Tiểu sử Chân dung vua Gia Long - Thụy Khuê

Thảo luận trong 'Tủ sách Hồi ký - Tiểu sử' bắt đầu bởi Heoconmtv, 25/1/19.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT



    Để có một bức chân dung đáng tin cậy về vị vua vị vua sáng lập lại nhà Nguyễn, chúng ta cần nhiều ống kính khác nhau, từ những nguồn khác nhau, những điểm đồng quy của các nguồn tư liệu này, sẽ cho ta bức chân dung đích thực của vua Gia Long.
     

    Các file đính kèm:

  2. mr.toanphan82

    mr.toanphan82 Lớp 2

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link




    Gần đây có một bộ tranh chân dung của các vua triều Nguyễn được vẽ mới và phổ biến, thu hút được nhiều sự chú ý của người xem. Nếu chỉ thưởng thức các bức vẽ này như những ảnh vui mắt, đầy mầu sắc thì được. Nhưng các tranh này không có giá trị tài liệu và sử liệu về triều phục Việt Nam thời Nguyễn. Tất cả các chi tiết về áo, mão lẫn diện mạo đều do họa sĩ tưởng tượng. Trước hết hãy so sánh các bức ảnh nguyên gốc (bên trái) và các chân dung được họa sĩ phóng tác lại (bên phải).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Chân dung vua Gia Long.

    Vua Gia Long, bên trái là chân dung do người Pháp vẽ ước lệ theo ký ức. Nếu nhà vua mặc áo dài hay áo tấc đen (chỉ có hai loại áo này có cổ xây) thì không đội mão phác đầu (mũ cánh chuồn). Và nếu là mão phác đầu thì trong ảnh này thiếu cánh chuồn. Quan trọng là các vua không đội mũ cánh chuồn. Ảnh bên phải vẽ phỏng theo, với các sáng tác ngộ nghĩnh về trang phục. Vua được cho mặc cổ áo loại chi đó không rõ. Còn cái mão trong chân dung mới vẽ lại (bên phải) hoàn toàn không có trong trang phục cung đình của tất cả các nước trọng Khổng (còn gọi là các nước đồng văn) là Hoa, Nhật, Hàn và Việt, cả về hình dạng đến màu sắc, hoa văn…

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Chân dung vua Minh Mạng.

    Vua Minh Mạng, bên trái là chân dung cũng do người Tây phương vẽ lại theo ký ức. Họ muốn vẽ mão xung thiên của hoàng đế, nhưng vì nhớ không rõ nên vẽ thành hình dạng này. Hoa văn rồng trên áo kiểu trên áo cũng không có ở triều đình Á châu nào. Người vẽ phỏng lại tranh bên phải, do không hiểu, nên vẽ lại gần như nguyên bản cái mũ sai lạc đó. Do người Pháp nhớ không rõ cho nên vẽ cái cổ áo bàn lĩnh của hoàng bào to và thành hai tầng. Người họa sĩ Việt tưởng nhầm thành cái vân kiên phủ vai hoàn toàn không có trong triều phục thời Nguyễn ở Việt Nam.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Chân dung vua Tự Đức do người Pháp vẽ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Chân dung mới vẽ lại của vua Thiệu Trị (bên trái) và vua Tự Đức (bên phải)

    Vua Thiệu Trị và vua Tự Đức hoàn toàn không để lại hình ảnh gì, ngoài một cái ảnh vẽ ước lệ vua Tự Đức nhìn ngang, trên đầu đội một cái mão đường cân được vẽ phỏng lại không chính xác dựa theo ký ức. Khổ nỗi là tác giả của bộ tranh mới lại cho hai vị hoàng đế này đội mão phác đầu (mũ cánh chuồn) của các quan. Hoàng đế không đội mão phác đầu. Và mão vẽ ở trong hai tranh này cũng không phải là mão phác đầu, vì sai cả hình dạng lẫn các vật trang trí. Bất cứ một họa tiết trang trí nào trên áo, mão triều phục cũng có luật lệ nghiêm ngặt. Dù chỉ là một con giao long nhỏ trên cái cánh chuồn cũng phải làm dựa theo luật định, vì màu sắc của chất liệu làm ra nó cũng ấn định phẩm cấp của người đội.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Chân dung vua Hiệp Hòa, bên trái là do con cháu vẽ theo tưởng tượng, bên phải là chân dung mới phóng tác

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Chân dung vua Hàm Nghi.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Chân dung vua Kiến Phúc (bên phải mới vẽ lại), còn ảnh gốc bên trái thật ra là ảnh vua Duy Tân

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Chân dung vua Đồng Khánh do họa sĩ đương thời vẽ trực tiếp, chuẩn xác bên trái và chân dung mới mới phóng tác ở bên phải.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Chân dung vua Thành Thái (ảnh gốc bên trái mặc áo long trấn, đầu đội đường cân).

    Đối với bức chân dung vua Thành Thái, người vẽ phóng tác không hiểu biết, cho nên vẽ nhà vua mặc long bào tay rộng, nhưng lại đội đường cân. Đường viền dưới gấu áo của ảnh bên phải không có trong hệ thống triều phục Việt Nam.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vua Duy Tân ngày tấn phong. Lên ngôi còn bé và gấp quá không kịp làm áo, mão và hia. Bên phải là chân dung mới phóng tác.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Chân dung vua Khải Định.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Chân dung vua Bảo Đại.
     
    memco, chevycruze and Heoconmtv like this.
  3. mr.toanphan82

    mr.toanphan82 Lớp 2

    Thật tội cho ba vua Hàm Nghi, Khải Định và Bảo Đại được người vẽ cho mặc áo dài của thái giám. Thái giám trong nội cung mặc áo dài mầu lam hay lục dệt hoa văn chữ thọ và hoa cỡ nhỏ mầu trắng, bạc độc sắc… Tất cả các khăn vấn hay khăn xếp đội đầu ngày xưa của phái nam theo đúng lệ đều mầu đen, chứ không theo màu áo dài như bây giờ. Riêng hoàng đế vấn hay đội khăn vàng hoặc đen tùy trường hợp.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Hoa văn vạn thọ trên áo dài bằng vải đoạn mầu quan lục của vua Bảo Đại.

    Các hoàng đế mặc áo dài gấm, đoạn, sa dệt hay thêu hoa văn trang trí họa tiết vạn thọ. Nền vải chuộng các màu vàng, đen, bửu lam (lam đậm), hay quan lục (xanh nõn chuối) dệt hoa văn thất thể (7 màu). Các quan mặc áo dài với họa tiết dệt bách thọ, tứ thời, tứ tiết, và mầu sắc với hoa văn dệt ngũ thể. Họa tiết hoa văn nhỏ dệt đơn sắc trong các tranh vẽ tưởng tượng ba vị hoàng đế ở đây chỉ dành cho quân hầu và thái giám.

    Hoàng đế khi mặc hoàng bào ngự lễ đại triều thì đội mão xung thiên. Khi ra ngoài duyệt binh, ngự lễ tịch điền, v.v., thì mặc áo long trấn tay chẽn, đội mão Đường cân. Khi mặc áo cổn để tế Giao thì đội miện bình thiên có 24 tua rủ (gọi là châu), 12 phía trước và 12 đằng sau. Với cả ba trang phục này các hoàng đế đều đi hia bằng đoạn đen, thêu nổi rồng mây bằng chỉ kim tuyến vàng và gắn kim sa vàng.

    Khi thiết đại triều hoàng đế cầm trấn khuê làm bằng ngọc mầu trắng mỡ. Các quan lớn cầm hốt ngà và các quan nhỏ cầm hốt gỗ bạch. Không bao giờ có hốt mầu đỏ viết chữ đen như ở các tranh này.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Long bào Đại triều của vua triều Nguyễn (hiện vật gốc ở Bảo tàng Lịch sử TPHCM).

    Cái áo long bào này được các vua Nguyễn mặc truyền nối từ thời Minh Mạng đến Đồng Khánh. Chỗ cột thủy (sọc dọc đa sắc dưới gấu áo) được gấp lên hoặc hạ xuống tùy chiều cao của người mặc và đính vào phía trong áo, không được cắt. Hoàng đế đội mão xung thiên với trang phục này. Tay các loại áo lễ luôn phải dài bằng gấu áo, chứ không ngắn ngang cổ tay như thấy trong các phim truyền hình dài tập Trung Quốc.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Áo bằng sa thâm khoác bên ngoài áo cổn tế Giao của vua triều Nguyễn (hiện vật gốc tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Áo tế Giao của vua triều Nguyễn (phía sau).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Long trấn của vua triều Nguyễn (hiện vật gốc tại Bảo tàng Lịch sử TPHCM).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Mão Xung thiên Đại triều của vua triều Nguyễn.

    Mão xung thiên ở ảnh bên trái được vẽ trực tiếp với đầy đủ các chi tiết chính xác. Mão bên phải là mão phục chế hiện trưng bầy tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội với vài vật trang trí còn sót lại từ mão gốc. Mão gốc có lớp ngoài làm bằng ô sa, trong lót lớp mã vĩ (lông đuôi ngựa). Mão có 31 con rồng vàng; cùng với các viên ngọc đỏ (hỏa tề), trắng (thủy soạn), trân châu, mây vàng và lửa vàng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Miện Bình thiên của vua triều Nguyễn (phục chế, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Hà Nội).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Hia của vua (hiện vật gốc ở Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế).
    Hia này bị mất hết các hạt kim sa, cũng như lớp vải đoạn lót mầu vàng bên trong.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vua Khải Định trong trang phục tế Giao (trái). Vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương (phải).

    Ảnh bên trái là vua Khải Định mặc tế phục Nam Giao, đầu đội miện, tay cầm trấn khuê. Treo rủ xuống trước bụng là tấm tế tất (phất tất). Ngoài ra còn các phụ kiện khác bị áo che phủ, như các giải ngọc đeo rủ xuống từ thắt lưng hai bên tế tất gọi là tạp bội và tiểu thụ, với 200 viên châu ngọc các loại cùng các phiến ngọc khắc hình khánh, dơi, tiền… Và có thêm một tấm đoạn thêu gọi là thiên thụ treo từ thắt lưng phía sau áo.

    Ảnh bên phải là vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương trong ngày hôn lễ. Nhà vua mặc long bào (hoàng bào), đầu đội mão xung thiên, tay cầm trấn khuê. Hoàng hậu mặc phượng bào (nữ bào) và xiêm, đầu đội mão thất phụng, chân đi hài phượng. Hôm hôn lễ hoàng hậu Nam Phương mặc áo nữ bào mầu hỏa hoàng (da cam), nhưng sau này khi đã sinh được tự quân rồi thì đổi sang mặc áo bào sắc vàng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vua Đồng Khánh (trái) và vua Kiến Phúc (phải).

    Ảnh trái là vua Đồng Khánh trong phút thư giãn. Vua mặc áo tấc, đầu vấn lửng sơ sài khăn kiểu chữ nhất theo lối võ ban (khi mặc lễ phục hay vấn khăn, các hoàng đế đều theo quy chế võ ban). Chân đi văn hài. Ảnh phải là vua Kiến Phúc dạo chơi bằng long xa. Vua vấn khăn chữ nhất, mặc long trấn. Một tay cầm cung, tay kia chống súng và kiếm. Sau xe treo cờ tiết mao của Thiên tử…

    Giải thích kỹ như thế nhưng vẫn còn rất qua loa so với các điển lệ phức tạp nhưng chặt chẽ của một hoàng triều. Người ta chỉ cần nhìn mầu áo của một vị quan, hay hình dạng mão, hoa văn bổ tử, để biết cấp bậc của vị quan. Ngay cả đến chất liệu làm trang trí trên một cánh chuồn trên mão và hình dạng cánh chuồn, cũng như chất liệu của các vật trang trí đó cũng đều có quy định phân biệt rõ ràng cho mỗi phẩm cấp. Ngoài ra còn các lệ về cách đeo đai (thắt lưng) cho mỗi loại triều phục, hay cách đeo các loại khánh, bài, bội… cũng phải theo luật lệ nghiêm ngặt.

    Khi muốn phục dựng hay vẽ lại những gì thuộc văn hóa cổ của dân tộc, có ảnh hưởng đến sự hiểu biết của giới trẻ sau này, thì phải kỹ lưỡng, không nên tùy tiện.
     
  4. mr.toanphan82

    mr.toanphan82 Lớp 2

    Gia Long và Triều Nguyễn - Một thực thể Đại Việt

    1. Nguyễn Ánh và những bước đi táo bạo

    [​IMG]

    Linh mục Bá Đa Lộc, người đã hỗ trợ đắc lực cho vua Gia Long. (Ảnh: Wikimedia)

    Trong lịch sử Việt Nam thì Nguyễn Ánh là người đầu tiên có quan hệ hợp tác với phương Tây khá toàn diện và có bài bản trên các phương diện: Quân sự, ngoại giao, kinh tế và chính trị mà trước đó chưa một nhân vật lịch sử nào với tới.

    - Ký hiệp ước giao hảo với Pháp

    - Mua vũ khí của Pháp

    - Cho Pháp những đặc ân nhất định trong khu vực thuộc quyền kiểm soát của Nguyễn Ánh.

    Trước hết, những việc làm trên đây của Nguyễn Ánh đã thể hiện mấy bản chất sau đây

    - Nguyễn Ánh đã nhận ra ưu thế kinh tế, kỹ thuật và quân sự từ các nước phương Tây xa xôi. Những cái phương Tây đang có là những cái cần thiết đối với tình hình lạc hậu mà ông đang phải gánh chịu và cần tạo cơ hội để có đựoc ưu thế đó, nhất là trong cuộc chiến một mất một còn với Nguyễn Huệ Quang Trung.

    - Ý chí phục thù và giành chiến thắng bằng mọi giá.

    Nguyễn Huệ là con người ứng xử tình thế tuyệt vời. Vì độc lập dân tộc, ông đã tiến hành cuộc đại phá thần tốc quân Thanh, một chiến thắng kỳ diệu, chứa đựng nhiều kịch tính, như một bức hoành phi nghệ thuật cổ kim hiếm thấy.

    Chỉ trong mấy ngày mà ba chục vạn quân Thanh đã bị đánh tan. Tôn Sĩ Nghị tháo chạy không kịp thắng yên cương. Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử, Hứa Thế Hanh chết trận... Bằng chiến thắng này, bờ cõi sạch bóng ngoại xâm.

    [​IMG]

    Nguyễn Huệ là thiên tài trong cả quân sự và ngoại giao.

    Nhưng chỉ ngay sau ngày chiến thắng, ông đã tiến hành chính sách giao hảo với triều đình Mãn Thanh. Những nước đi của ông táo bạo, độc đáo, thần kỳ như một mê hồn trận. Chính quan quân nhà Thanh và Càn Long tài hoa cũng không đủ sức nhận ra, cương nhu lẫn lộn, cái nhường nhịn và cái đe doạ cuộn chặt trong cùng một khối của mỗi nước cờ ngoại giao, không biết đâu mà lần.

    Vì thế cuối cùng, để cho an toàn, Càn Long cầm bằng chấp thuận xây dựng mối quan hệ hữu hảo với Quang Trung, không động binh và nhanh chóng loại bỏ tàn quân Lê Chiêu Thống ra khỏi ván cờ phương nam của họ.

    Dẹp yên phía bắc, ông giành thời gian và lực lượng cho mặt trận phía Nam với quan quân Nhà Nguyễn trong trận quyết đấu và quyết thắng cuối cùng. Nếu so với những đối sách của Nguyễn Huệ thì các nước đi trên thế trận của Nguyễn Ánh cũng phức tạp và đa dạng khôn lường.

    Trước một Châu Âu xa xôi, khác lạ về địa lý, ngôn ngữ, nhân chủng, văn hoá, khác lạ một trăm thứ, thế mà Nguyễn Ánh dám bắt tay giao hảo. Thật cũng là một sự táo tợn độc nhất vô nhị. Chỉ có Nguyễn Ánh mới đủ sức làm nổi chuyện tày đình này.

    Trong suốt nhiều năm đánh nhau với Tây Sơn, bên cạnh Nguyễn Ánh có một đội ngũ các chuyên gia kỹ thuất, quân sự rất có kinh nghiệm như Dayot, Philippe Vannier, Guilloux, Laurent Barisy, De Forssant, Jean Baptiste Chaigneau, Olivier de Puymanel, Theodore lebuen. Tiêu biểu nhất trong số đó là Pierre Joseph George Pigeau de Béhaine (tức Bá Đa Lộc).

    [​IMG]

    Bá Đa Lộc. (Ảnh: Wikimedia)

    Theo tài liệu của Thực Lục Chính biên chép lại thì năm 1791, Nguyễn Ánh đã thông qua một người nước ngoài tên là Budinonhi gửi mua tại Bồ Đào Nha một vạn súng điểu thương, hai nghìn cỗ súng gang mỗi cỗ nặng một trăm cân, hai nghìn viên đạn nổ đường kính 10 tấc.Trong các cuộc giao chiến với Tây Sơn sau này, Nguyễn Ánh toàn dùng loại vũ khí hiện đại này.

    Chính sự mẫn cảm của Nguyễn Ánh đã gây nên nhiều xáo động trong cách nghĩ của các sĩ phu sau này. Có nhiều ý kiến còn cho rằng, nếu các bậc hậu thế như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức biết học tập và kế nghiệp những tinh hoa của Nguyễn Ánh trong mối bang giao với phương Tây thì có thể cơ may lớn đã mỉm cười với dân tộc, rất có thể chúng ta đã văn minh hơn, cường thịnh hơn và không phải trở thành mục tiêu nổ súng thôn tính của Pháp ở nửa sau thế kỷ mười chín như nó đã diễn ra.

    Dù đấy chỉ là một sự nuối tiếc, một ảo tưởng không thực tế, nhưng chí ít cũng để lộ một điều các hành động hợp tác với phương tây của Nguyễn Ánh do Bá Đa Lộc làm trung gian âu cũng là đúng quy luật và không mang bản chất bán nước; nó nằm trong thời kỳ và một nhiệm vụ lịch sử khác.

    2. Nên nhìn vấn đề ở nhiều góc độ

    Âm mưu mở rộng ảnh hưởng nhằm thôn tính các quốc gia phương Đông đã thể hiện khá rõ, trong đó Pháp cũng là nước điển hình. Song trong trường hợp cụ thể của Nguyễn Ánh thì lại chưa hoàn toàn như vậy.

    Bản đệ trình của Nguyễn Ánh do Bá Đa Lộc soạn thảo gửi chính phủ Pháp với những điều khoản cụ thể có lợi cho Pháp, lại kèm theo đứa con trai cưng như là vật làm tin thể hiện rất rõ quyết tâm của Nguyễn Ánh. Vì lý do gì không biết, chính phủ Pháp đã bác bỏ và từ chối đề nghị trên, để rồi Bá Đa Lộc phải tự xoay xở theo con đường riêng ủng hộ Nguyễn Ánh theo tính toán cá nhân của riêng ông.

    [​IMG]

    Tượng Bá Đa Lộc và Hoàng tử Cảnh.

    Mặt khác, ở góc độ Nguyễn Ánh mà xét, vì nhu cầu chống Tây Sơn hùng mạnh với ý chí trời long đất lở nhằm hoàn thành nghiệp lớn, những hành động hợp tác và cầu viện bên ngoài đồng nghĩa với việc cam tâm bán nước cầu vinh hay không thì lại là vấn đề nên đánh giá công bằng và khách quan hơn. Đây mới chỉ là sự tiềm ẩn nguy cơ, còn thực tế thì chưa diễn ra.

    Trước thế mạnh trúc chẻ ngói tan của Nguyễn Huệ, tính mạng Nguyễn Ánh và bộ hạ của ông như chỉ được tính bằng ngày, bằng giờ. Bất cứ lúc nào cũng có thể chết. Việc tìm cách cứu mình và gia quyến khỏi cái chết rồi từng bước khôi phục sự nghiệp là nhu cầu trên hết, cần phải làm.

    Gửi đứa con trai bốn tuổi Nguyễn Phúc Cảnh cho giáo sĩ mang về Pháp nhằm đảm bảo tính mạng đứa trẻ âu cũng là việc làm thường tình của một người cha. Với mưu trí khôn lường như Nguyễn Ánh thì việc xin cứu viện có đồng nghĩa với việc đánh mất độc lập dân tộc chưa thực sự trở thành hai mặt của một vấn đề.

    Mối quan hệ của ông với các giáo sĩ phương Tây chặt chẽ, lâu dài, kiên quyết là vậy mà rồi cũng đến hồi kết. Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế với niên hiệu Gia Long, khi có toàn quyền bính trong tay, ông lại trở về cái nguyên mẫu của một nhà nước phong kiến trung ương tập quyền Đại Việt truyền thống, Nho giáo, cố hữu và thủ cựu.

    Bộ luật Gia Long mà ông là linh hồn cũng chỉ giám mô phỏng những nội dung của bộ luật Hồng Đức thời Lê sơ. Các chế độ tư pháp, hành chính, khoa cử, quan lại, ruộng đất... về cơ bản vẫn như cũ. Tiếp đến con cháu ông cũng vẫn như thế. Những dấu hiệu mở mang với phương tây trước đây đã bị chôn vùi vào dĩ vãng.

    [​IMG]

    Sau khi thống nhất đất nước, Gia Long và các hậu duệ của ông lại tiến hành bế quan tỏa cảng với phương Tây.

    Hãy đặt một giả thuyết, nếu Nguyễn Ánh không tranh thủ sự giúp đỡ của các giáo sĩ Pháp chống lại Tây Sơn cuối thế kỷ 19, thì liệu hơn 60 năm sau đó, Việt Nam có chắc chắn tránh được loạt đạn đại bác của thực dân Pháp hay không?

    Các sự kiện này có liên quan ở một mức độ nhất định nhưng về bản chất không phải là quan hệ nhân quả, không mang tính quy luật; không phải vì có cái này nên mới dẫn đến cái kia. Những gì mà Nguyễn Ánh thực hiện trong quan hệ với các giáo sĩ Pháp trước đó không phải là sự ràng buộc để năm 1858 Pháp tấn công Sơn Trà và tiến hành cuộc xâm lược quy mô lớn của họ.

    Càng về cuối đời mình, tính dân tộc chủ nghĩa trong ông càng tăng lên đến mức cự đoan,rồi đến các triều vua Minh Mạng, Thiêu Trị, Tự Đức tiếp đó cũng vậy. Việt Nam bị đóng khung chết cứng trong thiết chế phong kiến tập quyền cổ điển, lạc lõng và cô đơn.

    Những gì diễn tiến ở nửa sau thế kỷ 19 như chúng ta đã thấy để rồi nước ta trở thành thuộc địa của Pháp được xuất phát từ một thế trận, một hoàn cảnh lịch sử khác.

    Các nước láng giềng trên bán đảo Đông Dương như Lào, Campuchia không hề liên quan gì đến các hành động của Nguyễn Ánh 100 năm trước đó tại Việt Nam, rồi cũng trở thành mục tiêu xâm lược của Pháp, không tránh khỏi số phận thuộc địa.

    [​IMG]

    Tàu chiến Pháp tiến vào biển Đà Nẵng.

    3. Cái khác biệt và cái đồng nhất giữa Nguyễn Huệ - Quang Trung và Nguyễn Ánh - Gia Long

    Giữa hai con người không đội trời chung này có nhiều nét tương phản và nhiều nét tương đồng đến mức kỳ lạ mà tạo hoá đã an bài trong cùng một thời kỳ lịch sử, trở thành cặp bài trùng không thể tách ra khi phân tích về mỗi con người trong họ.

    Cái khác biệt cơ bản và trọng tội của Nguyễn Ánh

    Nguyễn Huệ đại diện cho giai cấp cần lao. Nguyễn Ánh thuộc dòng dõi quý tộc.

    Nguyễn Huệ dấy binh khởi nghĩa vì quyền lợi và hạnh phúc của lê dân đang rên xiết dưới ách thống trị hà khắc của chế độ phong kiến Đàng Trong mà Nguyên Ánh cũng là một đại diện. Nguyễn Ánh lại đấu tranh vì quyền lợi của dòng tộc và cá nhân.

    Nguyễn Huệ muốn đập tan các thế lực cát cứ để đưa giang sơn về một mối. Nguyễn Ánh lo bảo vệ cho chế độ chúa Nguyễn Đàng Trong của mình.

    Nguyễn Huệ đặt độc lập đân tộc lên trên hết. Thù trong được đặt sau giặc ngoài. Vì vậy khi quân Xiêm La xâm lược, việc trước tiên của ông là đánh tan quân xâm lược Xiêm. Khi quân Thanh tràn sang, ông đã gạt bỏ mọi lực cản, lên ngôi Hoàng đế, thống nhất nhân tâm và lực lượng, thần tốc hành quân ra bắc đại phá quân Thanh, bảo vệ độc lập cho tổ quốc.

    Trong khi đó, Nguyễn Ánh chỉ biết lo cho quyền lợi cá nhân,lại cầu cứu quân Xiêm sang giúp đánh Tây Sơn. Đấy là chưa tính đến hành động giúp lương thảo cho quân Thanh không thành sau khi được tin quân Thanh đã tiến vào thăng Long cuối năm 1788.

    [​IMG]

    Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ.

    Cái tương đồng ở hai con người này

    Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh có nét tương đồng ở chỗ: hai người đều nuôi chí lớn, quyết thực hiện đến cùng sự nghiệp của mình, không ai có thể lay chuyển và chi phối.

    Hai con người đều có những thiên bẩm trí dũng hơn người, mưu cao, kế sâu, đầy thao lược, luôn tạo những bước đi táo bạo, mang tính đột phá mà ít ai dám nghĩ tới.

    Chiến công hiển hách mà Nguyễn Huệ Quang Trung tạo dựng được là đánh tan các thế lực ngoại bang xâm lược, giữ vững độc lập, mang lại niềm tự hào cho dân tộc; tiêu diệt và xoá bỏ được các thế lực cát cứ, phân quyền duy trì hàng thế kỷ.

    4. Những nghiệm số cơ bản của Nguyễn Ánh - Gia Long

    Từ cái chết của Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh là kẻ thù biết chiếm đoạt toàn bộ thành quả do Nguyễn Huệ làm nên và biết đưa nó đến đích, mặc dù chỉ là giải quyết những bước cuối cùng - thống nhất sơn hà. Tuy vậy đó cũng là một công lao to lớn của Nguyễn Ánh mà lịch sử không thể phủ nhận.

    [​IMG]

    Kinh thành Huế.

    Đáng tiếc, sau khi nắm toàn bộ quyền binh trong tay ông lại thực hiện những cuộc báo thù man rợ, ít có trong lịch sử đối với một Hoàng Đế; lo thu vén quyền binh và bổng lộc cho cá nhân và dòng tộc. Ông không biết phát huy những quy luật phát triển mới của thời đại, lại đưa đất nước trở lại con đường mòn cố hữu lạc hậu của lịch sử.

    Cũng chính vì vậy, cả dân tộc không thoát khỏi mũi súng xâm lược của đế quốc Pháp sau khi ông tạ thế nửa thế kỷ. Nguyễn Ánh - Gia Long và Triều Nguyễn của ông tồn tại 143 năm (1802 -1945) với đầy thách thức vinh nhục, gắn liền với bước trường tồn của toàn dân tộc, là một thực thế vương triều hợp pháp.

    Cũng từ vương triều này đã sản sinh ra những Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân đầy lòng yêu nước, là niềm tự hào của dân tộc.

    Trên bờ Hương giang thơ mộng, gắn liền với sự tích về cuộc giao duyên huyền thoại của Huyền Trân công chúa nghìn năm trước đã mọc lên một quần thể kiến trúc nguy nga, độc nhất vô nhị, chứa đựng biết bao trầm tích lịch sử và tâm linh, là di sản văn hoá vật chất và tinh thần của dân tộc. Cung đình Huế không tách rời triều đại Nguyễn và Hoàng đế Gia Long.

    Những lỗi lầm của Nguyễn Ánh là rất lớn và đáng lên án, nhưng vẫn có thể coi ông là một vĩ nhân lịch sử, một thực thể tất yếu của lịch sử Đại Việt.

    Trong danh mục những minh vương dựng nghiệp lớn, có cả tên ông.
     
    Bằng Nè and memco like this.
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này