Trà phiếm Chữ giản thể đã phản ánh thực trạng xã hội Trung Quốc như thế nào?

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi Heoconmtv, 1/9/15.

Moderators: amylee
  1. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Chữ Hán được coi là một trong những ngôn ngữ tinh tế và sâu sắc bậc nhất. Tuy nhiên, nửa thế kỷ trở lại đây người Trung Quốc bắt đầu sử dụng chữ Hán giản thể. Và bất ngờ chữ giản thể đã phản ánh chân thực xã hội Trung Quốc hiện đại.

    Nửa cuối năm 1950, Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã cải cách chữ Hán cổ thành chữ giản thể trên quy mô lớn. Chính vì vậy, những người sinh ra từ sau thập niên 60 đã không thể đọc hiểu được các thư tịch cổ, và tạo ra sự đứt gãy văn hóa truyền thống.

    Mỗi chữ Hán cổ là một thể sinh mệnh hoàn chỉnh, đó là sự kết tinh của những bối cảnh văn hóa, quá trình phát triển lịch sử và kinh nghiệm xã hội trong suốt chặng đường trưởng thành của một dân tộc. Bước vào thế giới chữ Hán, ta sẽ chứng kiến được những tri thức bác đại tinh thâm giống như một viện bảo tàng lịch sử.

    [​IMG]
    Tuy nhiên, chữ giản thể thì chỉ giống như một kí hiệu, nhìn thì có vẻ tiện lợi nhanh chóng, nhưng, thực chất lại là một thứ tàn khuyết bất toàn, giản mà không tinh. Đã vậy còn phá hoại luôn nội hàm của một hệ thống văn tự.

    Cùng với việc giản hóa chữ Hán, văn hóa truyền thống bị bỏ rơi, đạo đức suy thoái, xã hội hỗn loạn, con người thiển cận. Hiện nay, tại Trung Quốc chữ giản thể được sử dụng rộng rãi, và cũng là thứ ký hiệu thể hiện rõ nhất bộ mặt xã hội Trung Quốc đương thời.

    Dưới đây là một vài ví dụ tiêu biểu:

    1. Chữ Thân tức thân thích, thân hữu. Gồm bộ tân 辛 bên trái, và chữ kiến 見 bên phải, hàm nghĩa của bộ tân tức là vị cay, tượng trưng cho sự gian khổ, kiến tức là gặp mặt, nhìn thấy nhau; cho dù trong lúc khó khăn nhất, những người thân vẫn có thể luôn ở bên cạnh và tương trợ lẫn nhau, vẫn luôn thăm viếng và giữ được tình cảm khăng khít. Chữ giản thể đã bỏ mất đi chữ kiến chỉ còn lại bộ tân, anh em, vợ chồng,cha con vì bước đường mưu sinh gian khổ đã không còn nhìn mặt nhau nữa.

    2. Hương 「hương 」thay đổi thành乡 mất đi「lang」「郎」 (đàn ông , chồng). Ở nông thôn Trung Quốc ngày nay những thanh niên rời xa nhà, đi đến các đô thị lam việc, chỉ còn lại những đứa trẻ và người già.

    3. Ái「」ý nghĩa là tình yêu, gồm bộ tâm 心 (con tim) và chữ thụ 受 (chịu đựng), tình yêu thương chính là sự chấp nhận và tình nguyện hi sinh. Chữ giản thể đổi thành 爱, mất đi chữ tâm (trái tim). Trở thành tình cảm (tình yêu) hời hợt bên ngoài không có con tim.

    4. Tiến (tiến lên) gồm bộ sước 辶 (bước chân) và chữ giai 佳 (tốt đẹp), thay đổi thành 进, Chữ giai thay đổi thành bộ tỉnh「井」(cái giếng), tức “bước chân đi vào giếng” cũng chính là tự hủy diệt mình.

    5. Thính「」(nghe) gồm bộ nhĩ 耳 bên trái, chỉ cái tai; bên phải là chữ thập 十 (số mười) phiếm chỉ số nhiều, chữ mục目 (con mắt) và cuối cùng là tâm 心 (con tim), người ta phải nghe bằng tai, nhìn nhận nhiều lần bằng mắt và suy xét bằng nội tâm. Chữ giản thể đã đổi lại thành 听 gồm chữ khẩu 口 (cái miệng) và cân 斤 (cái rìu). Người ta không nghe bằng lỗ tai, không nhìn nhận bằng mắt và suy xét bằng trái tim; họ chỉ biết dùng miệng để tranh cãi và dùng vũ khí để giải quyết mâu thuẫn.

    6. Sỉ (liêm sỉ, xấu hổ) gồm bộ nhĩ 耳 (tai) và chữ tâm 心 (con tim). Người ta phải hướng nội, lắng nghe tiếng nói của lương tri, liêm sỉ bên trong mình để biết hổ thẹn khi làm việc xấu xa.

    Chữ giản thể lại thay đổi thành gồm bộ nhĩ 耳 (tai) và chữ 止 (dừng lại), người ta chỉ biết nghe rồi để đó, chứ không tự suy xét chính lương tâm của mình.

    7. Mãi tức mua bán, gồm hai bộ khẩu 口 ở phía trên biểu thị sự thương lượng, mặc cả giữa bên mua và bán; còn bộ bối (vỏ sò) ở phía dưới tượng trưng cho tiền tệ (người xưa sử dụng vỏ sò như một dạng tiền tệ) thay đổi thành 「买」gồm nửa bộ mịch 冖 ở trên (có nghĩa là trùm kín, bịt) ở dưới là bộ đầu 头 (cái đầu), về bản chất việc mua bán là phải dùng tiền bạc nhưng ở đây lại giống như sự bưng bít, bịt miệng và cướp giật tài sản.

    8. Ưu với ý nghĩa ưu tú, gồm bộ nhân 人 bên trái chỉ người và chữ ưu 憂 ở bên phải với ý nghĩa ưu tư, người xuất chúng ưu tú phải biết lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ. Chữ này đã đồi thành 优.

    Chữ ưu với nghĩa ưu tư đã bị đổi thành chữ vưu 尤 tức sự kỳ lạ, khác thường, nổi bật; người thời nay có chút ít tài năng liền huênh hoang bộc lộ để thỏa mãn cá tính của mình chứ không còn chú ý đến việc phụng sự quốc gia, dân tộc.

    9. Đạo mang ý nghĩa là dẫn đường, bên trên là chữ đạo 道 tức là con đường lớn, hàm nghĩa này còn chỉ đạo lý của vũ trụ và nhân sinh, bên dưới là chữ thốn 寸 (độ dài bằng chiều rộng của hai ngón tay chập lại) một trong những đơn vị đo độ dài nhỏ nhất của người Trung Quốc cổ.

    Người dẫn đường phải am tường đạo lý, trên mỗi bước chân từng phải cân nhắc tới đạo lý từng chút một, như thế mới không bị lầm lạc. Chữ giản thể đổi chữ đạo thành bộ tỵ 巳 ở phía trên, ứng với con rắn trong 12 địa chi, chẳng lẽ là phải bước theo vết bò của rắn rết?

    10. Chữ dược. Trong chữ Hán phồn thể chữ dược có nghĩa là thuốc bên trên là bộ thảo với hình dạng 艸…, là tượng trưng cho thảo mộc, cỏ cây, dược liệu mà người xưa sử dụng đều là cây cỏ. Ở dưới là chữ lạc 樂 tức là niềm vui. Thân thể có bệnh khó chịu vô cùng, sau khi dùng thuốc thì cơ thể trở nên thoải mái, thân tâm an lạc. Đó là hàm nghĩa của chữ dược 藥.

    Chữ dược giản thể vẫn giữ nguyên bộ thảo ở bên trên, nhưng chữ lạc 樂 ở dưới lại bị đổi thành chữ ước 約, nghĩa là ước thúc, trói buộc, gò bó,… hoàn toàn không giống với ý nghĩa ban đầu.

    Chữ giản thể vốn cầu sự tinh giản mà bỏ mất nội hàm, cầu lấy sự nhanh chóng ở bề mặt mà bỏ mất chiều sâu trong ý nghĩa, thậm chí tương phản. Tuy nhiên cũng có những chữ Hán không thay đổi, hầu hết là những chữ có hàm nghĩa xấu. Ví dụ như ma (ma quỷ) 魔 thì vẫn là 魔, qủy 鬼 thì vẫn là 鬼,phiến 騙(lừa gạt) thì vẫn là騙,tham 貪 thì vẫn là 貪, độc 毒 thì vẫn là 毒,dâm 淫 thì vẫn là 淫,đổ 賭 (cờ bạc) thì vẫn là 賭.

    Những điều tốt đẹp thì cắt mất, những thứ xấu xa giữ còn tồn tại. Có thể nói những từ giản thể đang thể hiện hoàn cảnh xã hội Trung Quốc hiện đại vô cùng chính xác.
     
  2. Trước mình cũng ghét chữ giản thể lắm. Nhưng bây giờ thay đổi tư tưởng rồi. Chữ giản hay phồn đều được hết, miễn là nội dung chuyển tải mà mình đọc hay là được.
     
  3. Homo Sapiens

    Homo Sapiens Lớp 4

  4. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Chữ phồn thể nó rất tượng hình và rất đẹp, qua giản thể nó thành ra đơn điệu.
    Như chữ QUY 龜 (con rùa) nhìn chữ thấy đủ đầu mai chân đuôi của con rùa. Nhưng giản thể 龟 thành ra con rùa dị dạng què chân...:lmao:
     
  5. cfcbk

    cfcbk Lớp 2

    Cái này là bác Heo tự ngộ ra hay lấy nguồn đâu vậy? Em thấy thì hơi suy diễn, nhưng mà... hay, keke
     
    Heoconmtv and sannyas60 like this.
  6. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    Thấy chữ long - rồng giản thể đi cũng rất kì cục
    Chữ truyền thống : 龍. Có đầu, thân, chân đang hoàng. Ngoài ra còn tượng trưng có vua, sức mạnh, dài.

    Chữ giản thể là 龙: lần đầu thấy chữ này mình nghĩ ngay đến rồng là con vật có đầu chó 犬 mình dài như con rắn.
    cute_smiley18cute_smiley18:fish::fish::fish:
     
  7. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    Chắc đây là link gốc tiếng Anh:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    pthanhhoa and cfcbk like this.
  8. cxz27

    cxz27 Lớp 7

    Nếu không lầm thì thời Mao Trạch Đông ông cũng thêm mẫu tự Latin để chấm dứt với phong kiến rồi bỏ bớt nén của chữ giản thể. Đọc bài này thấy bộ chữ TQ nó phức tạp nhỉ

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    [​IMG]
     
    pthanhhoa thích bài này.
  9. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Cóp nhặt mỗi nơi một ít, ngộ một ít. Mình thích tiếng Hoa vì tính hình tượng của chữ phồn thể, chữ giản thể viết thì nhanh nhưng không ý nghĩa hình tượng lắm. Viết thư pháp thì chỉ viết chữ phồn thể thôi.
     
  10. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    Trong link bạn @cxz27 đưa, có nhắc đến bộ phim truyền hình 8 tập về lịch sử 5000 năm chữ Hán, nếu xem được thì hay nhỉ ...
    :fish::fish::fish:
     
  11. Trung Quốc coi thánh nhân là phải làm những việc lớn. Mao Trạch Đông nhìn đi nhìn lại thấy có mỗi việc cải cách văn tự là để lại muôn đời. Thế là chữ giản thể ra đời. Mặc dù Mao viết rất xấu, nhưng lại được nịnh bợ tôn sùng là thư pháp có phong cách, khí phách của bậc quân vương. Vậy nên các chữ giản thể chạy theo kiểu Mao viết hết.

     
    Chỉnh sửa cuối: 1/9/15
    cfcbk and Heoconmtv like this.
  12. hoanganh.ho.376

    hoanganh.ho.376 Mầm non

    Nghe bác này nói cũng thấy vỡ ra được nhiều điều
     
  13. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Mã (con ngựa)
    馬 - đầy đủ đầu, bờm, 4 chân
    马 - không ra con gì cả
    :lmao:
     
  14. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    魚 truyền thống
    鱼 giản thể thành con cá không có đuôi, chắc đang nằm trên thớt, cắt hết cả vây...
    green29cute_smiley8
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này