Hiện thực Chuyện Hứa Tam Quan bán máu - Dư Hoa

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học Trung Quốc' bắt đầu bởi poppy_chip, 30/9/13.

  1. poppy_chip

    poppy_chip Sinh viên năm IV

    a10-chuyen417-1348830560_480x0.jpg

    CHUYỆN HỨA TAM QUAN BÁN MÁU

    Dư Hoa

    Nhà văn Dư Hoa sinh ngày 03-4-1960, tại Hải Diêm, Hàng Châu, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc, quê hương của đại văn hào Lỗ Tấn. Dư Hoa từng là thầy thuốc nha khoa, nhà sưu tầm văn học dân gian, và đã qua lớp nghiên cứu sinh do Viện Văn học Lỗ Tấn và Trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh phối hợp tổ chức. Dư Hoa thuộc nhà văn thế hệ tiên phong lớp thứ hai, hiện nay chuyên sáng tác tại Bắc Kinh.


    Dư Hoa bắt đầu sáng tác từ năm 1983.

    Tác phẩm chủ yếu: “Sao trời”, “Một loại hiện thực”, “Chuyện đời như khói”, “Sai lầm bên sông”, “Số kiếp khó tránh”, “Chuyện đã qua và hình phạt”, “Mười tám tuổi ra khỏi nhà đi xa”, “Sự kiện ngẫu nhiên”, “Gào thét trong mưa bụi”, “Sống”, “Chuyện bán máu của Hứa Tam Quan”, “Liệu tôi có tin ở chính mình”, "Tình yêu cổ điển", Huynh đệ… Truyện của Dư Hoa kỳ lạ, khác thường, phương thức kể chuyện độc đáo có một không hai.

    Tiểu thuyết này là do Vũ Công Hoan dịch bên Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Tớ thấy rất hay nên quyết định làm ebook này.

    Trong lời tựa cuốn sách này bản tiếng Anh, Dư Hoa viết, có hàng vạn chuyện bán máu ở Trung Quốc, ở rất nhiều nơi bán máu đã trở thành phương thức sinh tồn của những người nghèo khổ, thế là đã xuất hiện hết thôn bán máu này đến thôn bán máu khác. Bán máu còn dẫn đến việc lây truyền bệnh AIDS. Khi ông viết cuốn sách này, báo chí Trung Quốc đang kể một câu chuyện cảm động về một người cha có mấy vạn đồng tiền bán máu nuôi được con trai vào đại học.

    Trong thời gian đó, mỗi bức thư con trai gửi về xin tiền bố đều là đơn thông báo bán máu, để ông bố lại phải "bán tổ tông" gom đủ tiền cho con trai xin. Nhưng cậu con trai đó đã bỏ học giữa chừng không biết đi đâu, chỉ để lại một số điện thoại không bao giờ gọi được. Người cha sống trong miền rừng xa tắp, mỗi lần gọi điện phải cuốc bộ một chặng đường hơn 3 tiếng đồng hồ, mặc dù vậy ông vẫn đi hết lần này đến lần khác để bấm vào số điện thoại không có thật như bấu víu vào niềm hy vọng cuối cùng.

    Trường hợp của Hứa Tam Quan trong sáng tác của Dư Hoa phần nào cũng là một trường hợp như thế. Nó như một sự thăng hoa từ hiện thực. Bởi hiện thực đời sống là những sự kiện thường nhật chạy qua ta trong nháy mắt, nhưng văn học chính là sự thăng hoa từ hiện thực ấy, để đứng lại lâu bền, vượt thời gian mà vẫn luôn tươi mới…

    Dư Hoa viết Chuyện Hứa Tam Quan bán máu năm ba mươi lăm tuổi, cuốn sách được dịch sang tiếng Hàn, Đức, Italy, Anh… trước khi có bản tiếng Việt qua sự chuyển ngữ của dịch giả Vũ Công Hoan (NXB CAND phát hành độc quyền tại Việt Nam). Năm 2000, cuốn sách này đã được "Nhật báo Trung ương" của Hàn Quốc chọn là 100 cuốn sách cần đọc. Năm 2004, sách đã nhận giải "The Rarmes" - một giải "Nobel Mỹ". Cùng với Sống, Chuyện Hứa Tam Quan bán máu được chọn vào diện 10 tác phẩm có ảnh hưởng nhất những năm 90 của thế kỷ 20 do 100 nhà phê bình và biên tập viên văn học Trung Quốc bình chọn.

    Người post:
    lovesukkie

    Nguồn TVE
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 30/9/13
  2. Nhớ nhất cuốn Huynh đệ của Dư Hoa!
     
    ngocdu thích bài này.

Chia sẻ trang này