Thảo luận Cơ chế nào mà gió khi thổi vào cơ thể lại có thể làm mát

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi Cloud Moon Tran, 12/8/21.

Moderators: amylee
  1. Cloud Moon Tran

    Cloud Moon Tran Mầm non

    Chào các bạn,

    Mình có một câu hỏi như sau: "Tại sao khi có gió nhiệt độ của cơ thể lại hạ xuống?"

    Biết rằng gió thổi từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp. Áp suất và nhiệt độ liên hệ bởi công thức: pv=nRT, vậy là tỉ lệ thuận đúng không ạ?

    Từ áp suất cao tới áp suất thấp, từ nhiệt độ cao hạ xuống nhiệt độ thấp. Vì vậy gió thổi làm ta thấy mát.

    ...

    Những suy nghĩ, logic của mình có lẽ hơi rời rạc.

    Bạn nào biết hoặc từng suy nghĩ về việc này có thể giải thích giúp mình được không?

    Cảm ơn các bạn!
     
  2. machine

    machine Lớp 11

    Công thức pv=nRT áp dụng cho hệ kín lý tưởng chứ không áp dụng cho hệ hở (là bầu không khí xung quanh chúng ta) nên giải thích của bạn có lẽ chưa thật chính xác.
    Trong điều kiện bình thường, cơ thể người có nhiệt độ trung bình là 37.5 độ C (và được giữ ổn định). Chúng ta cảm thấy mát hay nóng là do nhiệt độ không khí xung quanh cơ thể cao hơn hay thấp hơn 37.5 độ C.
    Một cách gần đúng, luồng gió thổi qua nơi nào sẽ làm nhiệt độ không khí ở đó bằng với nhiệt độ luồng gió.
    Như vậy (một cách gần đúng :P), chúng ta cảm thấy mát khi gặp luồng gió mát, thấy nóng khi gặp luồng gió nóng.
    Ở Việt Nam, luồng gió mát là luồng gió thổi từ biển vào hoặc từ phương Bắc xuống, hoặc từ giàn lạnh điều hòa thổi ra :P
    Luồng gió nóng là gió Lào, gió thổi qua mái tôn giữa trưa hè, gió thổi từ giàn nóng điều hòa...
    Ngoài ra, khi nước ở dạng lỏng (giọt mồ hôi) chuyển sang thể khí (hơi nước) sẽ thu nhiệt và làm mát môi trường xung quanh.
    Khi nhiệt độ luồng gió bằng hoặc cao hơn một chút so với nhiệt độ cơ thể, có gió thổi qua chúng ta vẫn cảm thấy mát. Đó là vì khi gió thổi qua giúp mồ hôi từ cơ thể thoát vào không khí nhanh chóng. Nghĩa là gió giúp tăng tốc quá trình thu nhiệt làm mát bề mặt da.
    Khi nhiệt độ không khí xung quanh thấp hơn nhiều so với nhiệt độ cơ thể, không cần gió vẫn thấy mát :P.
     
  3. Cloud Moon Tran

    Cloud Moon Tran Mầm non

    Lời giải thích của bạn machine thật ngoài sức tưởng tượng của tôi, phần đầu rất hay rất dễ hiểu.
    Điều tôi tâm đắc nhất trong câu trả lời của bạn là "khi nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ cơ thể, cơ thể sẽ cảm thấy lạnh, ngược lại, nóng."
    Phần sau có vẻ giấu đi một số giải thích. Chẳng hạn vì sao gió lại làm tăng quá trình thu nhiệt? và vì sao thu nhiệt lại làm cơ thể thấy mát.
    Dù sao cũng nhiệt liệt cảm ơn bạn đã cho tôi những cách nhìn, kiến thức mới để giải thích những điều tôi chưa hiểu. Thành thật rất cám ơn ạ!
     
    machine thích bài này.
  4. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Chỗ này mình cũng có biết và xin góp một ý.

    Nhiệt của vật chất cũng là một dạng năng lượng, khi nhiệt độ của vật cao thì các phân tử cấu tạo chuyển động mạnh hơn, cũng như dòng điện, khi tiếp xúc với vật hay môi trường khả truyền, nhiệt sẽ di chuyển qua.

    Trong ví dụ của bạn có thể thấy nhiệt độ của gió, giả định là dòng nhiệt thấp hơn dòng nhiệt của cơ thể, sẽ là nơi dòng nhiệt của cơ thể di chuyển qua giúp cơ thể cảm thấy mát. Đây là mình nghĩ theo vật lý, các trường hợp tương tự như khi bị sốt, ta dùng khăn thấm nước đắp trán, dòng động năng nhiệt từ cơ thể di chuyển bớt qua tấm khăn ướt, ta sẽ cảm thấy mát hơn, và khi thay khăn ta thấy khăn rất ấm. Tương tự là cơ cấu xả nhiệt của bộ tản nhiệt xe máy, có rất nhiều "khía" giúp tăng diện tích tiếp xúc với dòng gió luồng qua các khe của bộ tản nhiệt, lấy đi lượng nhiệt cần thiết đủ để bảo đảm động cơ không bị quá tải nhiệt do chính nó sinh ra.

    Song nhiệt còn có cách truyền tải gọi là bức xạ, bức xạ nhiệt từ mặt trời qua quảng chân không tới trái đất, cho thấy nó còn có dạng sóng thì mới bức xạ được, có thể vì vậy mà các bức xạ nhiệt luôn được cơ thể cảm nhận, khi bức xạ nhiệt thấp tiến tới cơ thể thì cơ thể cũng cảm thấy mát.

    Hơn nữa điểm quyết định đó là cảm giác của cơ thể, như bạn @machine đã trình bày, tự nó phản hồi mức nhiệt mà nó tiếp xúc về não, não xử lý rồi cho ta biết dòng gió đó là dòng gió mát hay nóng.

    Hết ý!
     
    machine thích bài này.
  5. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Có mấy lý do:
    - Khi một vật tỏa nhiệt thì sẽ sinh ra một vùng không khí nóng bao quanh vật đó, khi có gió thổi thì cái vỏ không khí nóng đó bị phá vỡ nên nhiệt độ quanh vật đó sẽ cân bằng với môi trường, nếu nhiệt độ môi trường thấp hơn thì vật đó sẽ cảm thấy mát.
    - Định luật Bernoulli nói (đại ý): "tốc độ dòng chất lỏng hoặc chất khí càng cao thì áp suất càng giảm".
    VenturiFlow.png
    Vì thế khi gió thổi vào cơ thể, sẽ làm mồ hôi bay hơi nhanh thêm. Sự bay hơi sẽ thu nhiệt, do đó nhiệt độ của da sẽ giảm xuống.

    Kết hợp cả hai lại thì ta sẽ thấy mát khi có gió thổi vào cơ thể.

    Tuy nhiên, có một số trường hợp thì vẫn không mát khi có gió thổi vào cơ thể khi môi trường quá nóng hoặc môi trường vừa nóng vừa quá ẩm. Bạn nào mà ở vùng gió Lào đang hoạt động mạnh thì sẽ thấy rất rõ, càng quạt càng nóng, càng khó chịu. Hoặc những hôm "oi bức" dù quạt quay vù vù nhưng vẫn thấy nóng, thấy khó chịu do độ ẩm quá cao nên mồ hôi không bay hơi nổi. Cả hai trường hợp này đều không làm giảm nhiệt độ vùng da tiếp xúc với gió. Còn não nói là "mát" khi nhiệt độ da giảm xuống là đương nhiên.

    P.S thiếu chứ nóng, nên bổ sung.
     
    Chỉnh sửa cuối: 12/8/21
    machine and tran ngoc anh like this.
  6. Cloud Moon Tran

    Cloud Moon Tran Mầm non

    Ồ bạn anh chơi khăm dữ quá ta, machine trình bày dễ hiểu phần đầu, khó hiểu phần sau còn bạn thì ngược lại. Não tiếp nhận cảm giác của giác quan là nóng hay lạnh rồi phản hồi cho cơ thể biết. Ý này hay nè.

    Còn mấy cái ở trên, động cơ xe gì đấy khá khó hiểu, dù mình là dân kĩ thuật.

    Còn bức xạ mình cũng được học, nhưng chưa nghĩ đến để áp dụng giải thích cho các hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày.

    Bạn anh là giáo viên dạy môn gì? Bạn cũng có vẻ am hiểu quá! Chắc là cũng trên 40 tuổi rồi nên tích luỹ được nhiều kiến thức nhỉ.

    Hi vọng gắn bó được lâu với diễn đàn, học được nhiều cái hay hơn nữa.

    Nhân đây, mình cũng muốn gửi lời cảm ơn diễn đàn về kho tài liệu đồ sộ mà các bạn tạo dựng được, nhất là nó lại miễn phí cho tất cả mọi người. Mình tham gia diễn đàn lâu rồi nhưng đến khi gặp được vấn đề tâm đắc bạn Doan Trong đề cập mới có cơ hội mở lời, nói chuyện, bàn luận và làm quen với các bạn trong diễn đàn. Xin cảm ơn bạn Trọng vì điều đó cũng như tất cả thành viên ban quản trị đã mang lại sân chơi bổ ích, thiết thực này cho tất cả mọi người!
     
    machine thích bài này.
  7. Cloud Moon Tran

    Cloud Moon Tran Mầm non

    Bình luận trên mình dành để trả lời bạn anh, mà bạn Không nhanh chân đăng bài trước nên nhìn vô không biết mình trả lời ai.

    Bạn Không thân mến, mình có mấy phản hồi như sau:

    Định luật Becnuli bạn nêu ra có vẻ không hợp lắm để giải thích vấn đề này (theo ý mình).

    Mình chỉ thấy bạn nêu lên ý "không phải khi nào có quạt cũng cảm thấy mát, mà tuỳ vào điều kiện thời tiết lúc đó" là đúng.

    Các ý còn lại mình không có ý kiến gì thêm.

    Cảm ơn hai bạn anh và Không đã góp ý cho chủ đề mình đặt ra. Các ý kiến của hai bạn và cả bạn machine đã cho mình mở mang tầm mắt rất nhiều và hơn nữa còn rất thoả mãn câu hỏi mình đã hỏi, so với những gì ban đầu mình tự nghĩ ra. Thank you so much!
     
    machine and tran ngoc anh like this.
  8. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Như tôi đã nói. Ý kiến có thể đúng, có thể sai. Vì suy nghĩ quá nhanh, nên bản thân tôi ngẫm lại, cũng thấy dùng định luật Beccnuli giải thích đúng là chưa thuyết phục.

    Cảm ơn ý kiến của bạn!
     
    Cloud Moon Tran thích bài này.
  9. Cloud Moon Tran

    Cloud Moon Tran Mầm non

    Mình chỉ có một thắc mắc cuối: Không biết bạn anh và nhất là bạn, làm về lĩnh vực gì mà cái gì cũng "thông suốt" hết trơn á! Hì hì!
     
  10. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Bạn không thấy bạn kia kêu mình là trẻ trâu sao, bạn ấy xem bio của mình thấy có tí tuổi nên tỏ vẻ khinh khi từ những nick clone trước kia cơ ^^

    Thấy ngoặc kép là mình lại sợ ^^

    Riêng mình đang giờ ngồi máy nên tia lia thế thôi, "thông" mà bạn thấy là thông thuộc đường đi vì có "tuổi diễn đàn" thôi chứ thông suốt gì đâu, thông suốt đã không sân si mà chơi diễn đàn mạng rồi, lặng lẽ mà tải ebook về đọc cho khỏe cuộc đời chứ nhọc công làm ebook post lên, nhọc công tham gia thảo luận lắm khi đạp miễng, đạp đinh, nhiễm trùng chân đau đớn thì là không thông suốt cho lắm đây hì hì ^^
     
  11. Cloud Moon Tran

    Cloud Moon Tran Mầm non

    Cái gì cũng có giá của nó. Cự cãi cũng như tranh luận đều đem đến một trải nghiệm nào đó có giá trị trong hành trang làm người.

    Để quen biết nhiều bạn bè hơn dù chỉ ở trên diễn đàn cũng góp phần làm cuộc sống của ta bớt tẻ nhạt hơn, nhất là thời đại internet như bây giờ khi mà việc tham gia diễn đàn, đọc tin, hay chơi facebook là những yếu tố đương nhiên của cuộc sống hiện đại.

    Tất nhiên mình không nghĩ mình sẽ làm thành viên ban quản trị, nhưng mình nghĩ bạn anh khi làm công việc này cũng thu được về nhiều lợi ích như tăng khả năng tranh luận, có nhiều kinh nghiệm hơn trong sử dụng và quản lý một diễn đàn có thể gọi là sôi nổi và nhiều thành viên như diễn đàn này. Rồi kĩ năng làm việc nhóm, khi tạo ra các nhóm đánh máy, soát lỗi chính tả, dịch thuật - những điều mà một thành viên bình thường như mình mong muốn được trải nghiệm. Và nói gì thì nói, được hay mất chỉ bản thân người đó là hiểu rõ nhất. Có được có mất. Hai mặt của một chức danh - thành viên ban quản trị. Bạn có nói ra mình mới hiểu được bạn đã trải qua những chuyện gì, đúng không?
     
  12. Cloud Moon Tran

    Cloud Moon Tran Mầm non

    Còn một chủ đề mà mình quan tâm, liên quan đến nội dung của diễn đàn nhiều hơn, là nhận định của mình về bộ sách "Cánh cửa mở rộng." Bạn anh có đọc qua bộ sách này chưa? Có thể cho mình chút ý kiến được không. Mình đọc bộ này cũng gần chục năm rồi, mà vẫn chưa hết hoang mang về độ nổi tiếng của hai người, một là tiến sĩ đạt Nobel toán học Ngô Bảo Châu và hai là nhà văn nữ nổi tiếng Phan Việt tương phản với độ dở của các tác phẩm mà họ giới thiệu qua bộ sách này. Giúp mình một tay nhé!
     
  13. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Có lẽ tôi trả lời thiếu chặt chẽ, có thể thiếu ý. Chuyện sự bay hơi thu nhiệt (năng lượng) thì chắc không ai phản đối. Còn gió làm tăng cường sự bay hơi thì là lý do khác ngoài áp suất giảm tuy rằng áp suất cũng có thể làm tăng cường sự bay hơi, nhưng cái quạt thì chưa đủ tạo ra chênh lệch áp suất đủ lớn. Cơ thể người ngoài tỏa nhiệt còn có sự bay hơi của mồ hôi nữa, cho nên trong không khí tĩnh, nó còn sinh ra một vùng không khí ẩm nữa ngoài cái vỏ khí nóng, độ ẩm cao sẽ làm giảm sự bay hơi. Cho nên nếu môi trường có nhiệt độ nhỏ hơn 37 độ C, và khô thì khi có gió thổi nó sẽ xua tan cái vỏ không khí nóng ẩm đó đi hay nói cách khác là làm cân bằng nhiệt độ và độ ẩm nên vừa trực tiếp làm giảm nhiệt độ và tăng cường sự bay hơi, sự bay hơi làm giảm nhiệt độ da, nên ta sẽ thấy mát hơn.

    Nên chăng bạn @Cloud Moon Tran cần trích dẫn từng ý một để bẻ thay vì lan man sang cái chẳng liên quan gì như: "các bạn làm nghề gì" với "thông suốt". Kiểu vậy giống bỏ bóng (ý kiến, quan điểm) đá người quá! :cool:
     
  14. Cloud Moon Tran

    Cloud Moon Tran Mầm non

    Bạn có thể giải thích thêm ý "độ ẩm cao làm giảm sự bay hơi" không, với tại sao "sự bay hơi làm giảm nhiệt độ da"?

    Xin lỗi bạn nếu mình hơi tò mò, vì khi nói chuyện, mình có giới thiệu về bản thân nên nếu được, cũng muốn các bạn giới thiệu lại thôi.

    Nếu bạn không thích, mình sẽ hạn chế các ý này. Nhé
     
  15. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Những hôm hè nóng, oi bức sở dĩ ta cảm thấy nóng nực khó chịu có thể là vì không khí có độ ẩm cao, các hạt nước tích trữ lượng nhiệt lớn từ bức xạ mặt trời, làm cho nền nhiệt đã đủ làm ta cảm thấy nóng. Lại có gió nóng từ quạt (lấy gió ở phía sau đẩy ra trước, vẫn chỉ là luồng gió nóng trong cái nền nhiệt lượng lớn lúc đó) tiếp xúc làn da. Tất nhiên da đóng vai trò cảm biến nhiệt độ, não xử lý tín hiệu lúc này rằng cơ thể đang tiếp xúc với luồng gió nóng.

    Song song đó là do nền nhiệt cao, lượng nhiệt từ mồ hôi không chênh lệnh hoặc thấp hơn môi trường. Thì nhiệt sẽ đi một chiều từ môi trường vào cơ thể, càng quạt càng nóng :D
     
  16. Cloud Moon Tran

    Cloud Moon Tran Mầm non

    Bạn Không vừa chỉnh sửa bài này à?
     
  17. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Giải thích chặt chẽ được thì khó thật chứ không đùa. Thôi tôi cứ trình bầy vậy.

    Sự bay hơi là phân tử nước rời khỏi chất lỏng bay vào không khí, quá trình này thu nhiệt làm nhiệt độ nước giảm xuống. Sự ngưng tụ là phân tử nước từ không khí nhập vào chất lỏng, quá trình này tỏa nhiệt, làm nước nóng thêm. Hai quá trình này diễn ra đồng thời. Nếu độ ẩm không khí thấp, thì quá trình ngưng tụ sẽ ít hơn quá trình bay hơi. Do đó lượng phân tử nước trong chất lỏng giảm đi. Độ ẩm không khí càng thấp thì sự bay hơi càng chênh lệch với sự ngưng tụ. Khi độ ẩm không khí đạt mức bão hòa thì hai quá trình này cân bằng (đồ phơi mãi không khô). Khi độ ẩm không khí cao hơn mức bão hòa thậm chí quá trình ngưng tụ còn lớn hơn quá trình bay hơi (đồ khô trở thành ẩm).
     
    machine thích bài này.
  18. Cloud Moon Tran

    Cloud Moon Tran Mầm non

    Hehe bạn anh nói gì trong bài này thế, không có lý lẽ phản bác, chỉ có não là xử lý: "Oài bạn ấy dùng kiến thức gì để nói thế nhỉ?" :think:
     
  19. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Đúng rồi. Chỗ sửa tô đỏ.
     
  20. Cloud Moon Tran

    Cloud Moon Tran Mầm non

    Thu nhiệt thì nhiệt độ nước phải tăng chứ nhỉ? Mình cũng không chắc, ngày xưa đi học mình cũng yếu phần này :(.

    Tương tự với quá trình toả nhiệt: toả nhiệt làm nước giảm nhiệt độ chứ (theo mình là vậy).

    Tại sao khi độ ẩm không khí thấp, quá trình ngưng tụ lại ít hơn quá trình bay hơi?

    Tạm thời như vậy đã, xét những ý vừa nêu để giải thích rồi sẽ tiếp túc nghiên cứu những ý sau.
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này