Cổ điển Câu chuyện Triết Học - Will Durant

Thảo luận trong 'Tủ sách Triết học' bắt đầu bởi sun1911, 30/9/13.

Moderators: Do dai hoc NEU, yam2408
  1. sun1911

    sun1911 Lớp 11

    William James Durant (5 tháng 11, 1885 – 7 tháng 11, 1981) là một nhà sử học, triết học và tác gia Hoa Kỳ.
    [​IMG]
    Durant sinh tại North Adams, Massachusetts, con của cặp cha mẹ người Pháp và Canada những người đã di cư từ Quebec đến Mỹ. Ông đấu tranh cho việc trả lương công bằng, quyền bầu cử của phụ nữ và các điều kiện làm việc tốt hơn cho người lao động Mỹ. Durant không chỉ viết về nhiều chủ đề mà còn tiến hành thực hiện các ý tưởng của mình. Nhiều người cho rằng, Durant cố gắng đưa triết học đến với những người dân thường. Ông đã viết những cuốn Câu chuyện triết học, Những lâu đài triết học, và với sự trợ giúp của vợ ông, Ariel, viết cuốn Câu chuyện văn minh. Ông cũng viết nhiều bài báo chí. Ông đã cố gắng cải thiện sự hiểu biết những quan điểm về loài người và sự tha thư của người khác cho những nhược điểm và tính bướng bỉnh của loài người.

    Năm 1900, Will tốt nghiệp thầy tu dòng Tên tại Học viện Saint Peter và sau đó là Trường Saint Peter tại thành phố Jersey, New Jersey. Năm 1905, ông trở thành một nhà xã hội. Ông tốt nghiệp năm 1907. Ông làm việc như một nhà báo cho tờ New York Evening Journal của Arthur Brisbane với thù lao mười dollar một tuần. Khi làm việc cho tờ Evening Journal, ông đã viết nhiều bài báo về các vụ tội phạm tình dục.

    Tiếp theo, năm 1907, ông bắt đầu dạy tiếng La tinh, tiếng Pháp, tiếng Anh và hình học tại Trường Seton Hall, ở Nam Orange, New Jersey. Durant cũng làm người quản thủ thư viện tại trường. Năm 1911 ông rời khỏi Trường dòng. Ông trở thành một giáo viên và người đứng đầu học sinh tại trường Ferrer Modern, một sự thử nghiệm trong việc đào tạo quản thủ thư viện. Alden Freeman đã tài trợ để ông đi vòng quanh Châu Âu. Tại Trường Modern, ông yêu và cưới một học sinh nhỏ hơn ông mười ba tuổi tên là Ida Kaufmann, sau đó ông đặt cho bà biệt hiệu là “Ariel”. Vợ chồng Durant có một con gái, Ethel. Ariel có đóng góp quan trọng trong tất cả các tập của bộ Câu chuyện văn minh nhưng tên bà chỉ được in trên trang bìa Tập VII, Thời đại của những lý lẽ bắt đầu.

    Năm 1913, ông rời bỏ công việc giáo viên. Để kiếm sống, ông bắt đầu thuyết trình trong một nhà thờ tôn giáo để kiếm mỗi lần năm đến mười dollar; tài liệu cho những bài giảng đó là những cơ sở ban đầu cho cuốn Câu chuyện văn minh. Alden Freeman trả học phí để ông tốt nghiệp Đại học Columbia.

    Năm 1917, khi chuẩn bị luận án tiến sỹ triết học, Will Durant đã viết cuốn sách đầu tiên của ông, Triết học và Vấn đề xã hội. Ông tranh luận với ý kiến rằng triết học đã không phát triển bởi vì nó né tránh các vấn đề thực tại của xã hội. Ông nhận bằng tiến sỹ năm 1917. Ông cũng làm trợ giáo tại Đại học Columbia.

    Cuốn câu truyện triết học trở thành bestseller, giúp cho vợ chồng Durant sự độc lập tài chính cho phép họ du lịch thế giới nhiều lần và bỏ ra bốn thập kỷ để viết cuốn Câu chuyện văn minh. Ông nghỉ dạy và bắt đầu viết mười một tập của cuốn Câu chuyện văn minh. Will phác thảo một quyền dân sự “Tuyên ngôn của sự phụ thuộc lẫn nhau” trong những năm đầu thập kỷ 1940, gần mười năm trước quyết định Brown (xem Brown phần Ban giáo dục) kích thích Phong trào quyền dân sự. Bản tuyên ngôn này được trích dẫn trong Biên bản nghị viện vào ngày 1 tháng 10, 1945.
    [​IMG]

    Vợ chồng Durant phấn đấu thông qua cuốn Câu chuyện văn minh để tạo dựng ra thứ mà họ gọi là “lịch sử toàn bộ”. Họ phản đối sự “chuyên hoá” lịch sử, một sự loại bỏ trước thời hạn của thứ mà một số người đã gọi là “sự thờ cúng các chuyên gia”. Mục đích của họ là viết một bản “tiểu sử, lý lịch” của văn minh, trong trường hợp này, phương Tây, bao gồm không chỉ các cuộc chiến thường lệ, chính trị và tiểu sử của những điều vĩ đại và tầm thường nhất mà còn là văn hoá, nghệ thuật, triết học, tôn giáo, và sự trỗi dậy của truyền thông đại chúng. Đa phần của Câu chuyện coi các điều kiện sống của người dân thường qua vỏ bọc phương Tây hai nghìn năm trăm năm của họ. Họ cũng đưa ra một khung đạo đức cứng rắn cho những vấn đề của họ, luôn luôn nhấn mạnh sự lặp lại của “sự thống trị của kẻ mạnh đối với kẻ yếu, sự khôn ngoan đối với cái đơn giản.” Câu chuyện Văn minh là một loạt ghi chép lịch sử thành công nhất. Có người cho rằng loạt sách này đã “đưa Simon và Schuter trở thành” như một nhà xuất bản. Bằng chứng cho điều này rất dễ nhận thấy; hiếm khi trong thư viện Mỹ không có ít nhất một (hoặc nhiều hơn) bộ Câu chuyện văn minh. Cuốn Rousseau và Cách mạng, (1967), tập mười của bộ Câu chuyện lịch sử của họ đã được trao giải Pulitzer về văn chương; sau đó được Tổng thống Ford trao giải cao nhất của Chính phủ Mỹ dành cho cá nhân, Huy chương tự do của tổng thống năm 1977. Tiếp theo cuốn Rousseau và Cách mạng họ ra một cuốn mỏng hơn về những quan sát được gọi là Các bài học lịch sử, vừa tóm tắt, vừa phân tích các sự kiện. Mặc dù họ có ý định viết đến tận thế kỷ 20, nhưng đơn giản họ đã hết thời gian và phải dừng ở cuốn thứ mười. Tuy nhiên họ đã xuất bản một cuốn cuối cùng, cuốn số 11, Thời đại của Napoleon năm 1975. Hai cuốn của Will được xuất bản sau khi ông chết trong những năm gần đây là Những trí tuệ và ý tưởng của mọi thời đại (2002) và Những anh hùng của lịch sử: Một cuốn sử vắn tắt về văn minh từ Thời cổ đại đến buổi đầu Thời hiện đại (2001).

    Ông bà Durant có câu chuyện tình yêu cũng đáng chú ý như tình bạn học; họ đã tả chi tiết chuyện này trong cuốn Tự truyện của hai người. Họ chết cách nhau trong vòng hai tuần năm 1981 (bà vào 25 tháng 10 và ông ngày 7 tháng 11). Mặc dù con gái họ, Ethel, và những đứa cháu cố gắng giữ kín cái chết của Ariel để Will khỏi đau đớn nhưng ông biết được điều đó qua báo chí vào buổi chiều. Chỉ trong một tuần ông theo người vợ yêu dấu vào cõi chết ở tuổi 96. Hiếm khi có hai học giả sống cuộc đời đáng chú ý như công việc của họ. Ông được chôn cất bên cạnh bà trong Nghĩa trang Memorial Park, Westwood, Los Angeles.

    (Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
    View attachment CauTruyenTrietHoc_190211.zip

    Nguồn TVE: Nick bobo, QuocSan, Bác Goldfish

     
  2. sun1911

    sun1911 Lớp 11

    Vài thông tin về tác phẩm

    Câu chuyện triết học

    1
    Tác phẩm này, ngoài bản do bạn Bobo cung cấp ngày 21/10/2006 ở trên, trên mạng còn có vài bản nữa. Bản đăng sớm nhất có lẽ là bản do Lá Xanh đăng trên trang Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Bản này cho biết năm xuất bản là năm 1971:

    CÂU TRUYỆN TRIẾT HỌC

    Nguyên tác: The Story of Philosophy - Will Durant
    Trí Hải và Bửu Đích dịch
    Nha Tu Thư và Sưu Khảo
    Viện Đại Học Vạn Hạnh (1971)

    So với bản của Lá Xanh, bản của Bobo không ghi năm xuất bản nhưng có chép thêm tiểu sử của tác giả William James Durant (theo Wikipedia tiếng Việt) và ảnh bìa nguyên tác The Story of Philosophy.

    Còn ảnh bìa bản Việt dịch, có lẽ là ảnh đăng trên trang Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link:

    [​IMG]

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vì ảnh bìa và năm xuất bản bản Việt dịch nêu trên phù hợp với hai ảnh đăng trên trangVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link sau đây:

    [​IMG]

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    [​IMG]

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    2.
    Năm 2008, bản Việt dịch của Trí Hải và Bửu Đích được nhà Văn hoá Thông tin tái bản với nhan đề là Câu truyện triết học.

    [​IMG]



    Nguồn TVE: Bác Goldfish
     
    Thaidn thích bài này.
  3. sun1911

    sun1911 Lớp 11

    Tiếp theo
    3.
    Sau đây là nhận xét về cuốn Câu truyện triết học của Bùi Văn Nam Sơn đăng trên trangVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link:


    “CÂU TRUYỆN TRIẾT HỌC” VÀ… TRIẾT HỌC NHƯ MỘT CÂU CHUYỆN

    Thật tài tình và thú vị khi Will Durant (1886-1981) đặt tên cho công trình lịch sử triết học của mình là
    “The Story of Philosophy”. Lịch sử triết học vốn khét tiếng là khô khan và nhức đầu! Will Durant có cái nhìn khác: nó rất hấp dẫn, lôi cuốn, nhất là với những ai có tính tò mò, “ham chuyện” như chúng ta. Với ông, ở đây ta có một câu chuyện thật gay cấn và đáng để được kể lại cho nhiều người nghe dưới hình thức một câu truyện!

    Viết lịch sử triết học như một câu truyện là nghệ thuật cao cường của tác giả. Dễ hiểu tại sao
    “Câu truyện”này lại thành công ngoạn mục đến thế! Từ khi ra mắt vào năm 1926, trong vòng 40 năm (1976), tác phẩm đã được tái bản đến 28 lần, và đến nay (đầu 2008) không biết đã đến lần thứ bao nhiêu! Công trình không chỉ mang lại tiếng tăm rộng rãi cho tác giả mà, từ lần xuất bản đầu tiên, đã giúp tác giả có đủ phương diện tài chính để cùng bà vợ yêu (vốn là một học trò cũ khi W. Durant còn dạy học ở New York) du khảo khắp năm châu ngay từ năm 1927, và trong suốt 40 năm trời, cùng nhau hoàn thành thêm công trình đồ sộ có một không hai: 11 tập cho một “Câu truyện” rộng hơn: “The Story of Civilization” (New York – 1935-1975) (Câu truyện lịch sử văn minh (thế giới)) mà bản thân ông gọi là một “Integral History” (một “Tổng sử” của loài người!). Các công trình ấy – cùng với nhiều tác phẩm khác cũng nổi tiếng không kém, nhất là các quyển“The Lessons of History”/Các bài học của lịch sử, 1968 và Interpretation of Life: A Survey of Contemporary Literature/Lý giải cuộc đời: Tổng quan văn học đương đại, 1970 – đã làm cho tên tuổi hai ông bà Will Durant và Ariel Durant trở thành bất tử như một cặp tình nhân-học giả tuyệt đẹp và hiếm có xưa nay.

    Tuy nhiên, Will Durant, xuất thân là một ông nghè triết học của đại học Columbia, Hoa Kỳ từ năm 1917, không chỉ khéo léo về phương pháp viết lịch sử triết học như một Câu truyện mà còn có đủ thẩm quyền chuyên môn để hiểu bản chất của lịch sử triết học (Tây phương) như một câu chuyện. Đó quả là một câu chuyện đúng nghĩa vì đầy những tình tiết éo le, những thăng trầm kịch tính, những đường chim nẻo nguyệt của tâm thức con người được chưng cất ở mức độ đậm đặc nhất. Và cũng chính vì được chưng cất ở mức độ đậm đặc nhất, nên tác giả – với tư cách một nhà giáo chuyên nghiệp và hơn thế nữa, một chiến sĩ xã hội ngay từ 1905 luôn đấu tranh cho quyền lợi và quyền học vấn của người lao động – thấy mình có vai trò và trách nhiệm làm người trung gian giữa cuộc “đại đối thoại” của các “thốn tâm thiên cổ” (“tấc lòng để nghìn đời”) ấy với quảng đại quần chúng. Trong
    Lời Tựa với nhan đề “Về các lợi ích của Triết học” (tiếc rằng không có trong bản dịch này), ông viết: “Tri thức con người đã trở nên quá rộng đến độ không thể xử lý nổi…: kính viễn vọng phát hiện những ngôi sao và những thiên hà mà đầu óc con người không thể đếm xuể hay đặt tên; địa chất học nói về hàng triệu năm, trong khi trước đây ta chỉ nghĩ đến con số hàng nghìn; vật lý học tìm ra cả một vũ trụ trong nguyên tử, còn sinh vật học tìm ra một tiểu vũ trụ trong tế bào; sinh lý học phát hiện sự huyền vi khôn lường trong từng mỗi cơ quan và tâm lý học trong từng mỗi cơn mơ; nhân loại học tái tạo thời tiền sử của con người; khảo cổ học khai quật những đô thành đã bị tan thành mây khói và những xứ sở đã bị lãng quên; sử học chứng minh bao câu chuyện là sai… còn thần học thì đang đổ vỡ…”.

    “Tri thức con người đã trở nên quá lớn đối với trí tuệ con người. “Những sự kiện” đã thế chỗ cho sự cảm thông và kiến thức – vỡ vụn ra thành hàng nghìn mảnh – không còn là sự minh triết được tích hợp lại nữa rồi. Môn khoa học nào và chuyện ngành triết học nào cũng phát triển một thuật ngữ chuyên môn chỉ dành riêng cho một ít kẻ đặc tuyển: người càng học rộng hiểu nhiều càng không biết làm cách nào để giãi bày cho đồng bào mình những gì mình đã học được".


    Vì thế, với tấm lòng chân thành và cởi mở của một học giả đích thực, W. Durant xác định rõ mục đích của quyển sách này là làm cho người bình thường hiểu được những ý tưởng cao xa của triết học. Ông xem khoa học như là sự “phân tích”, còn triết học như là sự “tổng hợp”. Vì thế, ông kết luận: “Khoa học là sự mô tả kiểu phân tích, trong khi triết học là sự lý giải kiểu tổng hợp. Vì lẽ, một sự kiện không bao giờ là hoàn chỉnh trừ khi được đặt vào mối quan hệ với một mục đích và với cái toàn bộ.
    Khoa học mang lại cho ta kiến thức, nhưng chỉ có triết học mới có thể cho ta sự hiền minh”.

    Sự “hiền minh” đối với một người đọc bình thường như chúng ta là không việc gì phải khổ sở vò đầu bứt tóc trước những thuật ngữ tối tăm và những lập luận rắc rối của các triết gia! Nhưng cũng sẽ thiếu… hiền minh nếu bỏ lỡ cơ hội được nghe kể một câu chuyện tâm tình dài dòng mà hấp dẫn, để ít ra được an ủi rằng các đầu óc vĩ đại nhất của nhân loại cũng có những băn khoăn, thắc mắc chẳng khác gì mình, chỉ có điều họ có thể kết chúng lại thành một chuỗi lấp lánh những hạt ngọc hiền minh đáng cho chúng ta suy ngẫm. Tôi xin hiến ngay ở đây cho bạn đọc một vài hạt ngọc dễ dàng tìm được trong bộ sách này (Bộ sách gồm hai tập. Bản dịch này chỉ mới là tập I từ Platon đến Nietzsche; tập II giới thiệu triết học hiện đại Âu Mỹ gồm các tác giả: Henri Bergson, Benedetto Croce; Bertrand Russell, George Santayana, William James, John Dewey và một bài “kết luận” rất ý vị khi so sánh hai “tính khí” khác nhau: Mỹ: cá nhân chủ nghĩa và ham hố # Châu Âu: trầm tư và nghệ sĩ):


    - Chắc ta đồng ý với Plato rằng các chính khách cầm quyền cần được huấn luyện kỹ lưỡng như khi đào tạo một bác sĩ y khoa!


    - Aristotle: biết bao cuộc tranh luận dài dòng có thể tóm tắt thành một đoạn ngắn nếu các kẻ tranh luận dám định nghĩa rõ ràng chữ nghĩa của họ!


    - Francis Bacon: Môn giả kim đã trở thành hóa học, môn chiêm tinh đã trở thành thiên văn học và các câu chuyện thần thoại về những con vật biết nói đã trở thành môn động vật học!


    - Spinoza: Thù ghét là thừa nhận sự yếu kém và sự sợ hãi của mình. Ta đâu có thèm thù ghét một kẻ thù mà ta biết chắc là sẽ dư sức đánh thắng!


    - Voltaire: Thượng đế tạo ra đàn bà chỉ là để thuần phục đàn ông! (“mankind” ở đây là “đàn ông” hay cả… nhân loại?!).


    - Kant: đối diện với cám dỗ, ta có “mệnh lệnh luân lý” ở trong ta như là lời mách bảo của lương tâm!


    - Hegel: Ý tưởng hay tình huống nào trong thế gian cũng đều nhất định dẫn tới cái đối lập của nó, rồi hợp nhất với nó để tạo ra một toàn bộ cao hơn hay phức tạp hơn!


    - Schopenhauer: Dẫn đạo thế giới là ý chí, vì thế mà có nỗ lực, có bi kịch. Ý chí là bản chất của con người!


    - Herbert Spencer: sáng chế ra mấy chữ: “đấu tranh sinh tồn” và “ưu thắng liệt bại”. Có thể dùng chúng để giải thích mọi sự mọi vật!


    - Nietzsche: Nếu thế, thì sự cứng rắn sẽ là đức tính tối thượng, còn yếu đuối là sai lầm duy nhất!


    - Henri Bergson: trước nay, ta chỉ là chiếc đinh ốc trong cổ máy vô hồn; bây giờ, nếu muốn, ta có thể tham gia viết một chương trong vở kịch của sự sáng tạo!


    - Benedetto Croce: Cái đẹp là sản phẩm tinh thần về một hình ảnh (hay một chuỗi hình ảnh) chộp được bản chất của sự vật được nhìn thấy!


    - Bertrand Russell: Hận thù và chiến tranh phần lớn là do những định kiến và lòng tin giáo điều!


    - George Santayana: Các cuộc cải cách luôn có các kết quả nước đôi, vì chúng tạo ra các định chế mới, mà hễ có định chế mới thì ắt có những sự lạm dụng mới!


    - William James: Các kết quả sẽ trắc nghiệm các ý tưởng!


    - John Dewey: trong xã hội công nghiệp, nhà trường nên là một công trường và một cộng đồng thu nhỏ; nên dạy học bằng thực hành và bằng việc “thử và sai”. Cần nhận thức lại về giáo dục: giáo dục không đơn thuần là một sự chuẩn bị cho sự trưởng thành mà như là một sự tăng trưởng không ngừng của đầu óc và một sự khai minh liên tục về cuộc đời”…


    Bạn đọc còn có thể tìm thấy nhiều hạt ngọc hiền minh hơn nữa trong quyển sách này, và đó cũng đủ là lý do để tất cả chúng ta biết ơn tác giả và nhất là hai dịch giả Trí Hải và Bửu Đích (Nha Tu thư và Sưu khảo, Viện Đại học Vạn Hạnh, In lần thứ nhất, Sài Gòn, 1971) đã cung cấp cho bạn đọc tiếng Việt một bản dịch tuyệt vời.


    Giáng sinh 2007

    Bùi Văn Nam Sơn

    __________________
    Nguồn TVE: Bác Goldfish
     
    chis, Thaidn and Fish like this.
  4. herozoro

    herozoro Mầm non

    Tải về không đọc được. Bác kiểm tra lại giúp em.
     
  5. lathanhvien

    lathanhvien Lớp 8

    Tải về đọc bình thường mà bạn!
     
  6. Diaojay

    Diaojay Mầm non

    Đây là bản ko đầy đủ các bạn nhỉ? Mình thấy cuốn tái bản 2014 giới thiệu thêm vài vị triết gia hiện đại nữa.
     
    quanghien thích bài này.
  7. quanghien

    quanghien Mầm non

    có link tập 2 không bạn ơi, tập này còn thiếu mấy triết gia hiện đại nữa
     
  8. huybinh_89

    huybinh_89 Lớp 2

    Bạn nào có bản scan cuốn "Câu chuyện triết học" không
     
  9. Ebolic

    Ebolic Lớp 7

    Rất cần Scanned PDF của cuốn này. Mà nói chung sách triết nên đăng kèm PDF cho chắc.
     
  10. summer_bkarda

    summer_bkarda Lớp 3

    Tập 2 hình như chưa ai dịch.
     
    ngoctuyennbvdc3 thích bài này.
Moderators: Do dai hoc NEU, yam2408

Chia sẻ trang này