Chế độ mẫu hệ Chăm (Inasara)

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi 4DHN, 4/10/13.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]


    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E"][​IMG] 13-11-2007, 09:31 AM[/TD]
    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E, align: right"] #Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Thủ thư

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Oct 2006
    Bài gởi: 1,052
    Xin cảm ơn: 1,962
    Được cảm ơn 9,570 lần trong 1,093 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG] Chế độ mẫu hệ Chăm (Inasara)
    [HR][/HR]Tên sách: CHẾ ĐỘ MẪU HỆ CHĂM
    Tác giả: Inrasara

    Nguồn: Website damau.org
    Sưu tầm hình ảnh và thực hiện ebook: Goldfish
    Hoàn thành ngày 12/11/2007
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Chúng ta có dịp viếng thăm… chay bộ tộc Moso ở “vương quốc đàn bà”, nơi phụ nữ nắm mọi quyền hành, xã hội không có khái niệm về vợ chồng, hôn nhân; trai gái đến với nhau vào lúc nửa đêm và trở về nhà khi bình minh đến; con cái không cần biết đến cha... Có người xem bộ tộc Moso như là hóa thạch sống của chế độ mẫu hệ từ thuở bình minh của loài người còn sót lại đến nay (theo Bình Nguyên, Đường lên “Nữ Nhi Quốc”, Tuổi trẻ Online).

    Người Chăm ở miền Trung hiện nay vẫn còn theo chế độ mẫu hệ. Mẫu hệ nhưng phụ quyền. Tác giả Thông Khanh Thánh ghi nhận về chế độ mẫu hệ của người Chăm trong bài Tìm hiểu ảnh hưởng Phật giáo trong chế độ mẫu hệ Chăm (website Quảng Đức) như sau: “Mẫu hệ Chămpa hiểu một cách thấu đáo đó là tính chất của Mẫu tính (Matronymic) lấy họ mẹ đặt cho con và Mẫu cư (Matrolocal) người đàn ông theo vợ. Tổ chức cao nhất của xã hội Chămpa là thị tộc dưới thị tộc là chiết Atâu (tộc họ), dưới chiết Atâu là chiết Parô (chi tộc) do bà Tôn chi (Mmuparo) đứng ra đảm trách mội công việc quan hôn – tang tế và cuối cùng là tiểu gia đình (Mư nga Won) do người vợ làm chủ nắm giữ tay hòm.

    Mẫu hệ ở đây được phân công một cách hợp lý và đúng chức năng của nó. Tuy nói rằng Phụ nữ là người chủ gia đình, Nam giới không đảm trách vai trò này nhưng thật ra vai trò của nam giới đối với gia đình khá quan trọng chi phối mạnh mẽ đến cuộc sống gia đình và xã hội, nhìn sâu vào giai tầng chúng ta có thể thấy rằng đây là một thiết chế bình đẳng hợp lý trong vai trò xây dựng và phát triển gia đình và xã hội. Điều này có thể chứng minh rằng trong lịch sử Chămpa chưa thấy một vị vua Nữ nào lên nắm quyền, hầu như tất cả là nam giới”.

    Trong bài Xứ Chăm - người Chăm và quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa Chăm- Việt, ông Lê Văn Hảo nói rõ hơn về chế độ mẫu hệ của người Chăm ở miền Trung: “Huyết thống của con cái đều tính theo dòng mẹ, thừa kế tài sản theo trực hệ bên mẹ. Chế độ ngoại hôn phải thực hiện theo dòng mẹ, nếu vi phạm điều này thì mang tội loạn luân. Người phụ nữ Chăm giữ vai trò chủ động trong tình yêu và hôn nhân, sau hôn lễ phải về cư trú bên nhà vợ. Vai trò và vị trí người phụ nữ trong xã hội luôn luôn được đề cao và có tính quyết định so với nam giới. Vai trò của ông cậu (anh hoặc em của mẹ) rất lớn đối với mỗi thành viên trong gia đình. Nếu vợ chết mà bên vợ không có người nối kết hôn nhân với chồng (tục "nối nòi", các sắc tộc Tây Nguyên gọi là "chuê nuê") thì người chồng phải trở về dòng họ mình với hai bàn tay trắng, không con cái, không của cải”.

    Wikipedia cho ta biết thêm: “Chỉ con gái được thừa kế tài sản, người con gái út được thừa kế nhà tự để thờ cúng ông bà và phải nuôi dưỡng cha mẹ già”.

    Chúng ta sẽ tìm hiểu thêm chế độ gia đình của người Chăm qua bài Chế độ mẫu hệ Chăm của Inrasarađược chép lại dưới đây.

    Inrasara tên thật là Phú Trạm, sinh năm 1957 tại làng Chăm Chakleng - Mỹ Nghiệp, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. 1982: nghiên cứu ở Ban biên soạn sách chữ Chăm - Ninh Thuận. 1992: nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu Việt Nam - Đông Nam Á, đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh. 1998: hoạt động tự do. Hiện sống tại TP. Hồ Chí Minh. Công việc đang làm: Nghiên cứu văn hóa Chăm - làm thơ, viết văn, thỉnh thoảng dịch và viết phê bình văn học. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Hội Văn học - Nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam (Theo website Người Viễn Xứ)

    Bài Chế độ mẫu hệ Chăm này có lẽ được trích từ cuốn Về Văn hóa - Xã hội Chăm Nghiên cứu và đối thoạicủa Inrasara. Trên website Champaka, mục Phê bình sách, ông Dominique Nguyen cho rằng lý luận của tác giả Insara về chế độ mẫu hệ là “mơ hồ”! Goldfish tôi chỉ là “nhà Biếng học”, chẳng biết ai đúng, ai sai nên… chép luôn ý kiến của “nhà Chăm học” Dominique Nguyen ở cuối ebook này để các bạn tiện tham khảo.

    Code:
    Định dạng PRC [Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link]; [link iFile]; [link megaupload]; [link rapidshare]
    Định dạng EPUB [link mediafire]; [link iFile]; [link megaupload]; [link rapidshare]
    Định dạng PDF [link mediafire]; [link iFile]; [link megaupload]; [link rapidshare]
    Định dạng WORD [link mediafire]; [link iFile]; [link megaupload]; [link rapidshare]
    Định dạng HTML[link mediafire]; [link iFile]; [link megaupload]; [link rapidshare]
    Định dạng LIT [link mediafire]; [link iFile]; [link megaupload]; [link rapidshare]
    Định dạng AUDIOBOOK[link mediafire];[link iFile];[link megaupload];[link rapidshare]

    [HR][/HR]thay đổi nội dung bởi: quantam, 14-05-2011 lúc 03:39 PM
    [/TD]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"][​IMG]

    [/TD]
    [/TABLE]
     
    khanh67 thích bài này.
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này