đều chung một nguyên nhân do thợ hàn không đủ trình độ và hiểu biết để thực hiện công việc chuyên môn.

    [​IMG]
    Tác giả Lê Tùng

    Đa số các thợ hàn đều là lao động phổ thông, nhiều người học nghề qua truyền miệng và không hề được trang bị bất kỳ kiến thức phòng cháy chữa cháy nào.

    Đó chỉ là hai ví dụ cho những mảng tối của lao động nhập cư nghèo. Đa số họ đều phải làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm và độc hại mà người thành thị hiếm khi làm.

    Để có đủ các điều kiện và tiện nghi sống với mức giá phải chăng những người thành thị đã chấp nhận họ cũng như toàn bộ những rủi ro họ có thể mang lại từ hàng chục năm nay.

    Họ có thể là những người chở gas không tuân thủ bất kỳ quy định an toàn nào; có thể là những anh thợ xây chỉ có kinh nghiệm và hoàn toàn có thể gây ra những vụ sập nhà như tại 34 Cửa Bắc; có thể là những anh thợ lắp điều hòa khiến thay đổi toàn bộ công suất của nguồn điện dẫn đến chập cháy bất kỳ lúc nào…

    Vậy tại sao người chở tôn lại bị lên án mạnh mẽ như vậy? Cho dù về mặt thống kê nếu tính cái chết của cháu bé trên phương diện trẻ em tử vong do tai nạn thương tích thì đó chỉ là 1 trong số khoảng 580 trẻ em bị tai nạn, thương tích mỗi ngày.

    Một năm trung bình có khoảng từ 6000 đến 7000 trẻ em chết từ những vụ tai nạn đó. Tỉ lệ này thuộc diện cao nhất thế giới và gấp đôi so với các nước trong khu vực.

    Chúng ta đã làm gì cho họ ngoài sự đòi hỏi?

    Không để những cảm xúc chi phối thì xét trên phương diện thống kê tỉ lệ chết do bị tôn cứa cổ là cực thấp.

    Và nếu xã hội thực sự muốn an toàn thì vấn đề cốt yếu nằm ở việc giải quyết sự thiếu chuyên nghiệp của tất cả lực lượng lao động nhập cư và lao động mùa vụ. Trong đó những người chở hàng chỉ là một bộ phận.

    Vì vậy việc cấm xe chở hàng cồng kềnh chắc chắn sẽ mang một tác dụng nhất định nhưng nếu đứng dưới góc độ an toàn thì rõ ràng đây là một biện pháp hành chính để trấn an xã hội nhiều hơn.

    Những người lao động nhập cư nghèo ấy, họ có muốn sự an toàn không?

    [​IMG]
    Ảnh: Công Thạch.

    Xét trên điều kiện sống, họ không có khả năng nghĩ tới sự an toàn.

    Đơn giản nhất từ những bữa ăn họ buộc phải ăn tất cả những gì có được, không quan tâm thực phẩm bẩn hay sạch; từ nơi ở họ buộc phải ở đâu rẻ nhất, thậm chí công viên vườn hoa.

    Họ phải làm những công việc bẩn thỉu, nặng nhọc với những trang thiết bị khiêm tốn nhất, như chở tôn chỉ với một chiếc xe ba gác và vài đoạn dây.

    Hầu như chưa từng có một chương trình phúc lợi nào cho họ, dù là đào tạo miễn phí về an toàn hay cung cấp những điều kiện sống tối thiểu.

    Tự họ phải xoay sở với cuộc sống của mình. Ít nhất họ kiếm sống và không ngửa tay xin ai điều gì.

    Và họ chỉ bán đi những gì mình có. Người nghèo có gì để bán ngoài sức lực và sự cố gắng? Khi đến cả sự an toàn của bản thân họ còn không nghĩ tới thì liệu họ có ý thức giữ an toàn cho người khác không?

    Xã hội thượng tầng muốn đòi hỏi thêm gì ở những người ở dưới đáy xã hội đó?

    Chưa kể đến những áp lực khác họ phải gánh chịu trong cuộc sống. Đơn giản như sự kỳ thị.

    Cũng theo nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam tỉ lệ lao động nhập cư nghèo có sự e ngại thái độ thiếu thiện cảm của mọi người khi làm việc là 64,6% và lo ngại bị phân biệt đối xử trong công việc là 58%.

    Đối với những người có điều kiện, để sống phải tìm kiếm các yếu tố an toàn.

    Đối với những người nghèo, để mưu sinh đừng nghĩ đến chuyện an toàn.

    Em bé bị tai nạn đã thổi bùng lên bức xúc của xã hội. Thế nhưng dường như chuyện người chở tôn chỉ là con dê tế thần cho những kỳ thị đô thị.

    Để đạt tới an toàn thật sự hãy làm sao để những người lao động nhập cư nghèo có một cơ hội mưu sinh an toàn cho mình và cho cả xã hội.

    Đó là bài toán của triết lý chính trị và kinh tế, khi những bất công được xử lý bằng một trí tuệ kiên định và sự phân hóa giàu nghèo được rút ngắn trong những nỗ lực thực tâm.

    Theo Trí Thức Trẻ

    ?: Và nếu xã hội thượng tầng hay những người không phải " người lao động nghèo, bán rẻ sự an toàn của mình" không lo được cho "người lao động nghèo, bán rẻ sự an toàn của mình" thì mặc nhiên phải chấp nhận việc "những người lao động nghèo, bán rẻ sự an toàn của mình và không quan tâm đến sự an toàn của người khác" có phải vậy không?

    Vậy "những người nghèo xem nhẹ sự an toàn của người khác" này có cần làm gì không hay họ không thể làm gì? Và tại sao những người cố gắng thoát nghèo, người giàu, người nghèo và quan tâm đến sự an toàn lại còn có cả trách nhiệm phải "cưu mang" những người nghèo không quan tâm đến sự an toàn dù là của họ hay của người khác?
     
  2. darkdragon28

    darkdragon28 Lớp 4

    Bài này hay quá bạn ạ. Mình viết cái này không phải để nêu quan điểm đúng - sai, tốt- xấu qua tai nạn xảy ra. Mình chỉ muốn nói bài viết của bạn thật sự làm mình phải nghĩ lại :)
     
    Ban Tang Du Tử thích bài này.
  3. V*C

    V*C Lớp 4

    Nghĩ sao cũng được, nghèo quá thì mua vé số ăn may.
    Tóm lại là gói số 2 Trúng Số Độc Đắc đến đâu rồi.
     
  4. darkdragon28

    darkdragon28 Lớp 4

    Chưa xong chưa xong :D
     
  5. summer_akarda

    summer_akarda Lớp 2

    Người nghèo ở Việt Nam thì được bênh, người nghèo ở Mỹ bỏ phiếu cho Đỗ Nam Trung bị chửi quá trời
     
  6. 1st

    1st Mầm non

    - Bài báo rất hay nhưng mỗi người mỗi vẻ đều có quan điểm cho riêng mình
    - Thật ra theo những gì tự bản thân tôi rút ra một cách chủ quan sau khi đọc bài của tác giả thì tôi cảm nhận một điều rất lạc quan rằng nhiều người trong chúng ta đã dần nhận ra "trách nhiệm xã hội" ngày càng rõ rệt hơn
    - Chúng ta nhận ra rằng luôn tồn tại những xung đột qua lại mà từ đó góp phần tạo ra nhận thức giúp xã hội thay đổi tốt hơn. Nói như bài viết theo tôi cũng chưa hẳn là đầy đủ vì chỉ nêu ra thực trạng ở 1 góc nhìn mà không đưa những gì mà chúng ta đã làm được
    - Theo tôi nhớ không lầm thì chúng ta từng có đề án 135, trao tặng trâu bò cho các gia đình khó khăn ở vùng Tây Nguyên nhưng không phát huy hiệu quả vì bẵng đi một thời gian trở lại thì con trâu đó đã nằm trên gác bếp. Hay nhiều trường hợp hỗ trợ tiền lẫn phi tiền không hiệu quả do người dân chỉ trông chờ vào các khoản giúp đỡ đó mà không có kế hoạch thoát nghèo
    => Thật ra chỉ là tôi nhận định, chúng ta có giúp đỡ những người nghèo nhưng cần nhiều biện pháp hữu hiệu hơn ( đó là lý do nên khuyến khích đóng góp tiền cho các tổ chức nhà nước hơn là tổ chức tour từ thiện cá nhân). Thời buổi bây giờ, cho cái cần câu chưa đủ, còn chỉ cho họ câu ở đâu, cách câu như thế nao,..
    Chút chia sẻ chủ quan có thể không phù hợp với suy nghĩ của nhiều người. Các bạn cứ đóng góp suy nghĩ của mình
     
    Ban Tang Du Tử thích bài này.
  7. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Vậy có ai có ý tưởng xóa nghèo nào khả dĩ không?
     
  8. summer_akarda

    summer_akarda Lớp 2

    Cứ tổ chức thị trường và pháp luật cho tốt
     
    anvuitutai thích bài này.
  9. mr.buiduytung

    mr.buiduytung Lớp 7

    Vấn đề cốt yếu không nằm ở việc thiếu kỹ năng, kinh nghiệm mà ở thái độ làm việc, tinh thần trách nhiệm và đạo đức... Đây là bệnh chung, bất kể là nghèo hay giàu, thiếu kỹ năng hay trình độ cao... và nó gây ra nhiều hậu quả cho xã hội.
     
  10. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Mod à, cứ kiếm 1 cuốn kiểu Dạy con làm giàu trên TVE-4U rồi cố gắng thực hiện được 50% đầu mục. :D 50% với sự nỗ lực hết sức. :p
     
  11. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Nói cái nào khả dĩ hơn chút đi. :D

    Mà mình không nghèo nhé, thiếu tiền chút đỉnh thôi. Vậy nên nghĩ rộng cho người nghèo luôn đi. :D
     
  12. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Nghèo đến chết đói thì hẳn không phải là câu chuyện của thiếu kỹ năng, kinh nghiệm hay thái độ làm việc, đạo đức phải không?

    Nhưng kể cả với thiếu kỹ năng, kinh nghiệm, thái độ làm việc và đạo đức thì câu chuyện nghèo đói cũng đã khó thay đổi rồi.

    Vì cuối cùng nó vẫn về : Khôn sống - dại chết và Sống chết mặc bây.
     
    hoalienbao thích bài này.
  13. anvuitutai

    anvuitutai Lớp 1

    chẳng muốn thảo luận chủ đề này vì nó là chủ đề muôn thuở.
    Đi xuôi về cái gốc để giải quyết chữ nghèo thì phải giải quyết 2 chữ giáo dục (theo nghĩa rộng nhất có thể) . Trên con đường đi xuôi tới cái gốc phải giải quyết những vấn đề cấp bách gặp trên đường là các vấn đề xã hội. Thường tuỳ điều kiện mà anh có đủ sức để theo trị cho dứt cái gốc của căn bệnh ko hay chỉ đủ để trị cái triệu chứng.
    Nhưng nên nhớ nếu trị dứt cái nghèo đồng nghĩa với trị dứt cái giàu.

    Vậy nên câu chốt đại loại ở post #12, nhưng không để đến sống chết vì nó là chuyện của trăm triệu năm trước mà đổi lại là Khôn giàu, dại nghèo, giàu nghèo kệ bây. :D
    Làm sao để dù nghèo hay giàu anh vẫn có thể có "vừa đủ" để tồn tại.
     
    Ban Tang Du Tử thích bài này.
  14. mr.buiduytung

    mr.buiduytung Lớp 7

    Tại sao không?
     
  15. 1st

    1st Mầm non

    Bravo! rất đồng ý với ý kiến của bạn ( có lẽ do giống với ý kiến cá nhân tôi ).
    Xin chia sẻ một chút hiểu biết hạn hẹp của cá nhân.
    Việc xây dựng mô hình thoát nghèo thật ra trên thế giới có 1 tổ chức làm rất tốt điều này là BRAC. Chính BRAC dường như đã kéo đất nước Bangladesh ra khỏi tình trạng tuyệt vọng vào khoảng những năm 70 và kéo dài cho tới bây giờ.
    BRAC cung cấp nhiều chương trình tài chính vi mô hỗ trợ vốn làm ăn cho các nhiều nhóm đối tượng khác nhau từ cực nghèo đến khá nghèo. Đặc biệt những thứ mà BRAC mang lại là các chương trình giáo dục miễn phí cho người dân, giúp họ có thêm ý thức xã hội để tự vươn lên ( ngược lại với trông mong khoản trợ cấp sống qua ngày)
    Chúng ta hiện có quy mô, đời sống tương tự như Bangladesh nên biết đâu những chương trình như BRAC có thể áp dụng được ngay.
    Hiện nay, ý thức cũng chính là cái kiềm hãm sự phát triển. Tôi nói ví dụ đơn giản như tay phải ta đóng thuế, tay trái lại xả rác. Thay vì có thể dùng tiền thuế để tạo ra giá trị thì nhà nước lại phải chi những khoản đó cho ý thức của bạn. Cùng chung tay đi vào giải quyết 2 chữ "giáo dục" như suy nghĩ bạn anvuitutai tôi nhận định cá nhân mình là rất hay
     
    anvuitutai thích bài này.
  16. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    À, tôi không có ý nói tới một người cụ thể nào, nhất là Mod. :) Khi ta theo được một phần nào đó (50% chỉ có ý nghĩa tượng trưng, hàm ý không phải là toàn bộ) những cái mà người ta đã đúc rút thì ta sẽ dễ thoát nghèo hơn. Cách nào thì cần phải tự xem xét, mỗi người sẽ có một hoàn cảnh khác nhau nên sẽ không có một cách chung cho tất cả. Nếu tôi mà đưa ra được một cách mà tôi tự đúc rút ra thì có thể sẽ có một cuốn sách mới về chuyện này ra đời. :P
     
    Ban Tang Du Tử thích bài này.
  17. thanhbt

    thanhbt Học sinh Thành viên BQT

    Nhân chủ đề này tiếp thị giới thiệu sách do NXB Trẻ phát hành 03/2015: Hiểu Nghèo Thoát Nghèo của Abhijit V. Banerjee; Esther Duflo.

    Tại sao người nghèo khi có thêm tiền thì mua tivi thay vì mua thực phẩm?

    Phải chăng việc sinh nhiều con là lý do thực sự khiến gia đình nghèo đi?

    Tại sao nhiều chính sách xóa nghèo được cho là “thần kỳ” trước đây lại thất bại?

    Hiểu nghèo thoát nghèo ngồn ngộn những câu chuyện sống động về đời thực của người nghèo khắp thế giới cùng các kết quả nghiên cứu đáng tin cậy, tất cả nhằm giúp ta hiểu được cuộc sống người nghèo thực sự như thế nào, và từ đó làm thế nào để giúp họ. Biện pháp có khi ngay trong tầm tay, và người nghèo cần giúp, cần thấu hiểu, có khi chính là người quen, bạn bè gần bên ta đó!


    Suy nghĩ qua thời gian cho phép sẽ làm cuốn này! :D

    Có câu này xuyên suốt bản thân mình thấy rất đúng: Cái gì cũng có hai mặt, đáng thương cũng đáng trách!
     
    1st thích bài này.
  18. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Vì không ai đến chết mà vẫn khư khư lười. Còn về kỹ năng, rõ ràng không ai không thể làm gì đó, trừ khi là bệnh tật, khuyết tật.

    Rõ ràng nghèo có thể dẫn đến đói và chết đói.

    Nên lý do bạn Tùng đưa ra cảm thấy không thuyết phục. Như một dạng đổ lỗi.
     
  19. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Làm nhanh nhanh nhé Mod Thanhbt. Để có tư liệu đọc mở mang tầm mắt. cute_smiley20
     
  20. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Đã đến lúc thôi đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi mà đi tìm câu trả lời cho những điều không ai hỏi.

    :V
     
    hoalienbao thích bài này.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này