Thảo luận Chẳng hề có “sau Công nguyên”

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi tran ngoc anh, 27/11/19.

Moderators: amylee
  1. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Chẳng hề có “sau Công nguyên”

    07:14 ngày 26/11/2019

    [​IMG]

    Thánh Dionysius Exiguus, người đặt ra khái niệm Công nguyên từ thế kỷ VI​

    GD&TĐ - Công nguyên là gì? Hãy tra từ điển. Từ điển tiếng Việt do Viện Ngôn ngữ học thực hiện, Hoàng Phê chủ biên (NXB Khoa Học Xã Hội, 1988; Trung tâm Từ điển ngôn ngữ, 1992) định nghĩa Công nguyên: “Mốc để tính thời gian theo công lịch (lấy năm Chúa Jesus ra đời làm năm bắt đầu). Ví dụ: năm 250 trước Công nguyên, thế kỷ II sau Công nguyên”.

    Từ điển bách khoa Việt Nam (Tập I: A-Đ) (Hà Nội, 1995) giải thích Công nguyên: “Năm gốc của hệ tính thời gian đang thông dụng trên thế giới, theo truyền thuyết của Kitô giáo là năm sinh của Chúa Giêsu. Thời gian được tính về cả 2 phía của Công nguyên: Các năm trước đó gọi là trước Công nguyên hoặc được kí hiệu dấu - trước niên số, ví dụ năm 111 trước Công nguyên hoặc năm -111. Các năm sau đó gọi là năm sau Công nguyên hoặc được ghi bằng niên số không có dấu, ví dụ năm 1990 sau Công nguyên hoặc năm 1990”.

    Từ Công nguyên do tiếng Việt mượn trong tiếng Hoa. Mà trong tiếng Hoa, Công nguyên được ghi 公元 lại tắt hóa cụm từ 公曆紀元, âm Hán - Việt phát Công lịch kỷ nguyên. Công đây mang nghĩa chung.

    Từ điển 辭海 / Từ Hải ghi rõ: “歐美諸國以耶穌基督誕生之年為紀元之始世稱西曆紀元以其通行最廣亦稱公元”. Phiên âm: Âu Mỹ chư quốc dĩ Gia Tô Cơ Đốc đản sinh chi niên vi kỷ nguyên chi thuỷ, thế xưng Tây lịch kỷ nguyên, dĩ kỳ thông hành tối quảng, diệc xưng Công nguyên. Nghĩa: Các nước Âu Mỹ lấy năm sinh của Jesus Christ làm khởi đầu của kỷ nguyên, đời gọi kỷ nguyên Tây lịch; thông hành hết sức rộng rãi, cũng gọi là Công nguyên.

    Khái niệm Công nguyên qua vài thứ tiếng:

    • Latinh: Aera vulgaris
    • Ý: Era comune
    • Pháp: Ère Commune
    • Tây Ban Nha: Era común
    • Bồ Đào Nha: Era comum
    • Anh: Common Era

    Khái niệm Công nguyên qua những thứ tiếng vừa nêu đều mang nghĩa kỷ nguyên chung, các tiếng sau mang nghĩa kỷ nguyên của chúng ta:

    • Nga: Наша эра
    • Ukraina: Наша ера
    • Ba Lan: Naszej ery

    Công nguyên, còn gọi Kỷ nguyên Kitô, còn gọi Tây lịch, do tu sĩ Dionysius Exiguus tức Denys le Petit / Denys Hạt Tiêu (được Roma phong thánh ngày 8/7/2008) đặt ra từ năm 532 với định nghĩa: Có đơn vị tính bằng năm, Công nguyên là kỷ nguyên bắt đầu tính từ năm Chúa Giêsu ra đời.

    Ghi thêm: Kỷ nguyên Kitô được tiếng Pháp gọi ère chrétienne, tiếng Anh gọi Christian Era.

    Vậy có mấy vấn đề sau.

    Thứ nhất, Công nguyên không phải “mốc để tính thời gian theo công lịch”, tất nhiên không phải “năm gốc của hệ tính thời gian đang thông dụng trên thế giới”. Mốc đó, năm gốc đó, là năm đầu tiên, tức năm 1, cũng ghi +1, tiếng Hoa gọi 公元元年 / Công nguyên nguyên niên, tương truyền năm Chúa Giêsu ra đời.

    Thứ nhì, các học giả về Kinh Thánh cho rằng Dionysius Exiguus tính toán sai lầm, vì thực tế Chúa Giêsu chào đời trong thời khoảng từ năm 6 trước Công nguyên đến năm 4 trước Công nguyên.

    Thứ ba, Công nguyên bắt đầu bằng năm 1 (cũng ghi +1, tiếng Hoa gọi 公元元年 / Công nguyên nguyên niên), liền trước đó là năm 1 trước Công nguyên (cũng ghi -1), không có năm 0 (zéro), dẫu Dionysius Exiguus biết số 0.

    Thứ tư, lịch thiên văn có năm 0 (zéro) trùng năm -1. Vậy năm -1 trong lịch thiên văn trùng năm -2 tức năm 2 trước Công nguyên.

    Thứ năm, từ năm 1 (cũng ghi +1) đến nay là trong Công nguyên, hoàn toàn chẳng phải “sau Công nguyên” cực kỳ bất hợp lý như rất đông người và nhiều tài liệu nhầm lẫn, mà khổ thay, trong đó có đôi bộ từ điển tầm cỡ nêu trên.

    Đã có trước Công nguyên, nếu thêm “sau Công nguyên” thì Công nguyên là thời đoạn nào? Chắc chắn Công nguyên không chỉ năm +1. Cần nêu rõ rằng người Pháp dùng cụm từ après

    Jesus-Christ, viết tắt ap. J.-C., mang nghĩa sau năm sinh của Chúa Giêsu, vẫn thuộc kỷ nguyên Kitô / kỷ nguyên của chúng ta, tức trong Công nguyên.
    Tôn Nữ Tò Mò
    giaoducthoidai.vn
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/1/24
  2. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Bài này của cụ An Chi thì phải.
    Chỉ cần dùng logic suy luận thì cái từ Sau Công Nguyên hay dùng nó đã vô lý và tào lao rồi, không cần dùng tới các định nghĩa khoa học.
    Rõ ràng ta thấy những năm trước năm 1 Tây lịch thì ta gọi là Trước Công Nguyên. Nếu từ năm 1 Tây lịch trở về sau gọi là Sau Công Nguyên vậy thì Công Nguyên là năm nào, rõ ràng chính chúng ta đã tự xóa bỏ Công Nguyên. Mà đã không có Công Nguyên thì làm gì có khái niệm Sau Công Nguyên.
    Vì vậy, để gọi đúng, chính xác, thì ví dụ năm nay là 2019 chúng ta sẽ gọi là năm 2019 Tây lịch hoặc năm 2019 Công Nguyên, hoàn toàn không có chữ Sau.
    :D
     
  3. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Thì trước khi đọc bài này mình vẫn cứ thắc mắc, nói năm 1970 thì đã hiểu là không phải cái năm 1970 trước công nguyên rồi, thế thì thêm SCN vào làm gì? Ghi 1970 CN thì còn chấp nhận được.
    Nhưng quan trọng hơn nữa là, khi ghi chú bất cứ một cái gì, cụ thể là TCN chẳng hạn thì chính là ghi chú về cái “khác với thông dụng, khác với thường lệ, khác với quy ước chung”, thì mới ghi chú, chứ đang ở trong chính cái thời công nguyên rồi còn ghi chú làm gì? Lại còn sau công nguyên nữa chứ lị :D
     
  4. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Vậy cái bạn Tôn Nữ gì đó post bài lên giaoducthoidai tự nhận mình viết à? Hay cũng không biết nguồn :D
     
  5. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Chuyện Đông Chuyện Tây tập 2 bộ 4 tập.
    Bác An Chi có viết trên mấy số KTNN, chắc cái bạn Tôn Nữ này xào lại.
    :D
     
    Trungndcit thích bài này.
  6. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Như đã thấy, Công nguyên chỉ là 1 từ viết tắt. 2 bộ từ điển nói trên chắc đã sử dụng từ CN để viết tắt cho cụm từ Công lịch nguyên niên và như vậy cách nói SCN sẽ là đúng và là 1 sáng tạo của người VN nhằm từng bước thoát khỏi ảnh hưởng của Tàu- thật đáng khen, đáng mừng.
    Cách viết này chắc là để gần hơn với nguyên nghĩa của cụm từ après Jesus-Christ.
     
    tran ngoc anh and ntdieu like this.
  7. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Vấn đề là chẳng mấy ai biết cái cụm après Jesus-Christ, nên tốt nhất, dễ hiểu thì dùng Tây lịch là đơn giản. Ví dụ năm nay là 2019 TL. Dùng Công Nguyên để viết tắt như kia thì bất ổn quá vì mất thời gian ngồi giải thích lòng vòng Chúa ra đời năm nào, Chúa là ai, tại sao gọi năm Chúa ra đời là CLNN...:D
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  8. Thanh khê

    Thanh khê Mầm non

    Gần đây qui cách "[năm] + Công Nguyên" đã bắt đầu thông dụng.
    Nên không phải lăn nữa làm gì.
     
  9. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Đơn giản hóa bằng hình ảnh trục tọa độ
    [​IMG]
     
    Đoàn Trọng thích bài này.
  10. inno14

    inno14 Lớp 8

    Cô giáo Na nay rãnh rỗi đặt lên bàn trà cái title kêu dữ. Hihi, "sau công nguyên" nó tồn tại chình ình, lật từ điển có, lật SGK có, lật tập con nít có, vậy đó cụm từ "sau công nguyên" đã và đang hiện hữu đó mà cô giáo phán chẳng hề có làm anh hết hồn, may quá, thì ra chỉ là trích dẫn từ mạng, hihi :D
    Một cụm từ ai cũng hiểu đúng thì cái trích dẫn đó không đáng đem ra thưởng trà chút nào, hihi :D
     
  11. longnnb

    longnnb Lớp 1

    May quá wikipedia vẫn đúng và có đề cập: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    tran ngoc anh and Đoàn Trọng like this.
  12. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Về vấn đề công nguyên hay lịch theo đạo Thiên chúa, lịch tính theo chu kỳ mặt trời, thì đó chỉ là một quy ước và hầu như cả thế giới đang dùng.
    Có 1 vấn đề mà hồi Giao thừa thế kỷ đã có nhiều người tranh cãi. Đó là thời điểm bắt đầu của Công nguyên mà nếu cứ tư duy bằng toán học: dùng trục số thực sẽ không giải thích được:

    [​IMG]

    Cái sự đơn giản hóa mà bạn Khiconmtv post trên kia lại không phải là trục tọa độ theo nghĩa toán học, bởi vì nó sai (theo môn toán học nhé). Trục tọa độ Descartes đúng nghĩa thì bắt buộc phải có gốc là số 0.

    Nếu bảo đó là sơ đồ thì nghe được. Nhưng nếu dùng phép tính toán học để tính từ ngày đầu năm 1000 Tr.CN đến ngày đầu năm 2000 SCN là bao nhiêu năm thì chắc chắn sẽ sai 1 năm.
    [​IMG]

    P.S Ngoài lịch Công Nguyên còn có Phật lịch, lịch Hồi giáo nữa. (Chưa nghiên cứu nên không rõ cách tính thời điểm bắt đầu, cách tính năm, tính tháng ra sao).
     
    Đoàn Trọng thích bài này.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này