Sách scan Candide (Chàng Ngây Thơ) - Voltaire

Thảo luận trong 'Thư Viện Sách Scan' bắt đầu bởi huynhnhukim, 30/9/13.

Moderators: Zhiqiang
  1. huynhnhukim

    huynhnhukim Sinh viên năm II

    19380.jpg

    VIẾT SỰ NGÂY THƠ​

    Candide rời khỏi thiên đường: đó là môtip lặp lại ít nhất hai lần trong Candide, Chàng Ngây Thơ. Thiên đường đầu tiên chính là lâu đài của ngài nam tước Thunder-ten-tronckh xứ Westphalie, nơi hội tụ sự vĩ đại đáng kể của trần thế (hóa thân là ngài nam tước), tình yêu nồng nàn (với nàng Cunégonde xinh đẹp) và tri thức toàn vẹn (ở tiến sĩ Pangloss, người thầy của Candide) - “Chàng kết luận rằng sau cái diễm phúc được sinh ra là nam tước Thunder-ten-tronckh, đến cái diễm phúc bậc nhì là được sinh ra là cô Cunégonde; kế đến diễm phúc bậc ba là được nhìn thấy cô suốt ngày và sau chót diễm phúc bậc tư là được nghe những lời thuyết giảng của Pangloss tiên sinh, triết gia giỏi nhất trong tỉnh và do đó là triết gia giỏi nhất hoàn cầu” (tr…). Thiên đường thứ hai, xứ Eldorado khó đến khó rời bên Nam Mỹ, là biểu tượng của tiền bạc. Vấn đề Candide phải đối mặt là những thiên đường đó không bền vững, lâu đài của ngài nam tước là nơi chàng không thể ở (vì bị đuổi đi), Eldorado là nơi chàng không muốn ở và tự nguyện rời đi. Cho đến cuối truyện, một thiên đường khác khiêm tốn hơn nhiều lần lại xuất hiện, và lần này thì chúng ta không biết Candide ở đó trong bao lâu; nhiều khả năng là vĩnh viễn, như việc kết thúc tác phẩm tại đó gợi ý. Có thể nói rằng Candide phải rời khỏi các thiên đường vì đức tính “ngây thơ” nằm ngay trong cái tên của chàng (“candide” trong tiếng Pháp là tính từ của “candeur”, dùng để chỉ phẩm chất ngây thơ và thuần khiết của một tâm hồn), còn sở dĩ chàng vẫn tiếp tục đến được các thiên đường sau này là nhờ phẩm chất thứ hai đặc trưng của chàng, “lạc quan” (nhan đề đầy đủ của tác phẩm là Candide ou l’Optimisme, “Candide hay sự lạc quan”).

    Điều đáng ngạc nhiên là chủ đề kép mang đầy tính đạo đức này lại được xử lý dưới ngòi bút của một nhà văn như Voltaire, một người không mấy có danh tiếng về cả “ngây thơ” lẫn “lạc quan”.

    File pdf:

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Người post: mylanus
    Nguồn TVE​

    ___________
    Link dự phòng: File pdf scan được đính kèm ở dưới
     

    Các file đính kèm:

    Last edited by a moderator: 23/1/23
  2. svcntnk42a1

    svcntnk42a1 Lớp 5

    Không có định dạng prc hả bạn.
     
    Caruri Tlkd thích bài này.
  3. V/C

    V/C Mầm non

    Đây nhé: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    big_daddy and minhp like this.
  4. mist

    mist Lớp 3

    Sách cho đêm giao thừa của mình, đáng lẽ là cuốn Zarathustra Đã Nói Như Thế nhưng mình đọc chậm quá không kịp nên thay bằng quyển này.

    Trước nói về bản dịch: thiếu nhất quán, khi thì để nguyên khi thì phiên âm hán việt; có đôi chỗ sai sót khi mình so với bản dịch tiếng anh (như chàng buồn song vẫn ăn dịch thành chàng buồn nên không ăn, không bài sonnet nào hay thành tất cả đều hay,... ) nhưng bù lại người biên tập được cái là thành thật, lấy của ai, tham khảo của ai, xin phép hay chưa, dịch đúng hay chưa đều nói thẳng ở đầu sách nên mình cũng không có gì bất mãn.

    Mình rất thích phong cách dùng lăng kính hài hước để mô tả bi kịch và triết học như vầy. Truyện làm mình nhớ đến 3 quyển khác: Gulliver Du Ký, Số Đỏ và Sống (Dư Hoa): mô típ giống Gulliver, giữa Swift với Voltaire mình không chắc ai viết trước nên không biết ai lấy ý tưởng từ ai. Còn văn phong dửng dưng ẩn chút châm biếm của Vũ Trọng Phụng và Dư Hoa hẳn là có chịu ảnh hưởng từ Voltaire.

    Đây là bản dịch tiếng Anh của Oxford World's Classics:
     
Moderators: Zhiqiang
: Voltaire

Chia sẻ trang này