Trà phiếm Chân thành thực sự là gì?

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi Ban Tang Du Tử, 24/10/16.

Moderators: amylee
  1. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Có những người bạn biết họ tự hào rằng họ là người đáng tin cậy hoặc “thẳng thắn,” nhưng khi bạn không còn ở cạnh họ, bạn cảm thấy rất tệ về những ảnh hưởng của họ và về bản thân mình? Có lẽ những người này đang tức giận, trách móc, đổ lỗi, và hổ thẹn, nhưng họ không hề biết họ đã làm tổn thương bạn.

    Họ tự hào tuyên bố là “tôi nói đúng sự thật, tôi nói đúng những gì tôi nghĩ. Bạn muốn tôi thật lòng, phải không?”

    Có thể rất khó khăn để trả lời những lời nói thẳng thắn, ngay cả khi bạn cảm thấy có gì đó không đúng. Bạn có thể nghĩ , “À … chắc chắn. Tôi muốn bạn thật lòng, nhưng lời nói và giọng điệu của bạn lại làm tôi tổn thương.”

    Có một sự khác biệt lớn giữa chân thành và ác khẩu. Sự chân thành không phải là nói cho người khác những gì chúng ta nghĩ là họ sai. Nó không phải sự phán xét, đổ lỗi, và bêu xấu họ dưới danh nghĩa một người thẳng thắn. Những lời nói như vậy thực sự đã không còn là những lời chân thành – và không làm tổn thương người khác.

    Chân thành là nói thực về những cảm xúc bên trong chúng ta, không phải là nhận định của chúng ta về người khác. Nhưng việc nói ra và thể hiện cảm xúc về chúng ta thường làm tổn thương chúng ta. Nó phơi bày những điều tế nhị về bản thân chúng ta. Có lẽ chúng ta cảm thấy một cảm giác đau đớn, buồn bã, hoặc sợ hãi, hoặc chúng ta khao khát sự dịu dàng và cảm thông. Biểu lộ những cảm xúc này cần sự bản lĩnh. Công kích người khác là một phản ứng mặc định thường thấy trong giao tiếp khi chúng ta cảm thấy bị đe dọa hay bị tổn thương. Chúng ta chiến đấu theo phản xạ của hệ thần kinh tự động phản xạ của chúng ta trước nguy hiểm: “chiến đấu hoặc bỏ chạy”. Nó bảo vệ bản thân khỏi những nguy cơ tổn thương lớn, chúng ta tạo nên lớp bảo vệ và không cho phép người khác đến gần.

    Người dễ dàng làm tổn thương người khác thường là không có ác ý – chỉ là họ không để tâm tới những cảm xúc sâu thẳm bên trong con người họ, có lẽ bởi vì nó đau khổ hay bị đe dọa. Họ nhận thức được bề ngoài của vấn đề và hành động theo cảm xúc bên ngoài của mình thông qua sự giận dữ và buộc tội.

    Nếu họ có thể dành chút thời gian để dừng lại và can đảm nhìn nhận tới những gì sâu xa hơn, họ có thể tìm thấy cái gì đó được gợi mở sâu xa hơn là vẻ bề ngoài. Có lẽ là sự bất an, sợ hãi, hay sự bất lực không dễ dàng cho phép họ vận dụng sự tỉnh táo của mình. Có lẽ có một nỗi sợ hãi rằng họ có thể không có tất cả các câu trả lời, hoặc có thể họ bị tổn thương sâu sắc.

    Chân thành liên quan đến một quá trình nhiều cung bậc cảm xúc, và tức giận thường là bước đầu tiên của trải nghiệm chân thành – phản ứng đầu tiên của chúng ta. Nếu chúng ta dừng lại ở đó, chúng ta không thực sự chân thành với chính mình. Khi chúng ta gắn kết những cảm xúc bên trong chúng ta, chúng ta có thể phản xạ theo đó chứ không phải là phản ứng theo bản năng.

    Sự yếu mềm sâu thẳm bên trong là một phần không nhỏ làm nên con người. Trong xã hội tách biệt của chúng ta, ta có thể sử dụng nhiều những chia sẻ chân thành hơn với những người mà chúng ta muốn tạo dựng mối quan hệ đáng tin cậy. Thay vì phản ứng một cách thái quá với những gì chúng ta thấy đầu tiên, chúng ta có thể tạo cảm hứng cho thứ gì đó cởi mở hơn. Nếu chúng ta có thể đón nhận và bình thản với những cung bậc cảm xúc trải nghiệm của mình, chúng ta có thể có nhiều điều thú vị hơn để chia sẻ – những điều làm cảm động chúng ta và những người khác, theo hướng hấp dẫn hơn.

    Sự chân thành bắt nguồn từ một trái tim nhân hậu và dễ dàng lắng nghe. Chân thành mà không có sự dịu dàng và quan tâm có thể sẽ là sự thô lỗ được che đậy. Nhận thức được đâu là điểm dừng, phân tích kỹ càng mọi góc cạnh, hít một hơi thật sâu, và chú đến những cảm nhận của cơ thể chúng ta trước khi nói, chúng ta có nhiều khả năng sẽ tìm thấy những từ ngữ phản ánh chân thành có thể gắn kết chúng ta với những người khác một cách trọn vẹn hơn.

    Một vấn đề không mới, bạn sẽ thấy xung quanh bạn hàng đống người nói với bạn họ thẳng thắn và góp ý này có thể làm tổn thương bạn nhưng bạn hãy tha's thu'ss cho họ.

    Nguồn spiderum.com​
     
    Last edited by a moderator: 24/10/16
    hoalienbao, Depressed and notakid like this.
  2. lathanhvien

    lathanhvien Lớp 8

    Trong cuộc sống hằng ngày, một vấn đề thường xảy ra làm phương hại đến quan hệ giữa các cá nhân với nhau là sự ngộ nhận về người khác. Nhiều khi sự hiểu lầm còn dẫn đến hậu quả tai hại khôn lường, mà dù hối hận đến đâu cũng không thể bù đắp được những thiệt hại đã gây ra. Câu chuyện sau đây là một bằng chứng:

    Năm đó tại ALASKA Hoa Kỳ, có một đôi vợ chồng sống chung với nhau trong một căn nhà ở bìa rừng. Sau một thời gian, chị vợ mang bầu và đã từ giã cuộc đời trong lúc sinh con, để lại cho chồng một bé trai kháu khỉnh. Từ khi vợ chết, anh chồng vất vả với cảnh gà trống nuôi con: hằng ngày anh phải đìu đứa con theo vào rừng săn bắn và chở gỗ mang đến nhà máy gần chợ bán lấy tiền nuôi con. Rất may, một ngày kia anh đã gặp một con chó hoang đang bị thương nằm thoi thóp bên đường, anh liền mang về nhà chăm sóc và huấn luyện trở thành chó nhà giúp việc đắc lực cho anh. Đây là giống chó bẹc-dê rất thông minh và mạnh khỏe. Nó luôn ngoan ngoãn đi theo giúp chủ chăm sóc em bé khi chủ làm việc trong rừng.

    Ngày nọ, anh chủ nhà có việc phải ra khỏi nhà không tiện mang theo con nhỏ. Trước khi đi, anh ta đã dặn dò con chó phải ở nhà thay anh trông coi đứa bé cho anh. Lẽ ra công việc chỉ cần sáng đi tối về, nhưng hôm đó trời có bão tuyết, nên anh đành phải ở nán lại tránh tuyết mãi đến trưa hôm sau mới về đến nhà. Anh hơi chột dạ khi thấy cổng ngòai nhà anh đã bị mở toang và con chó của anh từ trong nhà khập khiễng chạy ra vẫy đuôi chào chủ. Thấy miệng con chó còn dính đầy máu tươi, anh liền chạy vào nhà thì thấy một quang cảnh tan hoang: Đồ đạc lộn xộn, chỗ nào cũng có máu đỏ, ngay cả trên giường cũng bê bết máu nhưng không thấy con anh đâu cả. Anh gọi nhưng không thấy con trả lời. Nghĩ là con chó của anh đã trở lại cái tính dã man của loài thú hoang trước kia để ăn thịt con mình, trong lúc nóng giận, anh liền rút súng ra nhắm bắn vào đầu con chó tội phạm. Nó chỉ kịp kêu “ẳng” lên một tiếng rồi ngã lăn ra đất giãy chết. Ngay lúc đó, anh đã nhìn thấy đứa con của anh đang từ dưới gầm giường bò ra và kêu lớn tiếng gọi ba. Anh vội bồng con lên quan sát từ đầu đến chân. Tuy trên mình nó cũng có vết máu, nhưng dường như con anh không bị thương chỗ nào cả. Anh nhìn lại con chó, thấy trên đùi của nó bị mất một miếng thịt, và tại góc nhà gần đó là xác một con chó sói bị chết nằm giơ bốn vó lên, trên miệng con chó sói vẫn còn đang ngậm miếng thịt cắn con chó nhà anh. À, thì ra con chó Bẹc-dê của anh đã anh dũng chiến đấu chống lại chó sói để cứu cậu chủ, nhưng lại bị chính ông chủ “lấy oán đền ơn” ra tay giết hại oan uổng. Đây là một sự ngộ nhận gây hậu quả nghiêm trọng, mà từ đó về sau mỗi lần nghĩ tới anh đều cảm thấy áy náy và đau nhói trong tim. Anh luôn tự trách mình đã quá nóng nảy hồ đồ, khi chưa hiểu rõ thực hư, đã vội giết chết con chó trung thành đã có công bảo vệ con mình khỏi bị sói rừng cắn xé.
    (Nguồn: simonhoadalat.com)
     
    anvuitutai thích bài này.
  3. lathanhvien

    lathanhvien Lớp 8

    Sức mạnh = Lời nói = Cảm xúc
     
  4. notakid

    notakid Lớp 1

    Đây là vấn đề giữa hai câu bắt đầu bằng "tôi nghĩ" và "cậu ta nghĩ", phải không bros?
     
  5. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Có rất nhiều cách nghĩ. Nhưng bros có biết tại sao lịch sử sẽ thường tiến theo 1 hướng nhất định không?
     
  6. notakid

    notakid Lớp 1

    Bro cứ nói đi, em nghe thôi ạh :)
     
  7. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Cũng đang đợi nghe. :D
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này