Huyền bí Con Đường Mây Trắng - Anagarita Govinda

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học nước ngoài' bắt đầu bởi picicrazy, 3/10/13.

  1. picicrazy

    picicrazy Sinh viên năm I

    Tên sách: Con đường mây trắng
    Nguyên bản: Der weg der weissen wolken
    Tác giả: Anagarika Govinda
    Biên dịch: Nguyễn Tường Bách


    LỜI NGƯỜI DỊCH
    Trong thế kỷ XX, phương Tây có hai người tìm hiểu đất nước Tây Tạng rất sâu sắc, đó là bà Alexandra David Néel và ông Anagarika Govinda. Cả hai vị này đã từng sống nhiều năm tại Tây Tạng, từng tu tập thiền định và đi khắp nơi trong xứ sở huyền bí này hơn bất cứ người nước ngoài nào khác. Có thể nói họ hiểu Tây Tạng với bất tất cả những khía cạnh tâm linh, tâm lý, địa lý nhiều hơn cả phần đông người Tây Tạng.


    Hai vị này đều đã qua đời nhưng họ đã để lại cho thế giới vô số sách vở về kinh nghiệm suy niệm của họ tại Tây Tạng ngày nay vẫn còn được đánh giá cao nhất và hậu thế có lẽ cũng sẽ khó có ai vượt qua được tầm nhìn và kinh nghiệm nội tâm của họ. Điều này thật ra không phải đáng ngạc nhiên, nếu ta biết rằng hai vị này không phải là khách hành hương bình thường, mà họ đã thực sự độc cư tu tập trên các vùng núi non hẻo lánh của Himalaya. Vì lẽ đó mà những gì họ viết ra không phải chỉ là những nhận xét bằng con mắt thường tình của một lữ khách, mà là những khám phá và sáng tạo tâm linh ở xứ sở gió tuyết này.


    Trong khoảng hơn mười cuốn sách của họ thì cuốn Der weg der weissen wolken (Con đường mây trắng) của Govinda là nổi tiếng hơn cả. Nó là cuốn sách được nhắc nhở, được tham cứu, được tìm đọc nhiều nhất khi nói về Tây Tạng dưới ngòi bút của một người phương Tây.


    Govinda người Bolivia gốc Đức, nhưng sách ông viết thường bằng Anh ngữ. Đặc biệt cuốn sách này được ông viết thành hai bản Anh ngữ và Đức ngữ. Bản Đức ngữ là bản cuối cùng, được sửa chữa và vì thế qui mô, đầy đủ và chính xác hơn bản Anh ngữ. Ai đã từng đọc Govinda đều biết văn của ông hùng biện súc tích, nhiều hình ảnh, nhiều tầng lớp và vì thế người dịch thường gặp nhiều khó khăn để hiểu hết ý ông.


    Là một người phương Tây với tính sắc sảo của óc lý luận phân tích sẵn có, pha lẫn sự huyền bí của một quá trình chứng thực tâm linh bằng trực giác, Govinda là một con người kỳ lạ và điều đó phản ánh rõ nét trong cuốn sách này. Vì những lẽ đó, đọc cuốn sách này, phần nào ta cảm nhận được sự tổng hợp giữa hai cực lý luận và trực giác trong tâm thức con người phương Đông.


    Mặc dù người dịch đã cố gắng hết sức trong khả năng của mình, nhưng chắc chắn bản dịch này không thể tránh khỏi thiếu sót. Người dịch mong nhận được sự góp ý chỉ dẫn của tất cả mọi người đọc để bản dịch được hoàn chỉnh hơn.
    Nguyễn Tường Bách.​


    Người post: vvn
    Nguồn TVE
     

    Các file đính kèm:

  2. quoctuancom

    quoctuancom Mầm non

    Mình vừa đọc xong cuốn "CON ĐƯỜNG MÂY TRẮNG" (Der Weg Der Weissen Wolken)
    Tác giả: Anagarika Govinda - Biên dịch: Nguyễn Tường Bách
    Nhà Xuất Bản Trẻ TP. HCM 2001" thấy nội dung khá hay nên làm ebook pdf up lên đây cho bạn nào muốn xem đọc cho dễ.


    Mọi người đọc có gì phản hồi lại cho mình nhé. Chúc mọi người vui vẻ.

    Link download: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/7/15
    hnxuan, jookyvl, chis and 11 others like this.
  3. andanhtoi

    andanhtoi Lớp 11

    Bằng Nè and nistelrooy47 like this.
  4. Lan Giao

    Lan Giao Lớp 7

    Cuốn này Nguyên Phong dịch có tựa là "Đường mây qua xứ tuyết" do First News xuất bản. Mình đã làm ebook bản dịch này từ lâu nhưng vì sách mới xuất bản năm 2013 và còn một số lỗi chính tả nên chưa đưa lên TVE-4U được.
     
    Kunkun21, andanhtoi and quoctuancom like this.
  5. quoctuancom

    quoctuancom Mầm non

    Mình vừa xem thấy bạn andanhtoi đã gửi ebook này lên trong một mục khác rồi, xin lỗi mọi người vì đã gửi lại. Mình đọc bản này trên mạng thấy hay hay nhưng vào Google tìm bản Pdf lại không thấy nên sau khi đọc xong tiện tay làm Ebook này; lúc gửi vào box Phật giáo trên diễn dàn mình có vào mục "Tìm kiếm" nhưng cũng không thấy tên Ebook nên mới gửi lên. Nhờ mod điều chỉnh hộ mình nếu Ebook gửi không hợp lý. Các bạn thông cảm nhé.

    "Trong bản Ebook Pdf của mình có thêm Bookmark (Mục lục) xem cũng tiện."

    Góp ý: Mình đọc Ebook này thấy đây là 1 tác phẩm viết về Phật giáo Tây Tạng (Mật tông) nên theo ý mình ta nên chuyển Ebook này vào mục Tôn giao/ Phật giáo không nên để mục Văn học nước ngoài.
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/7/15
    Thanh Hà Tr and andanhtoi like this.
  6. andanhtoi

    andanhtoi Lớp 11

    Không sao đâu, thiện ý của bạn rất tốt. Không biết bạn có đánh máy cả quyển không chứ đánh máy cả quyển thì đúng là tốn thời gian thật vì tôi có bản word.
    Diễn đàn mình khi ai có nhã ý muốn đánh máy một quyển sách thì cũng nên nói với mọi người, như thế đôi khi sẽ tiết kiệm được thời gian. Chỉ cần có file pdf, prc, epub,... thì vài bước chuyển định dạng file ta có thể làm một cuốn ebook đẹp được rồi, chứ đánh máy cả quyển sách thì đúng là tốn nhiều công sức.
     
  7. bac.nh

    bac.nh Lớp 1

    Bạn ơi, up bản ebook của Nguyên Phong lên được không ạ
     
  8. Lan Giao

    Lan Giao Lớp 7

    Mình có mua cuốn Đường Mây Qua Xứ Tuyết của First News nhưng sau khi so sánh với bản của Làng Văn xuất bản năm 1994 thấy bản của First New bỏ bớt nhiều quá. Nhất là những đoạn nói đến việc Trung Quốc xâm lược Tây Tạng nên mình quyết định không phổ biến bản của First News nữa.

    Mình đưa lên đây bản của Làng Văn nhưng rất tiếc không còn sách gốc để đối chiếu. Và hiện tại không có nhiều thời gian, nên chỉ kiểm tra sơ chính tả và đóng lại ebook. Bạn tham khảo thử.

    Bìa của Làng Văn: (nguồn Mic27 sachxua)
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Bìa của First News:

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     

    Các file đính kèm:

    Gau Hanh, becoivn, Max Pham and 43 others like this.
  9. Phamduy11

    Phamduy11 Mầm non

    Cảm ơn bạn
     
    vinh885 thích bài này.
  10. HockeyQ

    HockeyQ Lớp 9

    Thêm định dạng.
     

    Các file đính kèm:

    becoivn, chis and minhp like this.
  11. ttnhi

    ttnhi Mầm non

    mình có file pdf hoặc epub ko ạ
     
  12. 1953snake

    1953snake Sinh viên năm II

    cover.jpg

    Bản epub của bạn đây.
     

    Các file đính kèm:

  13. vinaguy

    vinaguy Lớp 11

    Em có sửa qua chút chút bác @1953snake nhé. Bác thông cảm.
    1. Resize lại cái bìa, thay lại cái hình tác giả
    2. Sửa lại toàn bộ cấu trúc sách
    3. Làm lại tiêu đề một chút
    4. Sửa 1.172 lỗi chính tả (theo từ điển). Còn nhiều lỗi từ điển không bắt được.
    5. Sửa lại chú thích theo định dạng epub3.
    Còn 2 chỗ em thấy lỗi mà chưa biết sửa như thế nào. Bác nào có sách in thì sửa dùm em tí.
    <p>Một trong những nét kỳ lạ của sự vấn linh là mỗi liên hệ của nó với hiện tượng và điều kiện của giới tự nhiên. Vấn linh không những chỉ liên hệ với các yếu tố bản xứ, trong đó hình như các sức mạnh đất đai địa hình tụ hội, mà chủ yếu xem ra nó csoah hay ít nhất có liên quan đến các biến chuyển về thời tiết trong trời đất. Vì thế, lễ vấn linh thường được tổ chức trong thời điểm của các cuộc thiên tai như hạn hán, mất mùa, mưa đá, bão lụt. Mặc dù thật khó suy ra mối liên hệ giữa các hiện tượng tâm lý và thời tiết nhưng tôi không thể không thừa nhận là các tiên đoán thời tiết cũng như tác dụng của bùa phép hình như đúng thật - hay ít nhất có quá nhiều trùng hợp kỳ lạ mà ta khó cho là sự tình cờ.</p>
    <p>Trên thế giới này có nhiều loại giáo hội tăng đoàn: những định chế với phép tắc và qui luật, với lễ nghi và giáo điều, thệ nguyện và quán đảnh. Thế nhưng dòng huynh đệ thuộc về những ai đã đến Ngân Sơn, người được thử thách, những người đã chịu khổ nhọc hiểm nguy, là người đã lãnh được sự xác định cao quý nhất. Mối dây vô hình nối những người đó lại với nhau không cần có thệ nguyện, giáo điều và lễ nghi. Nó gồm có một sự chứng nghiệm chung mà tác động của nó tồn tại lâu dài, mạnh hơn tất cả những qui định của con người đặt ra.</p>
     

    Các file đính kèm:

    khanh911, aaaa15, amorphous and 9 others like this.
  14. 1953snake

    1953snake Sinh viên năm II

    Ban vinaguy thân mến,
    Chỗ bạn hỏi (csoah) thì tôi không rõ, còn (đảnh) thì chắc đúng (quán đảnh, quán đỉnh). Do không có sách giấy nên tôi không đối chiếu được (bản epub tôi đưa lên là bản được converted từ bản đã có sẵn trong thread này, cho nhu cầu của bạn đọc, chứ tôi không có dịp làm từ đầu đến cuối).
    Để tôi tìm bản tiếng Anh xem 2 đoạn trên có nghĩa thế nào.
     
    vinaguy and Samurai2017 like this.
  15. 1953snake

    1953snake Sinh viên năm II

    Theo bản tiếng Anh thì 2 chỗ nói trên có nghĩa như sau:

    ... but it also appears that they have a certain influence over or relationship to natural events (dịch sát: dường như nó còn có ảnh hưởng nhất định hoặc liên quan đến các sự kiện thiên nhiên (=biến chuyển về thời tiết trong trời đất).) Vậy "csah" là viết tắt của "có một số ảnh hưởng" theo cách đánh cho nhanh (nhưng bị lỗi) của người đánh máy lại tác phẩm này để phổ biến trên mạng.

    ... with dogmas and rituals, with vows and initiations (trong tác phẩm này dịch giả dùng từ "quán đảnh" (hay "quán đỉnh") để dịch "initiation" theo cách gọi của Mật tông; bên Thông Thiên Học thì hay dùng "điểm đạo").
     
  16. vinaguy

    vinaguy Lớp 11

    Oài... Em cám ơn bác nhiều. Không có bản tiếng Việt thì chúng ta dùng bản tiếng Anh. Cơ mà đọc đoạn tiếng Anh sao thấy dễ hiểu, mà đọc đoạn tiếng Việt thấy nó cứ bối rối làm sao á bác nhễ?
    Em phục bác từ mới về Phật giáo và Mật tông đấy. Em đọc vào thì từ tiếng Việt em cũng không hiểu nó là gì luôn chứ đừng nói là tiếng Anh. :).
    Em sửa trên bản của em rồi. Các bác cố gắng tự sửa một từ lỗi mà bác @1953snake đã edit phía trên dùm em tí nghen. Khỏi mất công em ấp lên nữa nó loạn ra.
    PS: Bác có English version không share dùm em với, em gộp vào sau cuốn sách này, ai thích thì tham khảo. :)
     
  17. 1953snake

    1953snake Sinh viên năm II

    Bạn đợi 15 phút nữa sẽ có bản tiếng Anh với rất nhiều hình chụp minh họa cute_smiley18
     
    pinkykim, vinaguy and bibong like this.
  18. 1953snake

    1953snake Sinh viên năm II

    Theo yêu cầu của bạn vinaguy, mình đã upload bản tiếng Anh tựa đề The Way of the White Clouds lên diễn đàn theo link đưới đây. Bản tiếng Anh này viết rất dễ đọc, lại có khá nhiều hình ảnh minh họa, các bạn đọc bản tiếng Anh đối chiếu với bản tiếng dịch tiếng Việt sẽ thấy rất hứng thú.

    cover.jpg

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    VuKKa and vinaguy like this.
  19. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Theo em có lý do như sau:

    Cả tiếng Việt và tiếng Anh đều có rất nhiều từ mượn. Nếu mà bản tiếng Anh viết theo cách hàn lâm một chút, sẽ dày đặc các từ gốc tiếng Pháp, Latin, Hy Lạp, như thế thì rất khó hiểu, rất may là bác nói cuốn này dễ hiểu nhỉ, chắc dùng ngôn ngữ bình dân của dân Ăng-lê ấy mà, ngay tên cuốn sách đã khá là Ăng-lê rồi ^^

    Còn với tiếng Việt, sẽ dễ hiểu khi dịch giả dùng nhiều lớp từ thuần Việt, hay dân dã thì đại bộ phận chúng ta sẽ rất dễ nắm bắt. Nhưng em thấy sách kinh Phật Việt dịch dùng từ gốc Hán nhiều lắm, đọc khó hiểu chết đi được. Nếu là các bộ kinh trước đây dịch dùng toàn Hán-Việt thì không nói gì đi, các kinh dịch mới gần đây như các bộ Pàli của Hòa thượng Thích Minh Châu cũng dùng rất nhiều từ gốc Hán-Việt. Một ví dụ như sau, ngay đoạn đầu tiên của Trung Bộ Kinh đã như vầy:

    -- Này các Tỷ-kheo, ở đây, có kẻ phàm phu ít nghe, không được thấy các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không được thấy các bậc Chơn nhân, không thuần thục pháp các bậc Chơn nhân, không tu tập pháp các bậc Chơn nhân, tưởng tri địa đại là địa đại. Vì tưởng tri địa đại là địa đại, người ấy nghĩ đến địa đại, nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với địa đại, nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại, người ấy nghĩ: "Ðịa đại là của ta" - dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Ta nói người ấy không liễu tri địa đại.
    Cho nên là nếu bản tiếng Anh mà viết theo ngôn ngữ bình dân thì dễ đọc hơn là bản Việt dịch mà dùng rặc Hán Việt nữa ^^

    Nhưng phải nói rằng các bản dịch kinh Pàli của Hòa thượng Thích Minh Châu đọc mượt thật, không hiểu hết cũng đã thấy nó vần nó mượt mà.
     
    Lamani, vinaguy and 1953snake like this.
  20. 1953snake

    1953snake Sinh viên năm II

    Bạn tran ngoc anh nói quá đúng, các sách thuộc hệ tư tưởng (triết học, tôn giáo, v.v.) thường thì tưởng dễ (hấp dẫn) mà thật ra khó, vì mục đích của người đọc là cố hiểu nghĩa (đã là việc rất khó rồi), mà để gọi là rờ mó mấp mé được tới biên tế của "nghĩa" thì hẳn phải ít nhiều thông suốt "ngữ" (khó chồng khó).
    Tác phẩm nào thuộc loại "tường thuật" (như cuốn này) thì việc đọc + hiểu còn đễ (dễ là dễ theo dõi mạch văn); các tác phẩm thuộc loại "giảng, luận" thì khúc triết hơn nhưng còn hy vọng nắm bắt được ý chính. Đến kinh luận thì đọc tới đọc lui để lĩnh hội kha khá chút thôi đã là công phu lắm lắm rồi.
    Nhiều sách về triết học, tôn giáo bây giờ không chỉ viết bằng 1 ngôn ngữ, mà còn trích dẫn, hay giữ nguyên, từ gốc bằng ngôn ngữ khác; có khi 4, 5 ngôn ngữ được sử dụng trong 1 cuốn sách. Một vấn đề khác là thuật ngữ có nghĩa rất rộng (không phải quan hệ 1 đối 1 như trong tự điển, tức chữ nào chỉ có 1 nghĩa duy nhất), cần hiểu vấn đề và cách suy nghĩ, diễn đạt của tác giả mới mong hiểu được thuật ngữ. Do đặc thù của lĩnh vực và trình độ lĩnh hội mà người đọc cảm thấy dường như tác phẩm nào cũng mắc cái lỗi mà ngày xưa thầy dạy văn chúng ta thường nhắc: "dùng câu mơ hồ để giải thích cái mơ hồ" (thành ra hết biết luôn!) :D
     
    amylee, vinaguy and tran ngoc anh like this.

Chia sẻ trang này