Kinh điển Catalonia: Tình Yêu Của Tôi - George Orwell

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học nước ngoài' bắt đầu bởi hanhdb, 26/11/14.

  1. hanhdb

    hanhdb Sinh viên năm II

    Tác phẩm: Catalonia - Tình Yêu Của Tôi
    Tác giả : George Orwell
    Dịch giả: PHạm Nguyên Trường
    Công ty phát hành Alphabooks
    Nhà xuất bản NXB Thế Giới
    Năm xuất bản: 2013
    Tạo ebook, soát lỗi: Hanhdb
    Nguồn: Phạm Nguyên Trường blog
    [​IMG]
    NỘI DUNG:
    Có thể coi Catalonia là một trong những động lực để George Orwell viết hai tác phẩm lớn sau này của ông là “Trại Súc Vật” (Animal Farm) và “1984” (Nineteen Eighty-Four), nhằm nhận diện chủ nghĩa Stalin nói riêng cũng như chủ nghĩa toàn trị nói chung.
    Không ẩn dụ như Trại Súc Vật, cũng không hư cấu theo kiểu 1984, Catalonia là một hồi ký chiến tranh với những sự kiện thật và con người thật. Khi mà cuộc nội chiến Tây Ban Nha có quá nhiều thông tin và ý kiến trái chiều lẫn “lèo lái dư luận”, tác giả không ngừng lặp đi lặp lại cảnh báo của ông với người đọc, rằng “hãy thận trọng trước thái độ thiên vị, sai lầm và xuyên tạc không thể nào tránh khỏi của tôi vì tôi chỉ nhìn thấy một phần của sự kiện mà thôi.” Thái độ đó thực sự rất đáng quý, nếu đặt trong bối cảnh “tất cả các tài liệu tuyên tuyền, tất cả những tiếng gào thét và dối trá, tất cả lòng thù hận đều do những kẻ ngồi tít ở hậu phương bịa đặt ra.
    Catalonia (hay Catalunya trong tiếng Catalan, Cataluña trong tiếng TBN) là một vùng tự trị của TBN. Phía Nam giáp với Valencia, cũng là một vùng tự trị. Cả hai đều được công nhận là một quốc gia, nếu không rõ chi tiết này sẽ rất dễ bị rối về các vùng, lãnh thổ khi đọc tác phẩm. Thủ phủ của Catalonia là Barcelona, thành phố lớn thứ hai của TBN (sau Madrid), một trong những địa danh xuất hiện nhiều trong tác phẩm.
    Cuộc Nội chiến Tây Ban Nha là cuộc xung đột lớn giữa hai phe: Phe Quốc Gia với thủ lĩnh là tướng Francisco Franco, nhận được trợ lực từ nước láng giềng Bồ Đào Nha và các cường quốc phát xít Châu Âu là Ý và Đức; và Phe Cộng Hoà, nhận được sự hỗ trợ của Liên Xô và Mexico. Phe Quốc Gia tuyên bố đây là cuộc chiến chống lại chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa vô chính phủ, trong khi Phe Cộng hòa tuyên bố cuộc chiến là sự đọ sức giữa “bạo quyền và dân chủ”, giữa “chủ nghĩa phát xít và tự do”. George Orwell chiến đấu dưới màu áo P.O.U.M. (đảng Công nhân thống nhất Mác-xít) thuộc phe Cộng Hoà, với niềm tin tưởng như rất nhiều thanh niên nước ngoài, những người theo đuổi cải cách và những người cách mạng gia nhập Lữ đoàn quốc tế, rằng TBN là tuyến đầu trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa phát xít.
    Chính vì được hun đúc từ không khí cách mạng và vô sản trong những ngày tháng ấy, nhìn thấy tận mắt cuộc thanh trừng giữa nội bộ những người anh em cộng sản, “George Orwell từ một nhân chứng ngây thơ đã có trải nghiệm và hiểu biết sâu sắc về cuộc đấu tranh mang danh nghĩa “nội chiến” ở Tây Ban Nha.”Ông bừng tỉnh và vỡ mộng về huyền thoại Liên Xô,
    Cuốn sách mở đầu bằng hình ảnh người lính Italiano – “nhân vật điển hình thời đó” đầy ẩn dụ. Mạnh mẽ, rắn rỏi nhưng xun xoe và ít học, “nét mặt anh ta thể hiện cả tính bộc trực lẫn thói hung ác.” Đây phải chăng là điều mà tác giả muốn nói về cuộc nội chiến này: những gì thể hiện ra bên ngoài không hẳn là thực tế đang diễn ra? Nên đôi lúc, dưới ngòi bút của Orwell, cuộc nội chiến trông như một trò chơi thật buồn cười:
    những chàng trai trẻ , những người được ném ra trận trong vài ngày tới, lại không được dạy cách sử dụng một khẩu súng trường hay rút chốt lựu đạn.”
    Đến bây giờ có lẽ hầu hết những người có lương tâm và tri thức đều thấy kết cục bi thảm của một thứ lý thuyết không tưởng cùng với chế độ và nhà nước quái thai của nó. Nhưng hơn bảy mươi năm trước, giữa lúc các cuộc cách mạng đang ào ạt, mọi người đang đua nhau tung hô về một chế độ mới, mô hình nhà nước mới - nhà nước dân chủ của mọi người. Không phải là một nhà chính trị và lý thuyết gia chuyên nghiệp. Và, tuy vẫn còn cảm tình với chế độ dân chủ mới, nhưng George Orwell đã thấy rõ mầm mống của sự độc tài và dự đoán chính xác bước phát triển cũng như kết cục của chế độ ấy. Nhớ không nhầm bạn nào đó đã từng hỏi: tại sao Orwell lại có thể đưa ra tiên đoán thiên tài đến vậy? Vâng vì ông là một người Marcist cũng giống Kornai (Hungary), Trần Đĩnh...
    Nếu Orwell đã khóc vì Catalonia thì liệu có bao nhiêu người dân Việt sẵn lòng khóc cho quê hương mình???
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 26/11/14
  2. duong truc

    duong truc Mầm non

    Cảm ơn bạn đã chia sẻ ebook này nhiều nha!
     
    hanhdb thích bài này.
  3. huong_tvn

    huong_tvn Lớp 2

    Bạn làm mình phải tò mò đi search, cả trong ebook lẫn internet, để xem những dòng sau có trong sách in không:

    "Đến bây giờ có lẽ hầu hết những người có lương tâm và tri thức đều thấy kết cục bi thảm của một thứ lý thuyết không tưởng cùng với chế độ và nhà nước quái thai của nó. Nhưng hơn bảy mươi năm trước, giữa lúc các cuộc cách mạng đang ào ạt, mọi người đang đua nhau tung hô về một chế độ mới, mô hình nhà nước mới - nhà nước dân chủ của mọi người. Không phải là một nhà chính trị và lý thuyết gia chuyên nghiệp. Và, tuy vẫn còn cảm tình với chế độ dân chủ mới, nhưng George Orwell đã thấy rõ mầm mống của sự độc tài và dự đoán chính xác bước phát triển cũng như kết cục của chế độ ấy."

    Cảm ơn bạn, vì lời đề từ rất hay :)
     
    bun_oc, Zhiqiang, hanhdb and 2 others like this.
  4. banycol

    banycol Lớp 6

    Đây là một trong những cuốn sách phi tiểu thuyết hay nhất mà mình được đọc trong năm 2013. Ban đầu mình chỉ mua vì cái tên George Orwell chứ lúc đó thì chẳng biết Catalonia là cái xứ nào, cũng chẳng biết sách thuộc thể loại gì, sau khi đọc xong thì ngất ngây với nó. Cuốn sách này rất đáng để đọc.
     
    bun_oc and Zhiqiang like this.
  5. hanhdb

    hanhdb Sinh viên năm II

    Thật ra đọc một quyển sách, cảm nhận mỗi người chưa hẳn đã giống nhau. Ý nghĩa thực sự có thể ẩn khuất đâu đó sau những con chữ. Vài dòng phía trên, chỉ đơn thuần là những ý nghĩ khi đọc xong Homage Catalonia. Thậm chí tôi còn thích nó hơn cả 1984 hay Animal farm. Dẫu rằng lúc Orwell còn sống Homage Catalonia mỗi năm cũng chỉ bán được loanh quanh 50 bản.
    Nếu ai có hứng thú với lịch sử thời kỳ này có thể đọc thêm "For Whom The Bell Tolls" của Ernest Hemingway.
     
    utitgg, bun_oc, Zhiqiang and 2 others like this.
  6. Titanik

    Titanik Mầm non

    cuốn For Whom The Bell Tolls chả hiểu sao được 1 ông dịch giả nào dịch thật chán, mình đọc lúc còn học cấp 3 mà chịu k nổi, vật vã sốt cả năm mới xong cuốn truyện
     
    Last edited by a moderator: 6/4/15
    Zhiqiang thích bài này.
  7. nguyenthanh-cuibap

    nguyenthanh-cuibap Cử nhân

    CATALONIA - TÌNH YÊU CỦA TÔI
    Tác giả: George Orwell
    Dịch thuật: Phạm Nguyên Trường
    NXB Lao Động
    Nguồn text: Waka
    (Nhúng font và chú thích)
    [​IMG]
    [​IMG]
     

    Các file đính kèm:

    Storm, Cub, hermerry and 18 others like this.
  8. tudonald78

    tudonald78 Lớp 11

    Quyển đó đọc buồn ngủ lắm,chả khác gì xem Cô dâu 8 tuổi!
     
  9. Gold.ball

    Gold.ball Lớp 3

    Mình lấy bản của bác Nguyenthanh đọc và có fix ít lỗi chính tả, dính chữ...( mình đã so sánh với sách giấy ). Gửi bạn nào cần thì lấy đọc nhé
     

    Các file đính kèm:

    CM Ngô, amorphous, hermerry and 3 others like this.

Chia sẻ trang này