Tuổi hoa Chim chích lạc rừng - Tô Hoài

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi Heoconmtv, 3/9/15.

Moderators: Bọ Cạp
  1. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    [​IMG]
    Chim chích lạc rừng
    Tác giả: Tô Hoài
    Nhà xuất bản Kim Đồng

    Trong văn nghiệp của Tô Hoài, truyện đồng thoại là một mảng sáng tác đặc sắc, không chỉ trẻ em mà người lớn cũng đem lòng yêu thích. Với tài năng thiên phú, Tô Hoài đã sáng tạo nên nhiều tác phẩm sinh động, hấp dẫn như Dế Mèn phiêu lưu ký, Võ sĩ Bọ Ngựa, Chim chích lạc rừng... Những tác phẩm như thế đã góp phần quan trọng vào việc định vị cái đẹp vào tâm hồn tuổi thơ.

    Một điều thú vị là, làm nên thành công chung của truyện đồng thoại Tô Hoài có sự tham gia của các yếu tố văn hóa, văn học dân gian – nhất là các thành ngữ, tục ngữ.

    Về điều này, chí ít, có hai trường hợp: Chim chích lạc rừngCá đi ăn thề. Cả hai tác phẩm này đều được nhà văn viết vào những năm 60, 70 của thế kỉ trước. Đó là thời kì miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội với một không khí vui tươi, phấn chấn và gặt hái được nhiều thành quả. Là một nhà văn có trách nhiệm, Tô Hoài mong muốn phản ánh cái hiện thực tốt đẹp, đáng tự hào đó trong văn xuôi viết cho các em. Nhưng ông không muốn trình bày hiện thực đó một cách trực tiếp, trần trụi mà “biểu hiện cho có việc, có ý nghĩ”. Suy nghĩ ấy đã dẫn ông đến với thể truyện đồng thoại, loại hình văn chương nhân cách hóa loài vật vốn rất được trẻ em yêu thích. Và cũng rất tự nhiên, ông đã tìm thấy ở thành ngữ, tục ngữ dân gian những gợi ý thú vị cho việc lập tứ đối với những sáng tác nói trên.

    Truyện Chim chích lạc rừng nói về những đổi thay nhanh chóng của nông thôn miền Bắc qua cảm nhận của nhân vật chim Chích Bông. Trên đường đi tránh rét trở về, Chích Bông cảm thấy mình bị lạc đường. Cứ bay được một đoạn, chú lại phải dừng cánh, hỏi đường. Thì ra, chú vẫn đi về trên con đường quen thuộc ấy, nhưng lần trở về này, cảnh vật dưới đường bay đã đổi khác quá nhiều. Những nhà máy mới mọc lên, đường dây điện chằng chịt, làng xóm hồng sắc ngói mới... Tất cả đã tạo nên cảm giác lạ lẫm và... lạc đường. Cái ý “lạc đường” này được Tô Hoài lẩy ra từ thành ngữ dân gian Ngớ ngẩn như chim chích lạc rừng, và ông đã dẫn ra một cách trân trọng đầu tác phẩm của mình. Khác dân gian, ông không chế giễu mà nói về cái ngớ ngẩn của chú chim Chích như một nét đáng yêu, một “đường dẫn” đưa người đọc đến với hiện thực cuộc sống tươi đẹp của con người. Có thể nói, với Chim Chích lạc rừng, Tô Hoài đã xây dựng được một tứ truyện hay, độc đáo, đưa truyện đồng thoại tham gia thể hiện một chủ đề lớn của văn học thời bấy giờ mà tránh được sự lên gân, hô hào không cần thiết.
     

    Các file đính kèm:

Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này