Cảm nhận từ hồi ký của một học giả nổi tiếng (Nguyễn Hoành Xanh)

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi 4DHN, 4/10/13.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Cảm nhận từ hồi ký của một học giả nổi tiếng (Nguyễn Hoành Xanh)

    CẢM NHẬN TỪ HỒI KÝ CỦA MỘT HỌC GIẢ NỔI TIẾNG

    Cho đến thời điểm này, cuốn sách gây ấn tượng mạnh và giúp nhiều cho tôi trong cuộc sống là cuốn Hồi ký Nguyễn Hiến Lê, sách xuất bản năm 1993, do nhà xuất bản Văn học ấn hành.

    Đọc hồi ký của ông mới thấy khả năng làm việc phi thường của ông và khối lượng tác phẩm đồ sộ trên khắp các lãnh vực, từ sách học làm người cho đến giáo dục, văn học, sử học, triết học, biên dịch mà ông để lại cho đời.

    Trong cách sách của ông thì loại sách học làm người là có ảnh hưởng sâu rộng nhất, đặc biệt đối với giới thanh thiếu niên. Chính loại sách này giúp rất nhiều cho biết bao thanh niên vượt khó trên đường mưu sinh và lập nghiệp. Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, một độc giả quen thuộc của tác giả Nguyễn Hiến Lê ở những thập niên 60 của thế kỷ trước đã nhận xét chí lý rằng: “Ông dạy cho thanh niên nghị lực, thì chính ông là một tấm gương nghị lực” (Hồi ký Nguyễn Hiến Lê). Tuy nhiên, theo học giả Nguyễn Hiến Lê thì lĩnh vực mà ông tâm huyết nhất là cổ học Trung Quốc, bao gồm triết học, văn học, sử học, đặc biệt là triết học thời Chiến quốc, giai đoạn “Bách gia tranh minh”, ông đã cho ra đời hầu hết các tác phẩm viết chuyên biệt về các triết gia thời đó như: Khổng Tử, Lão Tử, Mạnh Tử, Trang Tử, Mặc ử, Liệt Tử và Dương Tử, hai cuốn Tuân Tử Hàn Phi Tử viết chung với học giả Giản Chi, thiết nghĩ ở nước ta khó có người nào viết được nhiều và sâu sắc về cổ học Trung Quốc như ông.

    Đọc Hồi ký Nguyễn Hiến Lê, tôi thích nhất là những trang nói về mối giao tình giữa tác giả với thi sĩ Đông Hồ và học giả Giản Chi, tình đạm như nước mà vô cùng bền chặt. Nếu như giao tình giữa tác giả đối với Đông Hồ là “tri kỷ”, thì đối với Giản Chi lại là “tri âm”, đặc biệt là sự hợp tác của tác giả và học giả Giản Chi về việc nghiên cứu cổ văn Trung Quốc, mà sự ra đời cuốn Đại cương triết học Trung Quốc là sự thành công lớn của hai ông, đó là những nết đẹp hiếm có trong văn hóa nước nhà.

    Kết thúc luồng suy nghĩ tản mạn này, xin được trích lời hay ý đẹp trong cuốn Sống đẹp của học giả Nguyễn Hiến Lê, cuốn sách ông lấy làm tâm đắc khi được ông biên dịch từ cuốn The Importance of Living của Lâm Ngữ Đường, mà tôi rất làm tâm đắc:

    Răn mình thì nên như cái khí (nghiêm khắc) mùa thu, xử thế thì nên như cái khí (ôn hòa, vui vẻ) mùa xuân.

    Một chữ “tình” để duy trì thế giới, một chữ “tài” để tô điểm càn khôn.


    NGUYỄN HOÀNH XANH

    (Tạp chí Tia Sáng, số 2, tháng 4-2003)

    (Nguồn: Nguyễn Hiến Lê – Con người và tác phẩm, Nhiều tác giả, Nxb Trẻ, 2003)
     
    Last edited by a moderator: 20/7/14
    Sakura2k7 thích bài này.
  2. Chưa có link tải bạn ơi. Nhờ bạn Post link lên dùm. Xin cảm ơn !
     
  3. conguyen

    conguyen Sinh viên năm IV

    Bạn hãy tham khảo link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link! (Nó là hồi ký của Nguyễn Hiến Lê)
     
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này