Lịch sử - Dã sử Càn Long Du Giang Nam

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học Trung Quốc' bắt đầu bởi picicrazy, 3/10/13.

  1. picicrazy

    picicrazy Sinh viên năm I

    Tên sách: Càn Long du Giang Nam
    Nguồn: 4vn.net
    Chính tả: capthoivu (TVE)
    Chuyển sang ebook: capthoivu (TVE)

    Mình xin phép đưa lên một số thông tin liên quan đến 3 ông cháu Càn Long để mọi người tiện tham khảo khi đọc ebook.

    Chúng ta nhiều khi xem phim Tầu về Càn Long này nọ mà không biết chút ít về mấy "ông vua" này thì cũng đáng tiếc nhỉ?.

    Đây là 3 ông cháu nè:
    KHANG HI (Thánh Tổ 1662 – 1722)
    UNG CHÍNH (Thế Tôn 1723 – 1735).
    CÀN LONG(Cao Tôn 1736- 1795).

    Nhà Thanh may mắn được ba ông vua giỏi nối tiếp nhau cầm quyền, tạo nên một thời thịnh trị dài trên 130 năm.

    + Khang Hi lên ngôi năm 8 tuổi, trị vì 61 năm, nhưng 13 tuổi mới thực sự cầm quyền. Ông thông minh, tài hoa, học rộng, cẩn thẩn, sống giản dị, tính tình khoan hòa, mà lại can đảm, cầm quân giỏi, sử gia Trung Hoa ví ông với Lí Thế Dân tức Đường Thái Tôn, còn các học giả phương Tây cho rằng triều đại của ông rực rỡ như triều đại Louis XIV, đồng thời với ông (1638 – 1715).

    + Ung Chính ngoài 40 tuổi mới chiếm ngôi, sau khi giết hại anh em, và trong 13 năm cầm quyền ông dùng chính sách Pháp gia (Hàn Phi, Lí Tư,… đời Tần) thủ đoạn rất cao, diệt hết kẻ chống đối, ức chế tôn thất, đặt ra một cơ quan mật vụ dò xét kẻ gian, giám sát quan lại, nhờ vậy ở triều không có kẻ lộng quyền, mà trong nước bọn ô lại cũng ít.
    Ông đa nghi thù dai nhưng biết dùng người, biết lo cho đời sống của dân, hưng thủy lợi, giảm thuế. Dân chúng tuy chê ông là giả dối, tàn nhẫn, nhưng không oán ghét ông.

    + Càn Long: Vài sử gia khen Càn Long là ông vua tài giỏi và sáng suốt nhất đời Thanh sự thực thì học thức của ông không bằng Khanh Hi, chính tích của ông cũng kém Ung Chính, nhưng ai cũng nhận rằng đời ông là thịnh nhất của nhà Thanh, được vậy là nhờ hai ông vua trước đã khai hoang, cày bừa, gieo giống, ông chỉ việc vun tưới và hái quả. Đặc biệt về phương diện tài chính, ông được hưởng di sản lớn của Khang Hi và Ung Chính vì hai ông này đều giỏi về tài chính, không phung phí.

    Ông giữ ngôi rất lâu, 60 năm, gần bằng Khanh Hi (61 năm), có óc khoáng đạt, nhân từ: miền nào mất mùa thì ông giảm hoặc tha thuế, sau lấy thóc trong lẫm của triều đình để phát chẩn, vì vậy mà dân bất kì là Mãn, Hán hay Mông đều quí ông và cuối đời ông thì cả ba giống người đó đều dung hợp với nhau thành người Trung Hoa hết.


    Chính ông cũng thành người Hán, nói tiếng Hán, làm văn thơ Hán như các đại thần Hán.
    Ông noi gương Khang Hi, triệu tập các nhà bác học hồng nho và những ẩn sĩ ở sơn lâm, được 3.000 người trên 60 tuổi, đãi một bữa yến cho một ngàn vị già nhất.

    Ông vời các học giả lại kinh đô để biên soạn những bộ sách lớn về sử học, văn học, y học, luật học như Đại Thanh hội điển, Đại Thanh luật lệ, Đại Thanh nhất thông chí, Y tôn kim giám… Vĩ đại nhất là bộ Tứ Khế toàn thư; giao cho Kỉ Quân điều khiển.

    Bằng chứng về việc Càn Long có nợ máu với nhân dân Việt Nam đây nha: Hic.. nhiều người Việt Nam xem phim Trung Quốc xong lại cứ thần tượng ông Càn Long này mới chết toi chứ ^.^: Càn Long cũng can thiệp vào nội bộ Việt Nam nữa. Vua Lê Chiêu Thống không ưa Tây Sơn, cho người sang cầu cứu với nhà Thanh, vua Càn Long sai Tôn Sĩ Nghị đem quân bốn tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Quí Châu, Vân Nam sang đánh Tây Sơn. Vua Quang Trung Nguyễn Huệ hay tin, đem quân ra Bắc đánh đuổi quân Tàu, Tôn Sĩ Nghị vội vàng bỏ chạy, quân Tàu giày xéo nhau, tới biên giới thì cả chục vạn quân chỉ còn sống sót vài chục mạng. Vua Quang Trung chưa muốn gây hấn với Thanh vì việc nước chưa yên, nên tạm nhún nhường, xin thụ phong ( 1789).

    Người post: capthoivu
    Nguồn TVE
     

    Các file đính kèm:

Chia sẻ trang này