Cháu kiệt sức, chán nản và tuyệt vọng khi nghe chữ HỌC

Thảo luận trong 'Hỏi đáp - Góp ý' bắt đầu bởi 4DHN, 24/9/16.

  1. Derby

    Derby Lớp 7

    Mới nhớ thêm một chuyện. Tại lâu không tham gia nên quên.
    Ở Úc, ngoài private tutor, các hs kém có thể nhờ vào mạng lưới free tutoring. Mạng lưới này được cung cấp bởi các local libraries và tổ chức vùng. Các thư viện vùng thì trả tiền cho những dịch vụ online tutoring như "yourtutor", như trong hình dưới đây:
    [​IMG]
    [​IMG]

    Dịch vụ này available mỗi ngày từ 3pm-10pm, nghĩa là các em, trong lúc học bài, có thể go online và thảo luận với tutor về tất cả mọi thắc mắc liên quan đến tất cả mọi môn học của grade 3-12. Nhân viên của "Yourtutor", nếu không phải là teacher đang dạy các môn muốn phụ trách thì cũng phải là hs đang học Honor ở ĐH. Nên có thể nói đây là một dịch vụ có phẩm chất thuộc hạng nhất (mà các em lại được hưởng free!). Local Libraries cũng run những lớp học / "help" khác như computing, law, English, v.v. Nói chung, họ luôn linh động và cố gắng đáp ứng nhu cầu của members.

    Mỗi city đều có những "Neighbouring Center" trong đó tổ chức rất nhiều các hoạt động học và chơi, như dancing, cooking, woodart, "homework help", v.v. "Homework help" thường run hai buổi chiều (after school) một tuần. Các em có thể nhờ giảng thêm về English, Toán và Science (Biology, Physics, Chemistry & Earth science).
    Những dịch vụ này được mở ra để giúp các hs thuộc những gia đình chưa sung túc về tài chánh.
    Đối với các em gặp khó khăn di chuyển, thì đã có một lực lượng "free tutoring đến tận nhà". Tất cả những nhân viên thiện nguyện này, vì làm việc trực tiếp với các em, nên ngoài việc phải trải qua khảo sát về năng lực chuyên môn, còn phải trải qua phần khảo sát nhân cách (police check) nữa. Lúc chưa quá bận, em cũng tham gia vào lực lượng này.

    Anh có thể thấy là không phải chỉ gia đình hay nhà trường, mà cả xã hội đều góp tay để làm giảm áp lực của việc học cho các em. Đây là mô hình mà những người có khả năng và có tâm với các em ở VN có thể áp dụng :D.

    Em có giới thiệu dịch vụ "Yourtutor" cho nhiều gia đình. Được hs feedback là rất tốt. HS không phải chờ lâu quá vài second và cuộc thảo luận sẽ kéo dài cho đến khi chính hs tìm ra được đáp số cho vấn đề của mình mới thôi. Cách học ở Úc là hướng dẫn cho hs tự tìm ra đáp án, chứ không "đút sẵn" như đút cơm. Ở trường cũng vậy, nếu có một em phát biểu trong giờ toán là 2 + 2 = 5 thì dĩ nhiên, các bạn cùng lớp mà biết là sai sẽ cười ầm, nhưng teacher sẽ không nói ngay là em đó đã sai. Họ sẽ tươi cười, từ tốn đặt câu hỏi và yêu cầu em đó chứng minh vế trên. Qua quá trình chứng minh, em nhỏ sẽ nhận ra cái biết của mình là không đúng, nhưng vì được lắng nghe nên em sẽ có đủ sự tự tin để không ngại phát biểu ý kiến sau này (cho dù ý kiến của em khác hoặc trái ngược với đám đông). Và đó chính là điều mà người lớn mong đợi ở các em.
    Cách học này, theo em, bổ ích và làm cho sự học trở thành thích thú hơn việc chỉ biết ngồi yên nghe và ghi chép.

    Cũng vậy, việc cho hs biết rõ về những applications của mọi topic của mọi môn học, trong đời sống thực dụng, là tối cần. Thí dụ, "exponential" là để tính độ cao của một vật được ném lên và thời gian cần thiết để vật đó lên tới cao độ đã định trước khi bắt đầu rơi xuống như trái banh, phi thuyền, v.v. Hoặc tình trạng sữa bị chua, nửa trái chanh bị lên mốc là do đã có những phản ứng hóa học nào xảy ra, v.v và v.v.

    Việc nhìn rõ sự liên hệ chặt chẽ giữa các công thức và định lý khô khan với những sự việc xảy ra hàng ngày, ngay trước mặt hay chung quanh mình khiến các em dễ tiếp thucó hứng thú đối với kiến thức khoa học hơn.

    Bài viết mà anh dẫn link, với em, là tiếng kêu cứu của sự tuyệt vọng, mà chỉ có những người cực kỳ ích kỷ và vô cảm mới không nhận ra.
     
    Chỉnh sửa cuối: 28/9/16
    Tit@n, TWINNA, vqsvietnam and 3 others like this.
  2. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Cách trợ giúp qua mạng ở Việt nam cũng có nhưng thường là tự phát từ những người có tâm huyết trong những lĩnh vực hẹp. Hoạt động của Thư viện chúng ta đây cũng có phần nào giống như vậy.
    Cái này thì chưa có ở Việt Nam, cũng rất nên áp dụng.
    Việc đưa những ví dụ minh họa sinh động đúng là làm cho bài giảng hay hơn và học sinh dễ tiếp thu hơn. Thời anh đi học cũng gặp một số thầy cô có cách giảng như vậy. Ví dụ: hồi anh học ĐH trong giờ Vật lý (cao cấp - tương tự như Toán cao cấp), hôm đó học về chuyển động của dòng khí, chất lỏng, khí động học. Vừa vào tiết thì có 2 sinh viên hút thuốc lá bị thầy nhắc nhở. Đến lúc giảng thầy đưa luôn sự kiện đó vào bài giảng, vì để nhìn thấy bằng mắt dòng khí chuyển động cần làm cho chất khí có màu sắc, thầy nói: "... Nếu ta thổi khói vào một cái ống thủy tinh... ví dụ có thằng nào hút thuốc lá rồi thổi vào (nháy mắt, cười cười) ta có thể nhìn thấy khí chạy thành dòng....". Và cả lớp cười ầm lên còn cậu bạn anh cũng cười bẽn lẽn. :D

    Anh thì có kinh nghiệm dạy trẻ từ lâu rồi, hồi còn đi học thì thường kèm em làm bài. Lúc đầu gặp thằng em quá dốt cũng có quát mắng, và nhận thấy rằng càng quát, càng nói nhiều nó càng không hiểu. Nhiều hôm thằng anh quát ầm ầm, thằng em ngồi khóc rưng rức. Sau đổi cách, đặt mình vào nó ở mức độ tư duy với kiến thức thực của nó: khảo sát xem nó hiểu những định lý, định luật nào, rồi yêu cầu nó học và hướng dẫn cho nó hiểu. Khi làm bài để nó tự làm trước, rồi phân tích chỗ sai... Cuối cùng thì thằng em từ dốt gần nhất lớp đã vươn lên top 5 của lớp trong môn đó. Anh vẫn nhớ nhớ vụ hướng dẫn nó dựng 1 góc 75 độ, hướng dẫn gợi ý nó làm 3-4 cách:
    - Chia đôi góc 60 độ (dựng tam giác đều, vẽ đường phân giác), chia đôi góc 90 độ (dựng góc vuông vẽ đường phân giác), rồi gép 2 góc lại. (Dùng compa và thước).
    - Dựng 1 tam giác có 1 góc 60 độ, 1 góc 45 độ. (Sử dụng tính chất tổng các góc trong 1 tam giác bằng 180 độ).
    - .....
    Đại khái khuyến khích sự sáng tạo, chứ không chỉ theo hướng dẫn theo 1 cách nào đó có trong sách hay giáo viên dạy. Thằng em anh đạt nhiều điểm 10 vì cái cách làm bài kiểm tra theo tư duy đó.

    Sau này có con thì cũng hướng dẫn con theo cách đó, tức là cũng đặt tư duy của mình vào tư duy của lứa tuổi đó, giải thích mọi thắc mắc của bọn nhỏ kể từ lúc bọn nó học nói, cái này dễ mà cũng khó vì nếu giải thích cao siêu quá (như tư duy thực, với kiến thức thực của mình) thì bọn nó không hiểu. Ví dụ: hồi học phép cộng, bọn nhỏ dùng cách đếm để cộng. Nếu kết quả phép cộng dưới 10 thì dễ, chỉ việc đếm ngón tay trên 2 bàn tay, anh hướng dẫn thằng lớn cách như sau, ví dụ muốn cộng 12 với 5, thì giơ 1 nắm tay lên và nói đây là 12, rồi giơ tiếp 1 bàn tay bảo nó đếm tiếp: 13, 14, 15... Sau này thằng anh cũng dùng cách y hệt như vậy để dậy thằng em. :D

    Tạm thế đã, lại phải đi cày tiếp.... :D
     
    Derby and deathshine like this.
  3. deathshine

    deathshine Administrator Thành viên BQT

    Derby ơi Bạn có thể nói rõ hơn phương pháp này giúp mình được không?
    Mình hiện tại đang thực hiện 1 dự án định hướng học tập kết hợp với các kỹ năng mềm hỗ trợ các em học sinh cấp 2.
    Bản thân mình chưa đủ mạnh để có thể thay thế được toàn bộ phương pháp giáo dục dành cho học sinh cấp 2 nhưng ít nhất cũng giúp các em đỡ bỡ ngỡ, học tập phù hợp với khả năng kèm theo phát triển các kỹ năng bằng cách thoải mái nhất có thể từ ngôi trường mình hợp tác.
    Mình muốn đi từ gốc nên mình chọn cách trò chuyện và hỏi mong muốn của các em học sinh (mình chọn ra 30 em học sinh bất kỳ trong 600 em học sinh tại ngôi trường mình đang thực hiện dự án) trước khi bắt tay vào làm.

    Cách của Derby trao đổi mình rất quan tâm, mình muốn biết rõ hơn để có thể tham khảo phương pháp đó, Derby vui lòng giúp mình biết rõ hơn với nhé!

    Cảm ơn Bạn.
     
    Derby thích bài này.
  4. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Học nhi thời tập chi bất diệc lạc hồ ... Lớp học cụ Khổng chắc vui lắm, nếu không sao có nhiều đệ tử đến thế.
     
  5. Derby

    Derby Lớp 7

    Cấp hai là từ lớp 7-9? Mình không hiểu "kỹ năng mềm" là gì. Nắng có thể giải thích thêm không? :D
     
    deathshine thích bài này.
  6. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Kỹ năng mềm chắc là kỹ năng mềm dẻo, tùy cơ ứng biến linh hoạt hợp lý, tối kỵ cứng nhắc bảo thủ. cute_smiley18cute_smiley20cute_smiley26
     
  7. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Hồi năm 2007, tôi có 1 chuyến công tác ở tỉnh Phú Thọ (đền Hùng Vương thuộc tỉnh này) ở một vùng khá sâu, dân ở đó là người Mường. Ở trọ một nhà có con đang học lớp 1 (năm đó thằng lớn nhà tôi cũng học lớp 1). Tối tối thấy mẹ dạy con học bài bằng cách đọc sách rồi bảo con đọc theo. Đến kỳ nghỉ hè năm đó (chuẩn bị lên lớp 2), đang ngồi quán nước thấy đứa con nhà đó và mấy đứa nhỏ, ngứa tay thử kiểm tra trình độ bọn nhỏ, thì bọn nó đọc rất trôi chảy bất cứ bài nào. Đến khi chỉ vào cuối sách chỗ nói về NXB, số lượng in, nộp lưu chiểu... thì cả bọn tịt mít, đứa nào khá thì cũng ngắc ngứ đánh vần được, vài đứa sợ chạy mất dép luôn. Hóa ra bọn nó thuộc lòng nội dung chứ không biết đọc. Sau vụ đó, tôi có góp ý với họ về cách dạy kèm con cái ở nhà, và khi về nhà có mua tặng mấy nhà đó sách, truyện, rồi tạp chí cũ bởi vì ở vùng đó thường thường trong nhà không có gì để đọc. Tất nhiên, sau 3 tháng hè thì bọn nhỏ đó cũng đọc thông chứ không còn đọc vẹt như hồi kết thúc năm học lớp 1 nữa. Đó là những nhà còn để ý kèm con học bài (tuy có sai sót trong cách kèm), còn có những nhà bỏ mặc nữa. Chuyện đó khá phổ biến ở những vùng sâu vùng xa đó.
     
    Lười Đọc Sách thích bài này.
  8. NQK

    NQK Lớp 10

    Nếu bác đã đi thực tế, không như những người chỉ đọc những lời chém gió hoặc suy đoán dựa vào những điều mơ hồ, thì hẳn bác thấy giải pháp - gớm, cả những giải pháp của những chuyên gia nước ngoài lương tầm 900 triệu mỗi tháng - không phải lúc nào cũng tốt và hiệu quả. Vất lắm.

    Sent from Oneplus One
     
  9. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Không chủ định khảo sát, nhưng mọi thứ cứ đập vào mắt luôn. Cũng vì nhà đang có con học lớp 1 nên mới để ý đến bọn học lớp 1 khác. Nói gì thì nói giáo viên ở trường đó cũng dạy không tốt, hay là cũng vô trách nhiệm, nên thấy học trò đọc vanh vách tưởng là bọn nó giỏi lắm. :D

    Tất nhiên bọn nhỏ nhà tôi không thể đọc vẹt như thế, vì giữa năm lớp 1 đã tự đọc được những cuốn truyện mà hồi trước, khi nó còn học mầm non, mẹ đọc cho nghe trước khi ngủ.

    P.S Nghề của tôi, cái nghề kiếm cơm ấy không liên quan gì đến văn hóa, giáo dục nhé. Nên có phát biểu gì ở topic này là phát biểu với tư cách, góc nhìn của một phụ huynh học sinh thôi. :D
     
  10. Derby

    Derby Lớp 7

    Đặt kỳ vọng cao vào con trong nhiều trường hợp có thể là động lực khiến đứa trẻ được kích thích để làm hết sức mình. Nhưng không nên quá tải. Trí óc, cũng như thể xác, rất cần một sự thăng bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi thì mới có thể hoạt động hữu hiệu được. Đây là điều mà các người chịu trách nhiệm về giáo dục và gia đình cần phải phối hợp để làm cho việc học trở thành niềm vui đối với các em, hơn là một gánh nặng. Bằng cách giảm bớt những môn học không có giá trị thực dụng, hoặc một giáo trình và cách giảng dạy mà chỉ có những em rất yếu mới cần phải học thêm. Còn những em có sức hiểu trung bình vẫn có thể nhờ vào sự siêng năng mà có thể hiên ngang sánh vai cùng các bạn có khả năng hiểu nhanh hơn. Đã từ lâu sách dạy về những “cách học thông minh” được bầy bán lan tràn trên thị thường. Có phải đã đến lúc người Việt chúng ta cần tới một “giáo trình hay cách dạy thông minh”?

    Hãy cùng lắng nghe tâm tư của em.

    Không biết tự bao giờ, thời gian chúng cháu đi học còn nhiều hơn khoảng thời gian chúng cháu được ngủ ....

    …Cuộc sống của những học sinh giờ đây gần như chỉ xoay quanhHỌC. Chúng cháu không biết đến khái niệm nghỉ ngơi, thư giãn. Chúng cháu gần như không còn hiểu được giá trị của những bữa ăn bên gia đình vì gần như suốt một tuần chúng cháu chỉ gần như học thêm đến khi trời tối mịt. […..]

    [….] Một lớp học phải có từ 40 em được học sinh Giỏi, Khá và không được có học sinh Trung bình.


    Đây có phải là cách sống lành mạnh dành cho một em nhỏ 15 tuổi? Làm sao các em còn đủ sức để đối phó với chương trình ĐH, khi mà một giờ ngồi trong lecture hall cần 3 giờ học bên ngoài, nếu muốn hiểu vấn đề thật rõ? Và các em là những con ốc được tạo ra bởi hệ thống mass production hay sao mà không được phép là một học sinh trung bình?

    Các vị người lớn có biết một sự thật đau lòng là đa phần học sinh VN đi du học bên Úc đều phải rất chật vật mới theo kịp được chương trình, chưa kể những em học hoài nhưng cuối cùng cũng phải trắng tay về nước? Nhiều em xuất thân từ gia đình giầu có đã phải thay đổi course gần như mỗi semester vì “course nào cũng quá khó”. Đó là những câu chuyện mà chính tai mình nghe được trong cafeteria của trường ĐH. Có phải là nền giáo dục VN đang có nhiều điều cần phải được soi xét và chỉnh sửa?
    Những người này không nghĩ tới việc được phỏng vấn trước ống quay cũng là một áp lực lớn làm cho em nhỏ lúng túng và quên sạch những điều có thể em biết rất rõ ràng trước đó. Họ thiếu một điều mà con người rất cần để làm một người bình thường: compassion.
    Điều tối cần để cho một đất nước phát triển là những thế hệ sau phải có tư duy vượt hẳn tầm nhìn của những người đi trước. Thí dụ điển hình là vào đầu năm 1861, chỉ có một nửa dân số Mỹ đồng ý với Tổng thống Abrahm Lincoln rằng, “con người sinh ra đều bình đẳng, bất kể sự khác biệt về xuất thân, mầu da hay hình dạng”. Bởi vậy Hoa Kỳ mới rơi vào cuộc nội chiến 4 năm (April 1861 – May 1865). Nhưng không lâu sau đó TT Lincoln đã được suy tôn là một trong những tổng thống vĩ đại nhất của Hoa Kỳ. Vị trí của nước Mỹ trên bàn cờ thế giới ngày nay đã là một chứng minh hùng hồn cho mệnh đề này.
     
    Chỉnh sửa cuối: 29/9/16
  11. Derby

    Derby Lớp 7

    Hoàn toàn đồng ý. Nhiều khi chính những thí dụ đưa ra này làm mình nhớ rõ bài giảng bữa đó hơn những bài giảng khác. Bằng chứng là anh nhớ rõ từng chi tiết cho tới bây giờ.
    Anh chị đã làm rất đúng. Bao giờ cũng phải bắt đầu bằng việc dạy đánh vần và để cho trẻ tự đọc sách. Mình chỉ giúp trong việc giải thích nghĩa của những từ / câu mới mà chúng chưa bao giờ gặp.

    Là cha mẹ mà có tâm, nhiều khi còn làm được việc hơn những người kiếm cơm bằng văn hóa, giáo dục anh à. Bởi vậy tại những quốc gia tiên tiến nhà trường mới cần sự tiếp tay của phụ huynh học sinh. Thầy cô và cha mẹ hay người giám hộ của trẻ thường xuyên gặp nhau officially và unofficially. Họ trao đổi với nhau về năng lực và thái độ của trẻ đối với sự học tại trường và ở nhà. Ngay cả khi vì lý do nào đó, một lớp học có substitute teacher. Họ cũng gởi giấy thông báo tới gia đình và mời phụ huynh đến gặp để cho thầy cô mới được biết rõ hơn về các em mà vị này sẽ lãnh nhiệm vụ chăm sóc.
    Việc học của trẻ em không bao giờ nên được coi chỉ là trách nhiệm của nhà trường. Tệ hơn nữa là trách nhiệm của riêng các em! :rolleyes: :(
    Có đúng hay không đó? Hay ông anh lại giải thích theo kiểu "cùn"??? cute_smiley18 3D_37
     
    Chỉnh sửa cuối: 28/9/16
    deathshine and hanhdb like this.
  12. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Cũng gần đúng như thế, kiểu vô chiêu thắng hữu chiêu, vô kiếm thắng hữu kiếm. Có điều để cái vô chiêu đó có hiệu quả thì cần rất tinh thông cái hữu chiêu. Giống như muốn sáng tạo, muốn biến báo vượt qua cái cơ bản đã học thì cái cơ bản đó phải rất vững.

    Nói tóm lại, kỹ năng mềm là sự sáng tạo trong việc sử dụng kỹ năng. :D

    Nếu anh mà dạy kèm đứa nào (dạy thuê đi), thì anh thích dạy đứa đang có kết quả học tập không tốt hơn là thích dạy đứa đang có kết quả học tập tốt. Khi đó mình sẽ có cơ hội để sử dụng kỹ năng mềm nhiều hơn.
     
    deathshine and hanhdb like this.
  13. notakid

    notakid Lớp 1

    theo tôi thì mỗi chúng ta nên quan tâm tới con của mình nhiều hơn và hãy làm ngay đi. Làm ngay. Dẫn chúng đi công viên hay là du lịch. Đừng lên kế hoạch để rồi bỏ đó không làm. Vậy thôi.
     
    dongtrang and 4DHN like this.
  14. deathshine

    deathshine Administrator Thành viên BQT

    Mình đau tay quá, mai mình trả lời nhen.
     
    coughgerm thích bài này.
  15. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Gia đình là trường học đầu tiên. Làm cha mẹ ai mà không đau xót khi con cái mình kiệt sức, chán nản khi nghe chữ học. Cám ơn con đã chia sẻ nỗi niềm. HỌC SINH CŨNG CHỈ LÀ CON NGƯỜI, KHÔNG PHẢI MÁY MÓC". Rất hãnh diện khi có người con như thế.
     
    Last edited by a moderator: 1/10/16
    Derby thích bài này.
  16. Derby

    Derby Lớp 7

    Đây là việc cần thời gian mà. Đâu có gấp. Nắng cứ nghỉ ngơi, đừng bắt cổ tay làm việc nhiều quá. Mình chờ! :D
     
    deathshine thích bài này.
  17. mr.buiduytung

    mr.buiduytung Lớp 7

    Rõ ràng cách dạy và học của chúng ta không hiệu quả nhưng phải đánh đổi quá nhiều như mất tuổi thơ tuổi thanh xuân, mất mối liên hệ tình cảm gia đình (cha mẹ lo đi làm con lo đi học), thiếu các kỹ năng xã hội... Trong khi đó rất nhiều thứ cần học lại không được dạy...
     
  18. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Chương trình học của học sinh phổ thông quá nặng nếu so sánh tương đương, nhưng khi học ĐH lại nhẹ hơn nước ngoài. Tôi có bạn sống ở Thụy Sỹ được 4 năm rồi. Đứa con lớn của bạn kêu là học toán dễ quá :D. Ví dụ bên đó lớp đó chỉ học phép tính chưa đến 20, mà ở Việt nam đã học đến 100. Và bên đó vừa học vừa chơi rất nhẹ nhàng trong khi ở Việt Nam quá vất vả. Chưa kể ở Việt Nam thì phải đưa đón rất mất thời gian bên đó thì trường ở ngay trong làng nên bọn nhỏ tự đi và tự về nhà. Thủ tục nhập học rất đơn giản và sự trợ giúp để học tiếng Pháp rất tận tình và có trách nhiệm. Các hoạt động ngoại khóa để rèn kỹ năng sống độc lập rất thường xuyên được tổ chức, trong những kỳ dã ngoại đó, cha mẹ được khuyến cáo là không can thiệp. Chắc hệ thống giáo dục đó tương tự hệ thống giáo dục của Úc.

    Tuy nhiên học ĐH thì khó hơn ở VN nhiều lần, những người không đủ năng lực học ĐH thì có rất nhiều trường dậy nghề để đào tạo nghề phù hợp với khả năng của mình.

    (Rất tiếc là tôi không muốn copy những chia sẻ của bạn tôi được vì sẽ phải edit rất mất thời gian, cũng không thể dẫn link được, xin đừng hỏi tại sao nhé :P)
     
  19. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    À, quên mất một chuyện quan trọng, là hồi còn ở Việt Nam cả hai đứa con nhà ấy cũng sợ phải đến trường: buổi sáng rất miễn cưỡng dậy đi học, nhưng sang đến Thụy Sỹ thì lại rất thích đi học. Đôi khi bọn nó mắc lỗi thì cái cách đe dọa hiệu quả nhất với bọn nó là: không cho đi học, và.... "cho chúng mày về Việt Nam". :(
     
    baothoa thích bài này.
  20. Mây_Chelski

    Mây_Chelski Lớp 1

    Ngày xưa mình cũng đi học cấp 1, 2 và 3 chỉ mỗi cấp 3 là hơi khó khăn chứ cấp 1,2 học tàn tàn cũng lên lớp và nhà mình thì không quan trọng hóa vấn đề học lực của mình. Vì cả nhà đều biết mình học không giỏi nên không ép buộc, nhưng cho dù dốt thì cũng phải có môn giúp mình đứng trên đỉnh cao nhất lớp mà cụ thể là môn ngoại ngữ, thế nên dù dốt toán thì ngoại ngữ của mình vẫn làm mình tự tin khi đi học.
    Các phụ huynh ngày nay quá áp đặt nhiều học lực, bắt trẻ con phải học thật giỏi để sau này ra đời kiếm công việc nhiều tiền, thú thật là cuộc sống cần tiền, nhưng cuộc sống mà cướp đi thú vui của con trẻ đúng là không nên đâu các phụ huynh ạ.
    Nói về việc CHÁN HỌC thì mình ngày nào cũng muốn đi học cho dù là mình không thích học lắm, nhưng việc này có thể suy nghĩ theo chiều hướng khác, giờ học thì học mà giờ chơi thì chơi, giáo viên thích đùa thì mình có thể nói chuyện trong giờ học. Chủ yếu không gây cảm giác chán nản cho con trẻ.
    CHUNG QUY RA LÀ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC ĐÃ LÀM TRẺ EM CHÁN HỌC.
     
    baothoa, dongtrang and deathshine like this.

Chia sẻ trang này