LS-Việt Nam Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - Monique Chemillier Gendreau

Thảo luận trong 'Tủ sách Lịch sử - Địa lý' bắt đầu bởi conguyen, 1/10/13.

Moderators: Bọ Cạp
  1. conguyen

    conguyen Sinh viên năm IV

    CHỦ QUYỀN TRÊN HAI QUẦN ĐẢO
    HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA
    (SÁCH THAM KHẢO)

    Được viết bởi MONIQUE CHEMILLIER – GENDREAU
    và được xuất bản bởi: NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA, Hà Nội – 1998.

    Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa ở Biển Đông là lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam. Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo này. Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền này là thực sự, liên tục và hoà bình; phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế; được nhiều quốc gia, tổ chức và học giả nổi tiếng trên thế giới thừa nhận, ủng hộ.

    Một trong những học giả nổi tiếng, bà Monique Chemillier Gendreau, giáo sư công pháp và khoa học chính trị ở trường đại học Paris-VII-Denis Diderot, nguyên Chủ tịch hội luật gia dân chủ Pháp, hiện là Chủ tịch Hội Luật gia châu Âu, đã viết cuốn sách nhan đề: “Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”. Cuốn sách đã được nhà xuất bản L’Harmattan Paris (Pháp) công bố vào tháng 3-1996. Cuốn sách là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc và độc lập của quốc tế, tác giả đã phân tích lập luận của các bên liên quan đến cuộc tranh chấp hai quần đảo và đưa ra những giải pháp cho vấn đề tranh chấp phức tạp này dựa vào cơ chế giải quyết tranh chấp Luật quốc tế và đặc biệt là công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982.

    Để giúp bạn đọc có thêm tài liệu tìm hiểu về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, được sự cộng tác nhiệt tình của Ban biên giới Chính phủ, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia trân trọng giới thiệu bản dịch tiếng Việt cuốn: Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bản dịch đã cố gắng chuyển dịch một cách chính xác ý kiến, lập luận của tác giả: những chỗ cần chú thích theo sự giải thích của người dịch, người dịch cũng đã ghi chú để bạn đọc không nhầm lẫn với chú thích của tác giả cuốn sách.

    Người dịch và Nhà xuất bản đã làm việc hết sức nghiêm túc và cẩn thận nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi còn có những thiếu sót, rất mong bạn đọc góp ý kiến để đi đến một bản dịch hoàn hảo hơn.

    Tháng 11 năm 1997
    NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

    MỤC LỤC
    Lời Nhà xuất bản

    Lời nói đầu

    Chương I
    CÁC DỮ KIỆN CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN CÁC QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

    1. Các dữ kiện địa lý
    1.1 Khái quát
    1.2 Quần đảo Hoàng Sa
    1.3 Quần đảo Trường Sa

    2. Vấn đề pháp lý
    2.1 Loại lãnh thổ và xác định tranh chấp
    2.2 Các quy phạm của pháp luật quốc tế được áp dụng để giải quyết tranh chấp

    3. Đại sự ký
    3.1 Trước thời kỳ thuộc địa
    3.2 Thời kỳ xâm chiếm thuộc địa của Pháp cho tới cuối chiến tranh thế giới thứ hai
    3.3 Thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ hai

    Chương II
    VIỆC THỤ ĐẮC DANH NGHĨA BAN ĐẦU

    1. Các quy phạm của luật pháp quốc tế về thụ đắc lãnh thổ cho đến nửa cuối của thế kỷ XIX
    1.1 Tính vật chất của các sự việc
    1.2 Yếu tố chủ tâm

    2. Hiểu biết hay phát hiện
    2.1 Tình hình hai quần đảo trước thế kỷ XVIII
    2.2 Các tài liệu do người Trung Quốc đưa ra
    2.3 Các tài liệu do người Việt Nam đưa ra

    3. Việc khẳng định chủ quyền (thế kỷ XVIII-XIX)
    3.1 Các tài liệu Việt Nam thế kỷ XVIII và XIX
    3.2 Việc hình thành một quyền đối với các đảo và phạm vi của nó
    3.3 Sự thể hiện có thể có của các quyền mang tính cạnh tranh

    Chương III
    SỰ TIẾN TRIỂN TIẾP THEO CỦA DANH NGHĨA

    1. Hiệp ước Pháp – Trung, ngày 26-6-1887
    1.1 Luật áp dụng trong thời kỳ sau 1884
    1.2 Các quy tắc liên quan tới chủ quyền trên một lãnh thổ cuối thế kỷ XIX và sau đó.
    1.3 Khái niệm về thừa kế Nhà nước hay Chính phủ và các hậu quả của nó
    1.4 Nguyên tắc cấm thụ đắc lãnh thổ bằng vũ lực
    1.5 Khái niệm thời điểm kết tinh tranh chấp

    2. Số phận các quần đảo trong thời kỳ thuộc địa
    2.1 Từ thời kỳ của thực dân Pháp tại Đông Dương cho tới chiến tranh thế giới thứ hai
    2.2 Cuối thời kỳ thuộc địa (sau Chiến tranh thế giới thứ hai)

    3. Thời kỳ sau giai đoạn thuộc địa
    3.1 Thời kỳ đất nước Việt Nam bị chia cắt (1956- 1975)
    3.2 Sự trở lại của một nước Việt Nam thống nhất sau chiến thắng năm 1975

    Chương IV
    CÁC KẾT LUẬN VÀ CÁC CƠ SỞ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

    1. Thực chất các quyền đối với các quần đảo
    1.1 Trường hợp quần đảo Hoàng Sa
    1.2 Trường hợp quần đảo Trường Sa

    2. Các triển vọng giải quyết

    Thư mục
    Các phụ lục

    Link nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Nguồn e-thuvien.com
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 12/10/13
    lehoa thích bài này.
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này