Khảo luận Có thực người sang Trung Hoa năm 1790 là hoàng đế Quang Trung?

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi Heoconmtv, 22/8/18.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    CÓ THỰC NGƯỜI SANG TRUNG HOA NĂM 1790 LÀ HOÀNG ĐẾ QUANG TRUNG?
    Xưa và nay – Số 491 (01/2018)


    Năm 2016, Nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh cho ra mắt bạn đọc quyển sách nhan đề Giở lại một nghi án lịch sử “Giả Vương nhập cận” – Có thực người sang Trung Hoa là vua Quang Trung giả hay không? của học giả Nguyễn Duy Chính. Tác giả là người rất đam mê khám phá lịch sử Việt Nam thời cổ. Với vốn ngoại ngữ (Anh, Pháp) thành thạo và khả năng Hán học vững vàng, Nguyễn Duy Chính đã dành nhiều tâm sức tìm hiểu, làm rõ một số khía cạnh của lịch sử Việt Nam thời trung đại, đặc biệt là giai đoạn cuối thế kỷ XVIII liên quan đến vương triều Tây Sơn. Quá trình tìm hiểu, khám phá sử Việt của ông được cụ thể hóa thành nhiều bài viết đăng trên Tạp chí Xưa&Nay, được xuất bản thành nhiều đầu sách khác nhau. Đó là điều đáng trân trọng về một người đầy tâm huyết với khoa học lịch sử, có ý thức tìm về cội nguồn, dụng tâm soi sáng các vấn đề lịch sử bằng những nguồn tài liệu mới và hiếm quý.
     

    Các file đính kèm:

  2. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    Bí ẩn cuộc đời vua Quang Trung (*): Ba "giả vương nhập cận"


    Đã xuất hiện 3 nhân vật được cho là đóng giả vua Quang Trung sang triều kiến Càn Long năm 1790. Đó là Phạm Công Trị (theo sử sách Việt Nam), Nguyễn Phúc (Cửu) Trị (gia phả) và Nguyễn Quang Trực (theo "Hoàng Lê nhất thống chí")

    Trong tác phẩm "Hoàng Lê nhất thống chí", Nguyễn Quang Trực là người làng Mạc Điền, huyện Nam Đường (nay là Nam Đàn), trấn Nghệ An. So với 2 nhân vật là Phạm Công Trị và Nguyễn Cửu Trị, lai lịch Nguyễn Quang Trực không nổi bật bằng.

    Trùng hợp khó tin

    Có sự trùng lặp khó hiểu giữa 2 nhân vật cùng tên, cùng tước "Trị An hầu": Phạm Công Trị và Nguyễn Cửu Trị. "Giả vương nhập cận" Phạm Công Trị vẫn còn nhiều bí mật về gia thế bên cạnh "giả vương nhập cận" Nguyễn Cửu Trị thuộc một danh gia vọng tộc có nhiều công lao với các chúa Nguyễn.

    Theo sách "Đại Nam chính biên liệt truyện" của triều Nguyễn viết, Phạm Công Trị là cháu gọi vua Quang Trung bằng cậu (quyển 30, trang 38). Cả sách "Đại Nam thực lục", Chính biên, đệ nhất kỷ, quyển 4 cũng ghi: "... Tây Sơn Nguyễn Văn Huệ sai người sang chầu nước Thanh, lại xưng tên là Nguyễn Quang Bình mà cầu phong với nhà Thanh. Vua Thanh cho, lại yêu cầu vào chầu. Huệ lấy người cháu gọi bằng cậu là Phạm Công Trị, nét mặt giống mình, sai đi thay, cùng đi với bọn Ngô Văn Sở và Phan Huy Ích...".

    [​IMG]
    Nhà thờ họ Nguyễn Cửu ở xã Thủy Vân, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế

    Như thế, Phạm Công Trị là cháu hay có quan hệ gì đó với vua Quang Trung là một nhân vật khả năng có thật. Qua khảo cứu, in trong sách "Tư liệu điền dã vùng Huế về thời kỳ Tây Sơn" (1998), nhà nghiên cứu Lê Nguyễn Lưu cho rằng Phạm Công Trị có tước hiệu là Trị An hầu, làm đến chức Đại đô đốc, con của Thái úy Phạm Công Hưng (anh em ruột với bà Chánh cung Phạm Thị Liên của vua Quang Trung).

    Với các tư liệu để lại, nhân vật giả vương được cho là đã thay vua Quang Trung sang triều kiến Thanh Càn Long, có tên họ, chức tước đầy đủ là: Đại đô đốc Trị An hầu Phạm Công Trị. Chỉ có điều, tài liệu Trung Hoa mà nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính đưa ra lại không thấy nhắc đến chức tước của Phạm Công Trị. Từ "Vân Dương kinh phổ" và "Hoàng Lê nhất thống chí", nhân vật "giả vương nhập cận" lại là: Trị An hầu Nguyễn Cửu Trị/Nguyễn Quang Trực. Sự khác nhau giữa tư liệu nhà nước (triều Thanh - Trung Hoa và triều Nguyễn - Việt Nam) và tư liệu tư nhân ("Hoàng Lê nhất thống chí" và "Vân Dương kinh phổ") cho thấy rằng nhân vật "giả vương nhập cận" có nhiều thông tin khác nhau về tên họ và nho sĩ thời đó, bằng cách này hay cách khác, đã đưa ra họ tên nhân vật theo ý của mình.

    Với thông tin từ gia phả dòng họ Nguyễn Cửu (làng Vân Dương, xã Thủy Vân, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế) và công trình nghiên cứu gần đây mới được xuất bản của học giả Nguyễn Duy Chính (sinh sống tại Mỹ) có tên "Giở lại một nghi án lịch sử "giả vương nhập cận" có thực người sang Trung Hoa là vua Quang Trung hay không" (NXB Văn hóa Văn nghệ, 2016), câu chuyện "giả vương nhập cận" thật sự chưa có hồi kết.

    Ẩn số cần giải đáp

    Chính sử triều Nguyễn nói đến sự kiện ngoại giao năm 1790 giữa Tây Sơn (Việt Nam) và Thanh (Trung Hoa) với nhân vật giả vương là Phạm Công Trị và sự kiện đó chỉ là "lễ bão tất" - có nghĩa là "lễ ôm đầu gối" - với ý hạ thấp tính chất sự kiện. Tuy nhiên, sự kiện ngoại giao này không dừng lại với thông tin của chính sử triều Nguyễn hay của nhà Thanh mà còn có thông tin từ dân gian người Việt, những người có khả năng nắm những thông tin mà chính sử không hề ghi lại được.

    Sự kiện ngoại giao Thanh - Tây Sơn năm 1790, vì còn nhiều uẩn khúc, như nhận định của nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính, đó là một nghi án. Bởi lẽ từ sự hồ hởi, trọng thị của 2 triều đình, của hai nước Việt - Trung Hoa cho sự kiện ngoại giao hiếm có với nghi thức hiếm có của 2 người đứng đầu quốc gia mà về sau chúng ta thường thấy trong các nghi thức ngoại giao hiện đại: "Lễ bão kiến: Lễ tiết đời Thanh, người Mãn Châu dùng để giao thiệp. Dùng cho người thân xa ngày nay gặp lại hay khi cáo biệt. Khi hành lễ, người nọ ôm lưng người kia, mặt áp vào nhau là lễ rất trịnh trọng tôn quý…" ("Trung Quốc văn hóa đại điển" quyển 1, xuất bản năm 1999, trang 81). Điều này càng được khẳng định khi chính Thanh Cao Tông (Càn Long) cũng đã nói: "... Đại hoàng đế tiết thứ ban cho rất là ưu hậu, các nước phiên ở ngoài, từ thiên cổ cho đến bây giờ, chưa từng được như thế..." ("Đại Việt quốc thư", trang 301). Chứng tỏ sự kiện ngoại giao này đã có sự tiến bộ khá lớn so với cách nghĩ của người đương thời.

    Một sự kiện ngoại giao không hề đơn giản và đầy mâu thuẫn về thông tin tư liệu, nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính khảo cứ và chứng minh rằng đó là sự kiện ngoại giao có thật với vua Quang Trung thật và "bão kiến" như người Thanh làm chứ không phải "bão tất" như sử quan nhà Nguyễn viết. Điều này càng được khẳng định bởi chính "Vân Dương kinh phổ" khi gia phả này cũng viết rằng Nguyễn Phúc/Cửu Trị "… yết kiến vua Cao Tông (nhà Thanh)..." chứng tỏ sự kiện gặp gỡ giữa 2 người đứng đầu 2 quốc gia không hề bị hạ thấp là "ôm gối".

    Nhưng điều khó lý giải ở chỗ khi họ Nguyễn Cửu vốn là dòng anh em với họ Nguyễn Phúc, có công huân với họ Nguyễn Phúc, lại ghi khá lạ lùng trong gia phả của mình về một người trong họ làm "giả vương nhập cận" với 2 thông tin ngược lại với sử quan triều Nguyễn như vậy. Phải chăng họ Nguyễn Phúc, sau này đổi là Nguyễn Cửu, có một nguồn thông tin khác về sự kiện ngoại giao năm 1790 giữa Việt và Trung Hoa?

    Thời gian qua, những bức tranh chân dung được xem là vẽ vua Quang Trung có xuất xứ từ tàng thư triều Thanh để lại cũng đã dấy lên những nghi hoặc. Những người ủng hộ khảo cứu của nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính thì có xu hướng ủng hộ những bức tranh vẽ chân dung có ghi chú liên quan vua Quang Trung. Những người không ủng hộ thì bác bỏ. Nhưng có một điều chưa thể giải quyết rốt ráo về mặt tư liệu để đi đến xác thực là vua Quang Trung đã sang Trung Hoa hay đó chỉ là phái đoàn giả vương? Khi vẫn chưa thể xác định được thì bức tranh chân dung nào được cho là của vua Quang Trung cũng chỉ là phỏng đoán. Bởi lẽ, tư liệu bổ sung thêm thông tin là "Vân Dương kinh phổ" lại cho thấy sự việc không hề đơn giản.

    (*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 15-1
     
    cfcbk thích bài này.
  3. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    Cần cái nhìn khoa học về chân dung Vua Quang Trung


    Cả tuần qua, giới nghiên cứu không ngừng tranh luận sau khi trên báo Tuổi trẻ, Tiến sĩ Nguyễn Duy Chính công bố bài viết có tính hệ thống lại quá trình tìm kiếm hình ảnh chân dung vua Quang Trung từ trước đến nay. Bức chân dung vừa được tìm thấy đặt ra vấn đề về thái độ ứng xử với tư liệu lịch sử và nhân vật lịch sử.
    Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ là một nhân vật lịch sử đặc biệt. Cuộc đời ông gắn liền với những lần chinh phạt đánh thù trong giặc ngoài, đặc biệt là chiến thắng vang dội quét sạch 29 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi mùa Xuân năm Kỷ Dậu 1789.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Hình ảnh Vua Quang Trung được đăng tải trên nhiều tạp chí, pano, áp phich. Ảnh: Internet

    Thế nhưng, cùng với sự ra đi quá sớm của ông, triều đại Tây Sơn cũng tồn tại quá ngắn ngủi trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động, khiến những tư liệu mô tả về ông cho đến nay vẫn chưa đầy đủ. Trong đó, có chuyện tranh vẽ chân dung ông kèm giai thoại về Vua Quang Trung giả cùng đoàn tùy tùng đi sứ sang Trung Hoa chúc thọ bát tuần vua Càn Long nhà Thanh.

    Vì vậy, việc nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính công bố tài liệu về bức tranh cổ, do nhà nghiên cứu Trần Quang Đức sưu tầm tại bảo tàng cố cung Trung Quốc được cho là chân dung Vua Quang Trung đã thu hút sự quan tâm của nhiều người, nhất là giới nghiên cứu lịch sử văn hóa, mặc dù phần lớn ý kiến đều cho rằng bức chân dung bán thân vẽ Vua Quang Trung trong hình dáng gầy gò, già hơn nhiều so với tuổi 37 của ông là không đáng tin cậy.

    Người Việt Nam lâu nay dường như đã quá quen với hình ảnh Vua Quang Trung là một võ tướng anh hùng. Vì vậy, mà bức chân dung vẽ Vua Quang Trung cưỡi ngựa đăng trên Đông Thanh tạp chí số 1 năm 1932 mặc nhiên được mọi người chấp nhận. Sau đó, bức tranh chân dung này xuất hiện ở Tập san Sử Địa, số 9-10 phát hành Tết Mậu Thân và được in lại trên nhiều ấn phẩm khác, với ghi chú: “Ảnh do Vua Càn Long sai vẽ năm 1790”, được dẫn nguồn là từ tập “Mãn Châu cổ họa”.

    Bức chân dung này đã được sử dụng chính thức làm chân dung Vua Quang Trung, được đưa vào sách giáo khoa dạy cho học sinh ở miền Nam trước năm 1975, được các họa sĩ thiết kế đưa vào in chính thức trên tờ giấy bạc 200 đồng của Ngân hàng quốc gia Việt Nam (chính quyền Sài Gòn).

    Cùng với các tư liệu lịch sử, hình ảnh này đã trở thành một cơ sở quan trọng để các nghệ sĩ sáng tạo ra nhiều tượng đài Hoàng đế Quang Trung cả trong và ngoài nước.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Tượng đài Quang Trung ở trung tâm thành phố Qui Nhơn. Ảnh: Internet

    Tuy nhiên, giai thoại “Vua Quang Trung giả” cũng là một câu chuyện được lưu truyền từ hàng trăm năm nay. Theo tài liệu lịch sử, sau khi đại thắng quân Thanh vào Tết Kỷ Dậu 1789, Ngô Thì Nhậm tổ chức đoàn sứ bộ sang Yên Kinh trao trả 800 tù binh và cầu phong. Hoàng đế Càn Long chấp nhận nhưng lại mời đích thân Vua Quang Trung sang triều kiến nhân lễ bát tuần đại khánh của mình.

    Đến tháng 11, Vua Càn Long cử sứ bộ mang chiếu sang Thăng Long phong cho Nguyễn Huệ làm An Nam quốc vương. Ngô Thì Nhậm đã chọn người đóng giả vua Quang Trung để tiếp chiếu. Đầu năm Canh Tuất (1790), Vua Quang Trung sai Ngô Thì Nhậm tổ chức sứ đoàn sang Bắc Kinh mừng thọ vua Càn Long. Đoàn sứ bộ gồm hơn 150 người. Chỉ có điều dẫn đầu là Vua Quang Trung giả (theo sách “Đại Nam chính biên liệt truyện” sơ tập quyển 30 của Quốc sử quán triều Nguyễn, người đóng giả Quang Trung là cháu bên vợ của ông - Phạm Công Trị).

    Ngoài vua giả, còn có Nguyễn Quang Thùy (con trai Vua Quang Trung), Ngô Văn Sở, Phan Huy Ích, Vũ Huy Tấn, Đoàn Nguyễn Tuấn, Nguyễn Duật...

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Bìa tập san Sử Địa - chụp lại. Ảnh: Internet

    Những bức vẽ chân dung Vua Quang Trung được cho là ra đời nhân sự kiện này, khi Vua Càn Long sai họa sĩ trong cung vẽ lại cảnh sứ thần các nước vào mừng thọ. Theo TS Nguyễn Duy Chính - người có bài viết giới thiệu tài liệu về bức chân dung bán thân được ông Trần Quang Đức công bố được cho là "hiện cất giữ tại Bảo tàng Cố Cung Bắc Kinh”.

    TS Nguyễn Duy Chính căn cứ vào kiểu mũ xưng thiên Vua Quang Trung đội trong hình, đọc được ba dấu triện đóng trên tranh, dịch bài thơ ngự bút của Vua Càn Long viết phía trên bức tranh mà cho rằng, bức hình này là bản trắng đen của một trong ba bức bán thân vẽ màu do các họa sĩ Trung Hoa vẽ Vua Quang Trung và cho rằng đây có thể được xem là chân dung trung thực nhất của vị vua huyền thoại này.

    Tuy nhiên, phần đông người đọc và các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa thì lại không đồng tình, cho là thiếu thuyết phục. Bởi cứ theo những gì mà sách xưa để lại thì "Nguyễn Văn Huệ là em của Nhạc, tiếng vang như chuông, mắt sáng như ánh điện, mưu lược thiện chiến, người người đều kinh sợ" (Đại Nam chính biên liệt truyện). Một người anh hùng chiến công lừng lẫy, áo bào nhuộm thuốc súng, trực tiếp chỉ huy ba quân đánh tan 29 vạn quân Thanh chỉ trong vài tuần, lại mới 37 tuổi, cái tuổi tinh anh đang phát tiết đầy dũng khí anh hào, không thể là một ông già hom hem như những gì mà bức tranh kia mô tả.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Chân dung vua Quang Trung - ảnh do Trần Quang Đức công bố.

    Là người dành nhiều thời gian nghiên cứu về Vua Quang Trung, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân ở Huế cho rằng “đây thật ra là bức vẽ về nhân vật đóng giả Vua Quang Trung khi sang Bắc Kinh mừng thọ Càn Long mà thôi”.

    Cũng theo nhà nghiên cứu văn hóa 80 tuổi này chia sẻ trên báo Văn hóa thì “Chân dung một ông vua đánh tan 29 vạn quân Thanh lại được vẽ với dáng dấp gầy gò, ốm yếu, râu ria chắc hẳn phải đặt nghi vấn. Người Trung Quốc rất cẩn trọng và chi tiết trong xem nhân tướng học. Việc vẽ ra một bức chân dung như thế để gọi là Vua Quang Trung là ý muốn xem thường nước ta”.

    Và ông cũng cho biết thêm là trước đây, từng có nhà nghiên cứu của Trung Quốc công bố bức hình vẽ được cho là Vua Quang Trung. Tuy nhiên, ông đã có bài phản biện và chứng minh đó là hình ảnh một ông vua của Trung Quốc.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Chân dung vua Quang Trung trên giấy bạc. Ảnh: Internet

    Quang Trung là vị Hoàng đế anh hùng. Sự nghiệp của ông để lại tuy ngắn ngủi nhưng đầy kỳ tích. Vì nhiều lý do của lịch sử mà những tư liệu về vị Hoàng đế này vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ, trong đó có việc xác định chân dung của ông.

    Tuy nhiên, với hình ảnh mà nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính vừa công bố, thiết nghĩ cần xem đây là dịp để các nhà nghiên cứu văn hóa - lịch sử có những tranh luận hết sức khoa học, chính xác để chấm dứt những nhầm lẫn đáng tiếc về vị Hoàng đế lừng lẫy chiến công - vị anh hùng dân tộc Quang Trung.
     
  4. summer_bkarda

    summer_bkarda Lớp 3

    Bài này mới mở bài mà đã nâng quan điểm rồi, đọc không thích lắm.
     
  5. summer_bkarda

    summer_bkarda Lớp 3


    Vụ chân dung này cãi nhau ì xèo, nhưng nhiều ông mang danh GS TS cũng chỉ toàn chửi bậy chứ chẳng đưa ra được cái ý kiến gì cho ra hồn.
     
  6. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Cái bức tranh này ông nào dám nói là Quang Trung thì đúng là nhét chữ vào mồm thiên hạ. Nó là bản sao đầy lỗi của tranh gốc vua Càn Long.
    [​IMG]

    Tranh so sánh.
    [​IMG]
     
    cfcbk thích bài này.
  7. summer_bkarda

    summer_bkarda Lớp 3

    Đúng vậy, tranh này chính xác là chân dung Càn Long.
     
  8. Thái Phác

    Thái Phác Lớp 2

    Sử Việt coi bộ khó tin quá nhỉ!
    Ông Chinh cũng ì èo vụ giả vương suốt mười mấy năm qua còn gì.
     
  9. summer_bkarda

    summer_bkarda Lớp 3

    Chắc chắn 100% thì không bao giờ có rồi.

    Sử còn lại dăm ba dòng chữ, tha hồ mà suy luận
     
  10. Thái Phác

    Thái Phác Lớp 2

    Đọc ông Chinh từ thời 2007 2008 đến giờ vẫn không có gì mới. Vẫn chừng ấy luận điểm.
    Sợ nhất là cái suy luận vớ vẩn . Đã vậy còn mấy cái fanpage cổ súy Sử Việt, trẻ con thì lên truyền hình chém gió về Cửu Trùng Đài, sự thất bại của Thực dân Pháp, với cả Nhà Nguyễn mất nước là tất yếu hay không tất yếu. Cha mẹ ơi.
     
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này