TG Khác CHỨNG ĐẠO CA - Huyền Giác Thiền Sư –Từ Thông HT

Thảo luận trong 'Tủ sách Tôn giáo' bắt đầu bởi junchan, 2/10/13.

Moderators: mopie
  1. junchan

    junchan Lớp 7

    QUÂN BẤT KIẾN!

    Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân

    Bất trừ vọng tường bất cầu chân

    Vô minh thực tánh tức Phật tánh

    Ảo hóa không thân tức pháp thân

    (Chứng Đạo Ca)

    ***

    “Niết là không, Bàn là tham. Không tham là Niết Bàn
    Niết là không, Bàn là sân. Không sân là Niết Bàn
    Niết là không, Bàn là si. Không si là Niết Bàn”
    (H.T Từ Thông- Pháp Hoa Lược Giảng)

    Bớt một chút tham là thêm một chút Từ.
    Bớt một chút sân là thêm một chút Bi
    Bớt một chút si là thêm một chút Hỷ Xả.
    Nói cách khác, không tham, không sân, không si tức là hiển lộ Từ Bi Hỷ Xả.

    “Phá một phần vô minh là chứng một phần Pháp thân đó vậy”
    (H.T.Trí Quảng-Lược Giải Kinh Pháp Hoa).

    Từ vô luợng, Bi vô luợng, Hỷ Xả vô lượng. Dùng tứ Vô lượng tâm mà quán sát vạn pháp, quán chiếu tự tâm, trong ngoài thanh tịnh chính là con đường mà Phật đã dạy :
    “Tự mình có sắc, thấy các sắc. Quán tưởng nội sắc là vô sắc, thấy các ngoại sắc. Quán tưởng sắc là tịnh, chú tâm. Vượt khỏi hoàn toàn sắc tưởng, diệt trừ các tưởng hữu đối, không suy tư đến các tưởng khác biệt, với suy tư “Hư không là vô biên”, chứng và trú Không vô biên xứ. Vượt khỏi hoàn toàn Không vô biên xứ với suy tư “Thức là vô biên”, chứng và trú Thức vô biên xứ. Vượt khỏi hoàn toàn Thức vô biên xứ, với suy tư “Không có vật gì”, chứng và trú Vô sở hữu xứ. Vượt khỏi hoàn toàn Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Vượt khỏi hoàn toàn Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt thọ tưởng định (kinh Tăng Chi Bộ câu 55-62-H.T Thích Minh Châu).

    Tự mình có tham, sân, si tam độc, nhận ra tam độc, quán tưởng tham-sân-si tánh vốn không, do duyên mà có thì cũng do duyên mà diệt, nhận ra tham-sân-si tánh- vốn là không tánh, hay chính là Phật tánh.

    Một vị Bồ Tát vốn có đầy đủ tứ vô lượng tâm Từ Bi Hỷ Xả đối trị với tham sân phiền não của chúng sanh và làm cho chúng sanh an lạc, giải thoát. Nói cách khác, “Một vị Bồ Tát tin rằng bằng cách phục vụ tất cả chúng sinh, ngài phục vụ tất cả chư Phật, rằng bằng cách cung kính tất cả chúng sinh, bằng cách làm cho họ hoan hỉ, ngài cung kính và làm hoan hỉ tất cả chư Phật. Tại sao? Vì một trái tim đại từ bi là bản thể của Như Lai tính. Chính do bởi chúng sinh mà trái tim từ bi này phát khởi, và do bởi trái tim từ bi này mà ý tưởng chứng ngộ được phát khởi và do bởi sự phát khởi này mà sự chứng ngộ tối thượng được đạt. (…) Do đó, sự chứng ngộ tùy thuộc vào các chúng sinh. Nếu không có chúng sinh thì sẽ không có chư Bồ Tát đạt chứng ngộ tối thượng cho nên vị Bồ Tát phải hiểu rõ điều này”
    (Nghiên Cứu Kinh Lăng Già-Suzuki-Thích Chơn Thiện&Trần Tuấn Mẫn dịch).

    Thái Tử Tất Đạt Đa rời cung điện chứng kiến chúng sanh trong hình tướng sanh-lão-bệnh-tử nơi bốn cửa thành đã khiến cho Người hưng khởi trái tim Đại Từ Bi vốn là bản thể của Như Lai tánh, xuất gia cầu đạo để rồi sau đó chứng ngộ mang lại giác ngộ và lợi lạc cho chúng sanh.
    Nếu không có tánh tham – sân - phiền não thì sẽ không có sự tìm cầu đoạn diệt nào cả. Do có sự tìm cầu đoạn diệt nên có chứng ngộ tự tâm. Vì thế Tổ dạy vô minh tánh tức là Phật tánh, Phiền não tức Bồ Đề!!
    Vô minh phiền não vốn huân tập lâu đời lâu kiếp, người sơ cơ học đạo không thể trong nhất thời mà “trực chỉ chơn tâm, kiến tánh thành Phật” được. Cho nên có Tổ đã dạy kiến tánh khởi tu. Thấy tánh rồi liền ngược dòng sanh tử, nhập vào dòng Thánh mà trực chỉ chơn tâm.
    Nhưng “chưa ngộ mà nói về giác ngộ cũng giống như ngón – tay – chỉ- ngón - tay - chỉ -ngón – tay- chỉ - mặt –trăng - vậy” (Phạm Công Thiện).
    Xin mượn câu nói trên để sám hối trước khi giới thiệu ebook “Chứng Đạo Ca” của Huyền Giác Thiền Sư do HT Thích Từ Thông biên dịch và giảng giải.

    ***
    TIỂU DẪN

    CHỨNG ĐẠO CA là tác phẩm thi ca được viết ra, nói lên trình độ nhận thức chân lý, khả năng thiền quán tư duy, sâu sắc của tác giả đối với chánh pháp liễu nghĩa thượng thừa của đạo Phật. Tác phẩm có năm mươi sáu thi ca, gồm hai trăm tám mươi tám câu. Mỗi thi ca là một "ngọn đèn pha" cực mạnh quét sạch hết những bóng đêm tà kiến. Mỗi câu là một làn gió nhẹ, vừa mát mẻ, vừa thổi tan những đám mây mù huyễn hoặc, vu vơ, cho bầu trời chân lý hiển lộ lồng lộng, một màu trong xanh ngăn ngắt.

    Tư tưởng ở nội dung, ngữ ngôn văn tự qua hình thức đáng được tôn vinh là khúc ca CHỨNG ĐẠO của con người CHỨNG ĐẠO. Do vậy, tác phẩm có cái nhan đề CHỨNG ĐẠO CA, thiết tưởng không phải là ngôn từ cường điệu.

    Tác giả CHỨNG ĐẠO CA là Huyền Giác Thiền Sư. Sử sách Phật giáo Trung Hoa không nói nhiều về tông chi gia phả, chỉ nói Sư là con của gia đình họ Đới. Sanh vào năm 665 và mất năm 713 đời nhà Đường. Quê của Sư ở huyện Vĩnh Gia, xưa thuộc châu ÔN, nay là tỉnh Chiết Giang ở Trung Quốc. Sư xuất gia vào tuổi ấu niên, tư chất thông minh, ham tu hiếu học, đọc nhiều kinh điển Phật đến độ tinh thông. Những kinh điển thuộc hệ tư tưởng liễu nghĩa thượng thừa như Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Đại Phương Quảng Viên Giác, Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Kinh Duy Ma Cật, Kinh Bát Nhã, Kinh Pháp Hoa, Kinh Niết Bàn… Sư vận dụng một cách vô cùng thông minh, tài tình và "lợi hại" trong việc "công phá" tà kiến ngoại lai, hiển dương chánh pháp Đại thừa, mở đường chỉ lối cho những ai chủng tánh Đại thừa muốn đi con đường "đại ngộ".

    Bỉ nhân tôi, là một hậu học vô lậu quả văn, hữu duyên được nghiền ngẫm tác phẩm CHỨNG ĐẠO CA. Khi đọc tôi cảm nghe như thân tâm bay bổng ra khỏi hết mọi vướng mắc ở cõi đời, mà từ lâu mình lầm lạc, tự trói thân để chịu cực nhọc, tự quản thúc tâm để ưu tư, sợ hãi triền miên. Tâm đắc sâu đậm, sung sướng tràn dâng, tôi phấn đấu vượt trở ngại: "mặt mờ". Thị lực yếu, tôi vẫn quyết chí dịch tác phẩm CHỨNG ĐẠO CA từ Hán văn ra Việt văn bằng thể văn có âm điệu và tiết tấu để đọc cho dễ nhớ. Rồi sau đó, viết phần TRỰC CHỈ để bình thêm…

    CHỨNG ĐẠO CA là một tác phẩm văn học của Phật giáo Trung Hoa và cả Phật giáo Việt Nam nữa.

    CHỨNG ĐẠO CA là một giáo án, tôi soạn để giảng cho Tăng Ni sinh các trường, lớp Cao Đẳng Nội Minh.

    CHỨNG ĐẠO CA là tiếng sấm long trời để đánh thức những ai mệnh danh là đệ tử Phật mà mãi li bì, ngủ say sưa trong mộng mị mê tín, hoang đường.

    CHỨNG ĐẠO CA là ngọn đuốc thiêng bất diệt dành cho những chủng tánh Đại thừa tiến bước trên lộ trình đại ngộ.

    ***

    Xin được trân trọng giới thiệu ebook Chứng Đạo Ca của Huyền Giác Thiền Sư do HT. Từ Thông biên dịch và thuyết giảng.

    Nguồn TVE - tambao
     

    Các file đính kèm:

  2. kinhnhieuloc

    kinhnhieuloc Lớp 8

    Chứng Ðạo Ca - Huyền Giác Thiền Sư

    "CHỨNG ĐẠO CA là tác phẩm thi ca được viết ra, nói lên trình độ nhận thức chân lý, khả
    năng thiền quán tư duy sâu sắc của tác giả đối với chánh pháp liễu nghĩa thượng thừa của
    đạo Phật. Tác phẩm có năm mươi sáu (56) thi ca, gồm hai trăm tám mươi tám câu (288).
    Mỗi thi ca là một "ngọn đèn pha" cực mạnh quét sạch hết những bóng đen tà kiến. Mỗi câu là một làn gió nhẹ, vừa mát mẻ, vừa thổi tan những đám mây mù huyển hoặc, vu vơ, cho bầu trời chân lý hiển lộ lồng lộng, một màu trong xanh ngăn ngắt.
    Tư tưởng ở nội dung, ngữ ngôn văn tự qua hình thức đáng được tôn vinh là khúc ca CHỨNG ĐẠO của con người CHỨNG ĐẠO. Do vậy, tác phẩm có cái nhan đề CHỨNG ĐẠO CA, thiết tưởng không phải là ngôn từ cường điệu.

    Tác giả Chứng Đạo Ca là Huyền Giác Thiền Sư. Sử sách Phật giáo Trung Hoa không nói nhiều về tông chi gia phả, chỉ nói Sư là con của gia đình họ Đới. Sanh vào năm 665 và mất năm 713 đời nhà Đường. Quê của Sư ở huyện Vĩnh Gia, xưa thuộc châu Ôn, nay là tỉnh Chiết Giang ở Trung quốc. Sư xuất gia vào tuổi ấu niên, tư chất thông minh, ham tu hiếu học, đọc nhiều kinh điển Phật đến độ tinh thông. Những kinh điển thuộc hệ tư tưởng liễu nghĩa thượng thừa như Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Đại Phương Đẳng Viên Giác, Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Kinh Duy Ma Cật, Kinh Bát Nhã, Kinh Pháp Hoa, Kinh Niết Bàn....Sư vận dụng một cách vô cùng thông minh, tài tình và "lợi hại" trong việc "công phá" tà kiến ngoại lai, hiển dương chánh pháp Đại thừa, mở đường chỉ lối cho những ai
    chủng tánh Đại thừa muốn đi con đường "đại ngộ"."
     

    Các file đính kèm:

Moderators: mopie

Chia sẻ trang này