Tùy bút Chỉ tại con chích chòe - Dương Tường

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi thomas, 3/4/14.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. thomas

    thomas Lớp 8

    Tôi lạ lắm ông Dương Tường

    (Thay lời tựa)

    PHẠM XUÂN NGUYÊN​

    Mượn cách nói này của một anh bạn nhà văn, tôi: lạ lắm ông Dương Tường.

    Ông là nhà báo? Dịch giả? Nhà phê bình văn học? Nhà phê bình mỹ thuật? Nhà phê bình âm nhạc? Nhà phê bình sân khấu? Nhà thơ?

    Đúng cả.

    Nhà báo, ông đã từng làm phóng viên Thông tấn xã, đã từng viết cuốn Thuyền trưởng, truyện ký về Anh hùng Lao động Hồ Xuân Tuyên, thuyền trưởng một đội tàu đánh cá ở Hải Phòng - bạn ông, nhà văn Bùi Ngọc Tấn hồi ức lại thế.

    Dịch giả, ông quá nổi về mặt này, người chuyển ngữ từ tiếng Anh, tiếng Pháp ra tiếng Việt những tác phẩm nổi tiếng của văn học thế giới: Anna Karenina (Lev Tolstoi, Nga), Đất dữ (Jorge Amado, Brazil), Cuốn theo chiều gió (Margaret Mitchell, Mỹ), Đồi gió hú (Emily Brontể, Anh), Cội rễ (Alex Haley, Mỹ), Aỉexis Zorba (Nikos Kazantzaki, Hy Lạp), Con đường xứ Flandres (Claude Simon, Pháp), Bức thư của người đàn bà không quen (Stefan zweig, Áo), Người dưng (Albert Camus, Pháp), nhiều vở kịch của Shakespeare như: Othello, Anthony và Cleopatra, Đêm thứ 12, v.v... Hiện ông đang làm gần xong tiểu thuyết Cái Trống thiếc của Gunter Grass, nhà văn Đức, Nobel văn học 1999. Ông tự coi mình là một người dịch a-ma-tơ (tài tử), nhưng quan niệm "người dịch có cá tính có thể và cần phải rất tự do sáng tạo trong giới hạn của nguyên tắc, một bản dịch lý tưởng phải là một tác phẩm trong đó người dịch là đồng tác giả".

    Nhà phê bình văn học, hãy nghe ông Tường giải một nỗi buồn của Nguyễn Tuân: "Xưa nay, người ta ưa nhìn Nguyễn Tuân như một mặc khách không ngừng bị ám ảnh bởi nỗi khao khát xê dịch, luôn luôn thèm đi, cuồng đi. L'invitation au voyage - mà anh dịch rất hay là Thỉnh Du - đó là khúc nhạc quyến rũ nhất đối với lòng chàng lãng tử họ Nguyễn. Nhưng những năm cuối đời, những chuyến đi xa dường như không cám dỗ anh nữa. Phải chăng nỗi cuồng đi đã nguội lạnh trong anh? Tôi, tôi nghĩ thế này: Có lẽ, như Celine làm cuộc viễn du đến tận cùng đêm, anh cũng thấy cần dành thời gian còn lại để hoàn thành cuộc viễn du đến tận cùng lòng mình. Vả chăng, theo tôi, cuộc hành trình lớn nhất, dài nhất trong đời anh - mà anh chưa đi hết - đó là cuộc hành trình chữ. Với anh, mỗi lần động bút là một chuyến phiêu du - du lịch trên địa đồ chữ nghĩa...". Còn đây, ông viết về Raymond Carver - một Chekhov của nước Mỹ hậu hiện đại: "Đọc Carver, tôi không khỏi liên tưởng đến Chekhov, một Chekhov - dĩ nhiên ở tầm khiêm tốn hơn - của nước Mỹ ngập ngụa trong tàn bạo, nhàm chán, trong sự tầm thường đến ê chề, một nước Mỹ đã đánh mất sự ngây thơ của mình đồng thời đánh mất luôn cả khả năng đón nhận hạnh phúc. Truyện ngắn của Carver tựa như những mẩu giáo khoa về phân hủy. Làm thể nào để đánh hỏng đời mình và đời người khác, để nảy sinh hằn thù, điên loạn và tội ác? Carver dã tạo một thế giới thiếu vắng tình yêu, thiếu vắng đến độ dã man. "Chúng tôi nói gì khi bàn về tình yêu" là đầu đề một kiệt tác ngắn của ông. Thật kì lạ, từ lâu ỉắrn rồi người ta đã quên hẳn không còn biết nói gì, nói thế nào về tình yêu. Trái tim bị xâm thực bởi quá nhiều tham vọng nhỏ nhoi đã trở nên khô héo cằn cỗi không còn biết gì đến nhịp đập yêu thương".

    Nhà phê bình mỹ thuật, ông đã tìm hiểu nghìn năm mỹ thuật Viêt Nam, đã viết nhiều bài giới thiệu các họa sĩ Việt Nam, nhất là các họa sĩ trẻ ham tìm tòi sáng tạo, với người đọc trong nước và ngoài nước, đã lo phần ngoại văn cho các vựng tập. Ông đã dẫn người xem tranh hiểu những nghịch lý của Bùi Xuân Phái, thách thức của Nguyễn Sáng, tính đương thời truyền thống ở Nguyễn Tư Nghiêm, mặt khuất của định mệnh ở Trần Trung Tín, hành trình vào cái không nhìn thấy nơi Nguyễn Quân, những độc thoại nơi Trần Trọng Vũ... Và ông cùng con gái có hẳn một Gallery Mai tại nhà riêng, ở Hà Nội.

    Nhà phê bình âm nhạc, hãy lắng cùng ông "Văn Cao và xung động Icare".

    Nhà phê binh sân khấu, hãy nhìn cùng ông "Vua Lear n chiều".

    Nhà thơ, ông viết nhiều, nhưng chỉ mới in ít, trong tập chung với bạn mình, nhà thơ Lê Đạt, 36 Bài Tình. Lối thơ gieo có âm, tạo nghĩa theo chiều biểu âm ông thực hành đã gây bối rối, lúng túng cho những ai chỉ quen một lối đọc, lối duy lý tuyến tính. Thơ ông trong một dòng Trần Dần, Lê Đạt, Đặng Đình Hưng, nhưng ông có mạch riêng. Ông không chỉ làm thơ tiếng Việt, mà còn làm thơ tiếng Anh, tiếng Pháp (đã đăng nhiều trên các báo, tạp chí ở Pháp và Mỹ). Hỏi vì sao, ông bảo, nàng thơ tính đỏng đảnh như người đẹp, nàng thơ hiện đại khoái tiếng Việt đã đành, còn khoái cả ngoại ngữ, không phải làm dáng, mà đế bình đẳng. Thử đọc môt đoạn thơ tiếng Anh của Dương Tường viết tại New York City năm 1995:

    I look at America
    through
    your perversely di tenderness
    your vulnerably a gynecology
    your frustratingly g sensuality
    your waywardly o friendliness
    your hopelessly n dynamism
    your puzzlingly al pussy


    Đúng, Dương Tường nhà báo, dịch giả, nhà phê bình văn học, nhà phê bình mỹ thuật, nhà phê bình âm nhạc, nhà phê bình sân khấu, nhà thơ.

    Nhưng chưa phải đúng thế.

    Dương Tường, đúng nhất, người viết.

    Như cái tên sách của Roland Barthes "Le Degré zéro de l'écriture" ông muốn dịch thành "Độ không của viết". Viết, chứ không phải lối viết cách viết. Viết - một thao tác, một bút pháp, một chọn lựa, một thái độ, một đổi mới. Viết, chỉ một, là viết, vậy thôi.

    Với người viết, điều được đặc biệt quan tâm, chăm sóc, đó là con chữ, con âm.

    Ai đầu tiên gọi chích chòe là chích chòe, đó là thi sĩ, là người làm chữ, người tạo âm, là kẻ có tài tạo hóa biến hư ảnh thành thực thể. "Loại chim ấy ắt đã có từ rất lâu trước đó, người ta hẳn đã nhiều lần thử đặt cho nó một cái tên nhưng không đậu và chỉ đến khi ai đó, tronq một lóe chớp thần hứng, bật thốt hai âm tiết chích chòe trúng pắp, không gì thay thế nổi, thì nó mới thực sự tồn tại, thêm cho trời đất một cái gì không chỉ đơn thuần là một loài chim".

    Khoái cảm đọc Dương Tường, với tôi, là khoái cảm đọc chữ, nghe âm. Dù viết ngắn hay dài, dù là bài khai từ cho một triển lãm hay bài nghiên cứu sâu về một tác giả, tác phẩm, ông đều dụng công lấy chữ, đặt chữ, kỳ cho nói được đích đáng điều cần nói. Tôi râm ran bất ngờ khi ông gọi Nguyễn Tuân là "quốc ngữ", Bùi Xuân Phái là "quốc hoạ". Câu Dương Tường viết về Nguyễn, có lẽ, cũng là điều ông muốn thực thi: 'Trào ra được trên mặt giấy thành chữ, những đàn chữ tươi mẩy, căng mọng electron biểu năng, đôi khi thành những tiệc chữ tưng bừng". Đoạn thơ tiếng Anh trên phải đọc bản tự dịch tiếng Việt của chính ông mới nghe được hết sự bật nẩy của con chữ và hình ảnh. Nước Mỹ (America - A-mơ-ri-ca) trong mắt ông là một cái Chéo mà ông gọi là "Nàng chéo" (Miss Diagonal):

    tôi nhìn nước Mỹ
    qua mềm dịu em phi lí chéo
    qua phụ khoa em hơ hớ chéo
    qua nhục dục em ngao ngán chéo
    qua tình thân em ngạo ngược chéo
    qua năng động em vô vọng chéo
    qua bè he em bối rối chéo


    Hiểu Dương Tường, hiểu những điều Dương Tường thoát trào ngọn bút, là hiểu theo cách alchemistic (giả kim).

    Nói theo một câu quen thuộc: với một số người, viết của ông, "dị âm nghịch nhĩ"; với một số người khác, viết của ông, "dị âm khoái nhĩ".

    Tôi, tôi thích một số cái ông viết.

    Nhưng tôi thích hơn viết của ông.

    Tôi lạ lắm ông Dương Tường.

    Hà Nội, Rắn 2001.
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/4/14
  2. Lehai

    Lehai Mầm non

    Bạn quên link sách à?
     
    Ban Tang Du Tử and mon_94 like this.
  3. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm IV

    Link PDF scan (12 Mb; 513 trang)

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/2/23
  4. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm IV

    Từ hôm qua đến giờ tôi nhận được hơn chục yêu cầu tải cuốn này. Vì vậy tôi đã thêm key để các bạn có thể tải mà không cần yêu cầu.
     
  5. QMaiAnh

    QMaiAnh Mầm non

    em cảm ơn ạaa
     
  6. thannx

    thannx Mầm non

    cảm ơn bạn nhé
     
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này