Hiện thực Chuyện Của Tuệ Tử, Thiên Dục, Còn gì khác hơn - Nghiêm Ca Linh

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học Trung Quốc' bắt đầu bởi lilypham, 5/10/13.

  1. lilypham

    lilypham Lớp 12

    "Nghiêm Ca Linh, nhà văn nổi tiếng người Thượng Hải năm 2006 được đề cử nhà tiểu thuyết của năm. Một số tác phẩm đã được dựng thành phim: Bà quả phụ thứ 9, Thiếu nữ tiểu ngư, Thiên dục, Chuyện của Tuệ Tử… Đặc biệt, bộ phim được chuyển thể từ tác phẩm Thiên dục đã đạt giải Ngựa vàng, đồng thời được tạp chí Thời đại của Mỹ xếp vào một trong mười bộ phim hay nhất năm 1999"

    Người post: hai
    Nguồn: TVE


    [​IMG]

    Chuyện Của Tuệ Tử

    • Tác giả: Nghiêm Ca Linh
    • Người dịch: Nguyễn Thị Thại
    • Nhà xuất bản: Nxb Lao động
    • Nhà phát hành: BachvietBooks
    • Khối lượng: 759.00 gam
    • Kích thước: 14.5x20.5 cm
    • Ngày phát hành: 02/2009
    • Số trang: 620
    "Cuộc sống tựa như biển khơi rộng lớn, ai biết bơi thì sống sót, ai không biết bơi thì sẽ chìm"

    Giống như 1 mầm cây hoang bị chối bỏ, Tuệ Tử sinh ra không được nằm trong vòng tay ôm ấp của Mẹ. Ngay từ khi 2 tuổi, cô bé đã cảm nhận được 2 cú đá của mẹ vào nôi mình nằm và nín bặt không khóc nữa. Chính thời khắc đó, đã định hình nên tính cách của Tuệ Tử, ngang ngạnh, hoang dã và bất cần.

    Tuệ Tử bước vào cuộc sống với chỉ có ông bà ngoại ở bên cạnh và trưởng thành trong "Cách mạng văn hóa" của một đất nước Trung Hoa đang trong giai đoạn lớn lên hết sức nhạy cảm và phức tạp. Những bối rối của cô thiếu nữ có cá tính mạnh mẽ trong một hoàn cảnh xã hội đầy bất ổn bởi cuộc cách mạng đầy tính tàn phá hủy diệt, cũng như những tìm tòi về tình yêu và tình dục đã buộc Tuệ Tử phải tự học bơi và đi tìm ý nghĩa của cuộc sống trong dòng nước xiết.

    Tác giả câu chuyện, Nghiêm Ca Linh đã hoàn toàn từ chối việc đứng chung và định hướng cho nhân vật Tuệ Tử của mình phải đi vào con đường được vẽ sẵn. Nghiêm Ca Linh nói "Tôi đã từng mơ một giấc mơ: Tôi của bây giờ cùng tồn tại với tôi của tuổi ấu thơ, tôi đứng đó bên ngoài, quan sát tôi của tuổi thơ ấu và niên thiếu trong tranh qua từng cử chỉ và hành động, từng cái nhăn mặt, từng nụ cười: Người trong tranh ấy hoặc là rất thông minh hoặc là rất ngu xuẩn buồn cười. Khi mà tôi của tuổi ấu thơ bắt đầu phạm sai lầm, thì tôi đứng ngoài vô cùng lo lắng, tôi muốn nhắc nhở, chỉnh sửa cho người ấy, nói với người ấy như một người ngang qua rằng, như thế sẽ chỉ mang lại sự tổn thương. Nhưng tôi lại không có cách nào trao đổi và can thiệp được nên chỉ còn biết đứng nhìn người ấy đang khiến cho mọi chuyện tồi tệ càng trở nên tồi tệ, hoang đường càng trở nên hoang đường."

    Chính vì Nghiêm Ca Linh đã hoàn toàn để cho Tuệ Tử được độc lập dưới ngòi bút của mình nên Tuệ Tử đã có 1 tuổi trẻ mãnh liệt, ngông cuồng và sống trọn vẹn với lý tưởng của mình trong khung cảnh một khung cảnh xã hội mà mọi sự bức hại trở nên cùng cực. Nhưng trên thực tế mọi sự bức hại đó là hoàn toàn vô duyên vô cớ, tất cả chỉ vì để tạo ra sự chênh lệch giữa cao quý và hèn hạ, chỉ là vì nhu cầu muốn có một cảm giác tốt đẹp mà thôi.

    "Chuyện của Tuệ Tử" phản ánh thật sát một thời kỳ lịch sử của đất nước Trung Hoa, thời kỳ mà hoàn cảnh xã hội đã đẩy số phận của con người vào những ngã rẽ rất khác nhau, họ có thể là nạn nhân của cuộc "Cách mạng văn hóa" nhưng cách họ vươn lên và trưởng thành trong giai đoạn lịch sử đầy rối ren và khắc nghiệt đó đã giúp họ sống một cuộc sống can đảm nhất có thể. Mặc dù Nghiêm Ca Linh "từ chối chịu trách nhiệm về tính lịch sử và chân thực của câu chuyện" nhưng "những gì tạo nên ấn tượng trong lòng và những cảm nhận sâu sắc của mình là sự thật".

    Thiên Dục

    Nguyên tác tiếng Hoa, tác giả Nghiêm Ca Linh (Geling Yan)
    Lan Huệ chuyển ngữ theo bản tiếng Anh, Celestial Bath của Lawrence A. Walker.

    Chuyện đã được dựng thành phim "Xiu-Xiu, The Sent Down Girl" do Joan Chen đạo diễn.

    Chú thích của dịch giả Lawrence A. Walker:

    Câu chuyện có bối cảnh ở miền thảo nguyên tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, nơi giáp giới với Tây Tạng, vào giữa thập niên 1970 khi cuộc Cách Mạng Văn Hóa đang trền đà hủy diệt, giới thanh niên bị cưởng bách ra nông trường học tập lao động với quần chúng bắt đầu lục tục trở về thành phố. Nhân vật chánh, một thiếu nữ vị thành niên, học chăn ngựa cho quân đội, không biết rằng các đơn vị kỵ binh đã bị giải thể từ đấy.

    Còn gì khác hơn

    Nguyên tác Vô Phi Nam Nữ, tác giả Nghiêm Ca Linh
    Lan Huệ dịch từ Nothing more than Male and Female, Larry A. Walker

    Trích đoạn

    Quê Vũ- Xuyên ở tận một tỉnh xa, nên khi đến thành phố này, cô chỉ có cách duy nhất là dọn vào sống chung với gia đình Thái Dao. Sau ba ngày, cô đã đi đến kết luận rằng gia đình này không phải là một gia đình điển hình -- kiểu mẹ chồng xì xào với nàng dâu, em chồng hành hạ chị dâu, các cô muộn chồng dèm pha nhan sắc của nhau. Mặc dầu Thái Dao rất quý mến Vũ- Xuyên, mỗi khi Bố thao thao diễn thuyết ở bàn ăn, anh sẽ lầu bầu đồng ý với Bố để ngắt lời cô. Đến ngày thứ tư, Vũ- Xuyên vẫn chưa gặp người em trai của Thái Dao. Sáng nào cũng thế, từ bẩy giờ đến mười một giờ, trước khi đi làm, đi khỏi nhà, ngồi xuống viết hay đan, người nào cũng chạy đến cánh cửa cạnh phòng tắm, gọi to hai lần: "Lão Ngũ! Lão Ngũ!" Cách họ gọi có vẽ lo âu, như thể họ muốn kiểm tra xem Lão Ngũ còn sống hay không. Sáng thứ bẩy, Vũ Xuyên quyết định không ra phố. Thái Dao đã dẫn cô xem đủ các thắng cảnh, cô muốn ở nhà nghĩ ngơi trước khi bắt đầu công việc mới. Sau Tết, cô sẽ đến phòng Nhân Sự của bịnh viện để trình diện. Có lẽ họ sẽ cho cô làm việc ở khoa ngoại trú. Y tá mới tốt nghiệp thường bắt đầu ở đấy cho quen việc.
     

    Các file đính kèm:

    Last edited by a moderator: 24/1/15
    hddhdd, meetdak, dongmai and 4 others like this.

Chia sẻ trang này