Chiến tranh Cao Điểm Cuối Cùng - Hữu Mai

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi nguyenthanh-cuibap, 11/7/16.

Moderators: Bọ Cạp
  1. nguyenthanh-cuibap

    nguyenthanh-cuibap Cử nhân

    Cao Điểm Cuối Cùng
    Tác giả: Hữu Mai
    Phát hành & xuất bản Trẻ
    Nguồn: Vnmilitaryhistory
    Biên tập: @V.C
    Tạo ebook: @inno14
    [​IMG]
    Giới Thiệu
    Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những đỉnh cao chói lọi, một kỳ tích vẻ vang như Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa của thời đại mới - thời đại Hồ Chí Minh. Sáu mươi năm đã trôi qua , nhưng ý nghĩa, tầm vóc của chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn không chút phai mờ; ngược lại, thời gian ấy càng giúp chúng ta nhận thức sâu sắc và đầy đủ hơn về cuộc chiến đấu giành tự do của cả dân tộc.
    “Chín năm làm một Điện Biên
    Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng".
    Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những đỉnh cao chói lọi, một kỳ tích vẻ vang như Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa của thời đại mới - thời đại Hồ Chí Minh. Sáu mươi năm đã trôi qua , nhưng ý nghĩa, tầm vóc của chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn không chút phai mờ; ngược lại, thời gian ấy càng giúp chúng ta nhận thức sâu sắc và đầy đủ hơn về cuộc chiến đấu giành tự do của cả dân tộc.
    Ba tiếng Điện Biên Phủ đã trở nên vô cùng thân thiết và thành niềm tự hào của mỗi người con đất Việt. Điện Biên Phủ mở ra một trang mới chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta và trở thành đề tài của nhiều nhà văn, nhà thơ không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.
    Trong chương trình điểm sách số này, Thư viện tỉnh Điện Biên xin trân trọng giới thiệu cuốn tiểu thuyết “Cao điểm cuối cùng” của nhà văn Hữu Mai do nhà xuất bản Văn học ấn hành.
    Là một cán bộ quân đội, Hữu Mai đã có mặt tại Điện Biên Phủ từ những ngày “Khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm com vắt”. Tác giả đã dựng lại trong “Cao điểm cuối cùng” cuộc chiến đấu trên đồi A1, nơi được gọi là “chiếc chìa khoá sống của Điện Biên Phủ”.
    Những trang sách đã làm sống lại khung cảnh hùng vĩ, khốc liệt và vô cùng anh dũng của Điện Biên Phủ mùa xuân năm 1954. Với những chiến hào bùn lầy đọng máu, cho chúng ta hiểu rõ giá trị của từng tấc đất, những cánh rừng hoa ban nơi các chiến sĩ của quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng chia nhau miếng củ mài, bát canh rau tàu bay cũng như san sẻ với nhau những lo lắng trước khó khăn, những niềm vui khi chiến thắng.
    Những nhân vật trong “Cao điểm cuối cùng” từ người chiến sĩ cũ, người chiến sĩ mới đến những cán bộ trung đội, đại đội..., những người có tên hay không có tên trong cuốn tiểu thuyết đều gợi lên hình ảnh thân thiết của những con người thực tại Điện Biên Phủ ngày đó. Đó là những con người bình thường, giản dị, yêu cuộc sống nhưng không sợ hy sinh, còn bỡ ngỡ trước một cuộc chiến tranh hiện đại nhưng lại chiến thắng kẻ địch hung dữ, xảo quyệt có trong tay nhiều vũ khí tối tân.
    [​IMG]
     

    Các file đính kèm:

    lecanhcuong, tamvu, meetdak and 33 others like this.
  2. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    [​IMG]
    Bản PDF scan (NXB Văn học, 1979) (13 Mb; 391 trang)
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    lecanhcuong, meetdak, mist and 4 others like this.
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này