Hiện thực Cạm bẫy người - Vũ Trọng Phụng

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi Heoconmtv, 29/6/15.

Moderators: Bọ Cạp
  1. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Phan than.jpg
    Theo mô tả này thì hơi giống đánh xóc đĩa, hay là chính là đánh xóc đĩa.
     
  2. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Không phải đánh xóc đĩa mà là trò hốt me, trong Nam hay chơi, có câu 'thua me gỡ bài cào' đó. Trích 1 đoạn mô tả:
    Đâu là lịch sử của trò chơi hốt me?
    Các bạn có thể thắc mắc tại sao chơi hốt me lại có những danh từ lai căng như tầm mễn, xám hầng... Những danh từ này khiến ta nhớ lại ảnh hưởng về ngôn ngữ của đám người Tầu đã di dân lưu vong qua Việt nam với chiêu bài: Bài Thanh Phục Minh, nhất là nhớ đến nhân vật trứ danh là Tổng binh Mạc cửu đã mở sòng bạc để lấy tiền chiêu mộ lưu dân lập 7 xã ở Hà tiên. Chúng ta còn nhớ lại sự xuất hiện những xã Minh Hương ở Biên Hòa và Gia định đã đóng góp đáng kể những nhân tài Việt gốc Tầu Minh Hương như sử sách thường nêu danh về công nghiệp và văn hóa. Đó là phía việc làm của các chúa Nguyễn ở Nam, còn ở Trung, vua Quang Trung cũng thu dụng đám tướng Tầu Ô hay di đảng Thiên địa hội gốc ở Tứ xuyên trong việc chiến lược.
    Trên phương diện truyền bá ảnh hưởng văn hóa từ ngoại lai, nếu ở vùng Quảng Nam, Bình định lối chơi bài lá (diệp tử hí) của Tầu là Côn bài đời Minh nhập cảng vào ta bị biến hóa thành bài tới, bài chòi như ức thuyết của tôi thì trong Nam, chơi hốt me rõ ràng là một trò chơi của Trung hoa có từ lâu đời gọi là Phán Thán, nhưng được gọi bằng tên nôm na bình dân. Ảnh hưởng của đám di dân lưu vong Tầu trong Nam thì ai cũng rõ qua từ những tiếng thông thường như mã chược, xí ngầu, dà dách, thùng phá, cù lũ cho đến những trò chơi nay đã thất truyền như những trò chơi có những cái tên lạ hoắc như chơi bài “ cu di” hay chơi đánh “ hành tỏ”.

    Vậy chúng ta có thể đoan quyết trò hốt me là một di tích nhập cảng từ Trung hoa hay đúng ra là hậu duệ lưu vong của những trò chơi vốn có từ Trung hoa rất lâu đời sau khi dựa vào học giả Lê Quí Đôn trong cuốn Vân đoài loại ngữ đã viết như sau:
    *Sách Hán thư chép: “ Bọn Phàn Hầu là Thái Tích Phương bị tội đánh bạc Yểm được tha” mà Nhan Sư Cổ chua rằng:” Bác là đánh bạc; Yểm là lối Ức tiền” ( chú thích : lối đánh đố tiền giống như cách đánh me)
    *Truyện Lương Ký nói: “ Ký chơi đố tiền cao lắm” lại chua rằng: “ Ức tiền tức là Quỉ ức ( đoán phỏng) cũng gọi là Xạ Ức và Xạ số tức là chơi Than tiền ( hay Phán thán)
    *Tư Hạ lục của người đời Đường chép:” Lối chơi đánh đố tiền thì cứ 4 đồng một, tức như trong sử truyện gọi là Ức tiền mà quen gọi là Than tiền nay là Than Phô, khi gẩy tiền không chập đôi để khỏi gian lận.”
    *Tân Đạo lục của Tống Nho lại chép câu thơ sau này của Đỗ Phủ nói về đánh Phán thán:
    “Trường niên tam lão trường ca lý, Bạch trú than tiền cao lãng trung”
    (Chú chân sào quanh năm suốt tháng, Mặc sóng to chơi phán thán hoài)
    [Về hai chữ “Phán Thán”: Tôi không biết âm Hán việt của chúng có phải là “ Ban than”
    1- Ban có nghĩa là dời chuyển
    2- Than có nghĩa là mở mà trải ra để bán, chia tiền hay chiếc chiếu trên đó hàng hóa bày trải ra. Than quán là sòng bạc; mãi than là đặt tiền chơi bạc.]
    Thật là hai năm rõ mười, hốt me, hốt vố là hậu duệ “ thuyền nhân” lưu vong pha giống của ông tổ phán thán từ đời nhà Hán nếu ta tin vào sự biên khảo của học giả Lê quí Đôn. Qua thơ của Đỗ Phủ, chúng ta thấy rõ mãnh lực dụ dỗ đam mê trò chơi này đối với đám bình dân lao động Tầu như dân bình dân trong Nam ở nước ta. Phán thán thì bên Tầu nghe nói vẫn chơi ở Hồng kông, Macao như trong phim ảnh như chúng ta thường thấy khi coi những cuốn phim bộ của Tầu.
     
  3. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Prc thì máy tôi đang dùng không cài MobiPocket nên không tạo được. Bác có thể đọc mobi như prc (dùng zamzar convert thì tôi thấy hai file kích thước giống hệt nên tôi ngờ zamzar chỉ đổi tên đuôi thôi?).

    Về lỗi "phải nhận" thì nghe cũng có lý. Tuy nhiên tôi cần kiểm tra lại bản in. Bản in năm 2006 cũng có thể do lỗi xuất bản vì tôi không nhớ rõ có phải sách liên kết không. Sách liên kết thường in ẩu.

    Còn lỗi "liên minh mỏ" thì khó xảy ra hơn, vì cuốn này tôi làm bằng nhận dạng, mà nhận dạng thì ít khi nó tự thêm chữ "h" vào để "min" trở thành "minh". "Min mỏ" tôi cũng ít thấy, có lẽ từ cũ; mặc dù tôi biết rằng "min" trong tiếng Pháp (mine) cũng có nghĩa là "mỏ".

    Để check lại văn bản giấy (2 cuốn mà nhà tôi có) thì ít nhất phải tới năm sau 2017.

    Đúng vậy, nhiều cuốn tái bản gần đây rất ẩu tả. Tôi đang làm cuốn "Những tấm lòng cao cả" mà nếu có sách giấy của cái bản in đang dùng để kiểm tra thì chắc tống ngay vào sọt rác. Phải nói là tồi tệ.

    Ủng hộ bác (và các bạn khác nữa) chỉ ra các lỗi chính tả để ebook này nói riêng và các ebook khác nói chung ngày càng hoàn thiện.
     
  4. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Mất công quá thì thôi bác ạ.
    Nhớ hồi nhà văn VTP mới được in lại sách, tôi có nghe nhà phê bình Hoàng Thiếu Sơn nói chuyện về cuốn này. Nghe giọng ông bình bài văn tế anh Ba Mỹ ký thì tuyệt. "Nhớ linh xưa, ngực lép quân bài, mặt trông lộ tẩy..."
    Nhân nói về cuốn "Những tấm lòng cao cả", tôi cũng có nghe nhà phê bình Hoàng Thiếu Sơn nói chuyện về cuốn này, đến đoạn xúc động ông mếu máo khóc, thấy lạ. Sau này nghe nói lần nào nói chuyện về cuốn "Những tấm lòng cao cả" ông cũng khóc. Một kỷ niệm nữa là hồi nhỏ nghe đọc chuyện thiếu nhi "Những tấm lòng cao cả" trên đài, nghe bập bõm.
    Mà tôi thấy cuốn này có ebook rồi mà.
     
    chichi.myluckycharm thích bài này.
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này