Cụ Nguyễn Hiến Lê và đạo Phật

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi 4DHN, 4/10/13.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E"][​IMG] 12-06-2008, 08:45 PM[/TD]
    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E, align: right"] #Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Thủ thư

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Oct 2006
    Bài gởi: 1,052
    Xin cảm ơn: 1,962
    Được cảm ơn 9,567 lần trong 1,093 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG] Cụ Nguyễn Hiến Lê và đạo Phật
    [HR][/HR]
    Cụ Nguyễn Hiến Lê và đạo Phật


    Trong cuốn Nguyễn Hiến Lê Cuộc Đời & Tác Phẩm, ông Châu Hải Kỳ viết:

    “Ông có một quan niệm đạo đức về nhân sinh tự rút ở cuộc đời mình – đời một người đã sống qua nhiều chế độ xã hội để có một sự chọn lựa, ông thích nhất là đạo đức của Khổng Tử. Trên ba mươi năm trứ tác (kể tới 1980), tính ra đã bỏ hơn mười năm (khoảng một phần ba thời giờ) vào hai mươi tác phẩm Cổ học Trung Hoa, bảy đến 8.500 trang (mới ra mắt độc giả được hai phần ba). Theo ông thì “Khổng Tử gần chúng ta, rất hiểu tâm lý con người. Học thuyết của Khổng Tử thật đầy đủ từ tu thân tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Khổng Tử thực tiển, sáng suốt mà ôn hoà” (1).

    “Nhân điều này thiết tưởng cũng đáng để người đọc chúng ta chú ý. Tự do, bình đẳng là tư tưởng chung của các triết gia phương Đông như Khổng, Lão, Thích Ca. Tuy nhiên chỉ thấy ông viết về Khổng, Lão mà trên một trăm hai mươi nhan đề sách gồm trên 160 cuốn ông đã viết, ông không hề viết một cuốn nào về đạo Phật, ngoại trừ ông viết về Huyền Trang trong tác phẩm Ý chí sắt đá (Nhà xuất bản Thanh Tân – năm 1971). Sự dồi dào và súc tích của công trình tiểu sử danh nhân này chứng tỏ ông đọc và nghiên cứu, rút nhiều tài liệu qua nhiều sách báo Việt, Pháp, Trung Hoa về Sử, Địa, Văn học, tiểu thuyết thần quái, khảo luận dịch Kinh về Phật… có liên quan đến vấn đề (báo sách, tài liệu ông rút dẫn đều có ghi chú rõ ràng).

    “Ông Lê Ngộ Châu có kể cho biết: khoảng mười năm trước (3), ông Lê Ngộ Châu nhiều lần đã gợi cho ông Lê viết một cuốn về đạo Phật để ông “được đọc mà khỏi phải tìm hiểu ở những sách khác, nhưng ông Lê tránh né”. Ông Lê Ngộ Châu có lưu ý một điều nữa là “thường thường sách nào ai tặng, ông Lê đều đọc qua và có ghi bút chì nhận xét của ông ở trang đầu hay trang cuối. Chỉ có cuốn Phật học tinh hoa của Nguyễn Duy Cần là không thấy có bút tích của ông, có thể là ông không đọc”. Cả việc tang ma của ông, ông cũng dăn dò người nhà đừng mời nhà sư đến tụng niệm. Tôi rất tiếc là trước đây không nghĩ tới để hỏi ông nguyên nhân ông không viết về Thích Ca, trong khi ở miền Nam độc giả của ông là tín đồ Phật giáo không phải là không đông” (2).

    Tại sao cụ Nguyễn Hiến Lê “tránh né” gợi ý của ông chủ bút báo Bách Khoa. Nguyên nhân nào cụ “không viết về Thích Ca”, mà theo ông Châu Hải Kỳ, “trong khi ở miền Nam độc giả của ông là tín đồ Phật giáo không phải là không đông”.

    Chúng tôi nghĩ rằng không riêng gì ông Châu và ông Kỳ mà rất nhiều người mến mộ cụ Nguyễn Hiến Lê cũng thắc mắc tương tự. Do đó, chúng tôi post bài này lên đây với hy vọng sẽ nhận được ý kiến của các bạn hầu góp phần hé lộ được phần nào nguyên nhân khiến cụ Nguyễn Hiến Lê không viết một cuốn sách nào về đạo Phật nói chung và về Đức Phật Thích Ca nói riêng.

    Chúng tôi đọc chưa tới một phần tư số sách của cụ Nguyễn Hiến Lê viết, những cuốn đọc rồi cũng chỉ nhớ man mán, và chúng tôi đọc các sách báo viết về ông cũng không nhiều, dù vậy chúng tôi cũng rán ghi lại sau đây vài nguyên nhân:

    1. Cụ dành thời gian để đọc và viết nốt triết học Tiên Tần. Năm 60 tuổi (1972) trong bức thư gởi cho “Các con”, cụ viết: “Hồi trẻ có người đoán số ba, bảo chỉ hưởng lộc tới năm nay thôi. Ba cho là sai; ba có thể sống được mươi năm nữa, nhưng từ năm nay thấy mình già rồi (…). Viết lách bình thường (dĩ nhiên trí nhớ đã giảm)”. Đúng là cụ vẫn tiếp tục viết và mãi đến năm 1979-1980 cụ mới viết xong cuốn cuối cùng về triết học Tiên Tần: Kinh Dịch, đạo của người quân tử. Nhưng hồi trẻ chắc cụ đoán mình viết được đến khoảng năm 60 tuổi rồi sau đó “nghỉ hưu” và nếu như hồi trẻ cụ có ý định viết cả hồi ký nữa thì cụ lại càng không muốn mất nhiều thời gian để nghiên cứu Phật giáo.

    2. Có thể cụ cho rằng muốn hiểu rõ đạo Phật thì phải tốn nhiều thời gian, năm năm mười năm hay nhiều hơn thế nữa, mà chỉ đọc sách báo thôi thì cũng khó nắm bắt được yếu lý của Phật giáo, chi bằng để những người tu học viết thì hợp lý hơn. Cụ không viết sách về đạo Phật nhưng cụ có lần, sau khi đọc cuốn Duy thức luận của Thạc Đức (một bút danh của Thượng toạ Thích Nhất Hạnh, người “sau này là một cây bút Phật giáo nỗi tiếng” mà cụ “quí và mến”), cụ thấy “sáng sủa, hay”; cụ viết thư “khen và khuyến khích tác giả viết về lịch sử Phật giáo từ thời nguyên thuỷ đến nay” (4).

    3. Cụ chịu ảnh Nho giáo ngay từ khi còn nhỏ và sau này cụ càng nghiên cứu về Khổng Tử cụ càng “noi gương” đức “vạn thế sư biểu” hơn. Cũng như các cụ ngày trước, cụ cũng trọng đạo Phật và cũng để các cụ bà ăn chay, đi chùa lễ Phật. (Sau khi cụ Nguyễn Hiến Lê mất khoảng nửa tháng (sau thất thứ hai), cụ bà Nguyễn Thị Liệp xuống tóc quy y và tu tại gia (5). Các bạn có thể xem ảnh trong Vài hình ảnh về học giả Nguyễn Hiến Lê). Cụ cho rằng nhiều người lúc trẻ theo Khổng, về già theo Lão hoặc theo Phật, nhưng theo cụ thì về già được sống cùng con cháu vẫn vui hơn. Cụ bảo: “Khổng yêu người mà hăng hái, tìm cách giúp người sống một đời vui vẻ hơn, có nghĩa lí hơn, kiếm hạnh phúc ngay trên cõi trần chứ không phải ở trên thiên đàng hay ở cảnh giới Niết bàn”. Trong mục Nhân sinh quan của tôi, cụ viết: “ Chúng ta làm điều phải vì tin nó là điều phải chứ không phải vì ý muốn của Thượng Đế hay một thần linh nào, cũng không phải vì mong chết rồi được lên Niết bàn hay Thiên đàng” (6).

    Có thể ba nguyên nhân chúng tôi tạm nêu ra ở trên không đúng và không đủ. Tuy nhiên, biết đâu chừng cụ Nguyễn Hiến Lê cũng có ý muốn viết một cuốn về đạo Phật hoặc về Đức Phật, cụ không viết là vì cụ không tìm đủ những tài liệu cần thiết và phù hợp ít nhiều với quan điểm của cụ nên cụ tạm “tránh né” đó thôi!

    Tuy cụ không viết hẳn một cuốn sách nào về đạo Phật, ngoài bài Huyền Trang và công cuộc thỉnh kinh vô tiền khoáng hậu của nhân loại, chúng ta vẫn thỉnh thoảng thấy cụ so sánh triết lý đạo Phật với triết thuyết của các triết gia Tiên Tần; và nhất là trong Sử Trung Quốc, cuốn sách cuối cùng này của cụ, có lẽ là cuốn cụ viết nhiều nhất về đạo Phật so với các cuốn sách khác bởi đạo Phật có tầm ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của người Trung Quốc chỉ sau Khổng và Lão; và vì cụ xem trọng “lịch sử văn minh” (có lẽ cụ chịu ảnh hưởng của Will Durant) hơn “lịch sử các cuộc chiến”.

    Chúng tôi xin trích lại dưới đây vài đoạn để chúng ta thấy được một phần nào nhận định của cụ Nguyễn Hiến Lê về đạo Phật:

    + “Câu: “Trung dung chi đức dã, kỳ chí hĩ hồ! Dân tiền cửa hĩ” trong bài VI.27 mà tôi đã có lần dẫn, sau được Tử tư quảng diễn mà viết thành cuốn Trung Dung một tác phẩm thâm thúy, độc đáo của triết học Trung Hoa; còn bài II.21, cũng được Tăng tử quảng diễn để viết cuốn Đại học, mà đoạn đầu như sau:

    “Đời xưa muốn làm sáng đức trong thiên hạ thì trước hết phải trị nước mình; muốn trị nước mình thì trước hết phải tề nhà mình; muốn tề nhà mình thì trước hết phải sửa thân mình; muốn sửa thân mình thì trước hết phải chính cái tâm của mình; muốn chính cái tâm của mình thì trước hết phải làm cho tinh thành cái ý của mình; muốn làm cho tinh thành cái ý của mình thì trước hết phải có tri thức xác đáng. Tri thức xác đáng ở chỗ xét kỹ mọi vật.”

    “Mọi vật đã xét kỹ thì sau tri thức mới xác đáng; tri thức đã xác đáng thì sau cái ý mới chân thành; cái ý đã chân thành thì sau cái tâm mới chính; cái tâm đã chính thì sau cái thân mới được sửa; cái thân đã sửa thì sau nhà mới tề; nhà đã tề thì sau nước mới trị; nước đã trị thì sau thiên hạ mới bình. Từ thiên tử cho tới thứ nhân đều phải lấy sự sửa mình làm gốc, gốc loạn mà ngọn trị là điều chưa hề có; cái gốc mình đáng hậu mà lại bạc, cái ngọn mình đáng bạc mà lại hậu là điều chưa hề có”.
    Đoạn đó rất ngắn mà thật khúc chiết, hàm súc, sâu sắc hiếm thấy trong lịch sử triết học nhân loại, quan trọng ngang thuyết “bát chính đạo” của Phật giáo nếu không hơn, vì bát chính đạo chỉ để giải thoát cá nhân, chứ không xét sự liên quan giữa cá nhân và quốc gia, thiên hạ.
    (7)

    + “ (…) tôi xin so sánh nhân với kiêm ái của Mặc, đức của Lão, bác ái của Ki-tô, từ bi của Phật. Nhân khác kiêm ái ở hai điểm:

    - Nhân phân biệt mình và người, do kỉ cập nhân, lấy mình làm khởi điểm mà khuếch sung lần lần tới người, từ người thân đến người sơ, từ gần tới xa, nghĩa là có đẳng cấp. Kiêm ái thì không vậy, coi ai cũng như mình, người thân của người cũng như người thân của mình, không có riêng và tư.

    Không những vậy, người nhân còn phân biệt người tốt và kẻ xấu, chỉ yêu người tốt, mà ghét người xấu (IV.3); người kiêm ái không phân biệt như vậy.

    Người nhân chú trọng đến sự xúc tiến đạo đức của người khác, còn người kiêm ái chú trọng đến sự cứu giúp vật chất nhiều hơn; hễ Mặc tử nói đến kiêm ái là kèm theo ba chữ “giao tương lợi”, Khổng muốn bồi dưỡng cái phần thiện trong bản tính của ta, còn Mặc chỉ muốn diệt cái phần ác (ham tư lợi, vị kỉ, tranh giành nhau) trong bản tính của ta.


    - Người nhân của Khổng tử khác với thánh của Lão tử và người bác ái của Ki-tô vì không dĩ đức báo oán”, không yêu kẻ thù như bạn. Khổng tử “dĩ trực báo oán” vì muốn cho xã hội có sự công bằng, không khuyến khích kẻ ác. Ông chú trọng về phương diện trật tự xã hội hơn hai nhà kia.

    Nhân lại khác xa đạo từ bi của Phật, vì Phật chủ trương phá ngã chấp mà Khổng thì chủ trương “do kỉ cập nhân”. Phật thương người và cả vạn vật, tuy cũng tự giác, giác tha, nhưng lòng thương của Phật có một nỗi buồn vô hạn, buồn cho sự mê muội, cho cái kiếp sống của tất cả các sinh linh, tìm cách giải thoát mọi sinh linh ra khỏi vòng sinh, lão, bệnh, tử; còn Khổng yêu người mà hăng hái, tìm cách giúp người sống một đời vui vẻ hơn, có nghĩa lí hơn, kiếm hạnh phúc ngay trên cõi trần chứ không phải ở trên thiên đàng hay ở cảnh giới Niết bàn
    (8).

    + “Có điều đáng để ý là đạo Phật khi mới vào Trung Quốc thì các tín đổ Đạo giáo (cả phái đan đỉnh lẫn phái phù lục) đều thấy ngay nó hợp với họ; mà các nhà sư cũng thấy các tín đồ Đạo giáo như là anh em của mình, còn các kẻ sĩ đạo Khổng xa với họ quá. Thực ra, Phật và Đạo khác hẳn nhau: Phật giáo không nhận cái Ngã (ta) là thực, Đạo trái lại; Phật tìm sự giải thoát ở Niết Bàn, Đạo tìm sự trường sinh; nhưng cả hai tôn giáo đó có những điểm giống nhau: thờ phượng, trầm tư, luyện hơi thở, kiêng một số thức ăn...; nhất là có truyền thuyết Lão Tử về già qua phương Tây, mà đạo Phật cũng ở phương Tây, cho nên tín đồ Đạo giáo cho rằng Phật với Lão là một. Do đó những người Hán đầu tiên theo đạo Phật phần nhiều là đã theo Đạo giáo, và những nhà sư phương Tây qua muốn dịch kinh Phật, dùng ngay một số từ ngữ trong Đạo đức kinh, qua các đời sau họ mới thấy sai mà sửa lại” (9).

    Nếu bảo rằng “cả việc tang ma của ông, ông cũng dăn dò người nhà đừng mời nhà sư đến tụng niệm” là do cụ Nguyễn Hiến Lê không thích đạo Phật có thể không đúng. Ý nguyện của cụ là “tổ chức đám ma đơn giản, không nhận phúng điếu, từ váy lạy”? (10) Vậy phải chăng “không mời nhà sư đến tụng niệm” chẳng qua là vì cụ muốn “tổ chức đám ma đơn giản”?

    Tô Đông Pha là người cụ thích nhất “vì tấm gương của Tô gần với tôi hơn cả”, như lời cụ Nguyễn Hiến Lê viết trong cuốn Tô Đông Pha, và “Tôi rất phục tài của Tô, yêu tinh thần bình dân của Tô, mong học được đức khoan hoà, phóng khoáng của Tô” (11). Ông Tô ảnh hưởng cả Không, Lão và Phật. “Đích thân ông còn hô hào lập ở Hoàng Châu một hội Cứu tế trẻ em nữa, mỗi hội viên đóng mỗi năm ít nhất là mười đồng, giao cho một nhà sư làm thủ quĩ. Gia đình nào nhiều con sẽ được chu cấp nếu cam đoan không giết. Ông cho rằng nếu mỗi năm cứu được trăm đứa trẻ thì không gì sung sướng bằng”. Cụ Nguyễn Hiến Lê cho rằng: “Đạo Phật đã có ảnh hưởng tới tâm hồn ông (Tô)” (12). Theo ông Giản Chi thì “Sau biến cố 30-4, ông (cụ Nguyễn Hiến Lê) tự động tìm gặp bạn hữu, những người do thời cuộc mới mà gặp khó khăn cần bao nhiêu và hễ có thể giúp được là ông sẳn lòng làm ngay. Đã có người ông giúp đến một cây, hai cây v.v…” (13). “Đạo Phật đã có ảnh hưởng tới tâm hồn” cụ Nguyễn Hiến Lê chăng?

    -------------
    (1) Trích trong Đời viết văn của tôi (chú thích của Châu Hải Kỳ)
    (2) Trích Nguyễn Hiến Lê Cuộc Đời & Tác Phẩm của Châu Hải Kỳ, Nxb Văn học, năm 2007, tr. 427-428.
    (3) Khoảng năm 1965.
    (4) Hồi kí Nguyễn Hiến Lê, Nxb Văn học, 1993, tr. 469.
    (5) Theo Châu Hải Kỳ, sđd, tr. 416
    (6) Hồi kí Nguyễn Hiến Lê, tr. 552.
    (7) (8) Theo Nguyễn Hiến Lê, Khổng Tử, bản ebook.
    (9) Theo Nguyễn Hiến Lê, Sử Trung Quốc, bản ebook.
    (10) Theo Châu Hải Kỳ, sđd, tr. 414.
    (11) Hồi kí Nguyễn Hiến Lê, tr. 447.
    (12) Theo Nguyễn Hiến Lê, Tô Đông Pha, bản ebook
    (13) Theo Châu Hải Kỳ, sđd, tr. 422.
    __________________
    Vô sự tiểu thần tiên
    [/TD]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"][​IMG] [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4, align: right"] [/TD]
    [/TABLE]
    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Các thành viên gửi lời cảm ơn đến bài viết hữu ích này:[/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    [/TD]
    [/TABLE]



    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E"][​IMG] 22-07-2008, 10:14 PM[/TD]
    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E, align: right"] #Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Học sinh

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Jul 2008
    Nơi Cư Ngụ: Sài Gòn
    Bài gởi: 36
    Xin cảm ơn: 318
    Được cảm ơn 136 lần trong 25 bài
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Mình rất thích đọc sách của Nguyễn Hiến Lê nhất là những sách dạy làm người , nhưng trong câu “ Chúng ta làm điều phải vì tin nó là điều phải chứ không phải vì ý muốn của Thượng Đế hay một thần linh nào, cũng không phải vì mong chết rồi được lên Niết bàn hay Thiên đàng” cho thấy chẳng biết gì về cốt tủy tinh thần Phật Giáo , trước khi phê phán một ai thì nên nghiên cứu kỹ càng về người đó
    [/TD]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"][​IMG] [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4, align: right"] [/TD]
    [/TABLE]
    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Các thành viên gửi lời cảm ơn đến bài viết hữu ích này:[/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    [/TD]
    [/TABLE]



    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E"][​IMG] 16-09-2008, 01:10 AM[/TD]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]

    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"]This message has been deleted by Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Lý do: Spam
    [/TD]
    [/TABLE]

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E"][​IMG] 16-04-2009, 09:04 AM[/TD]
    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E, align: right"] #Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Thủ thư

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Oct 2006
    Bài gởi: 1,052
    Xin cảm ơn: 1,962
    Được cảm ơn 9,567 lần trong 1,093 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Cụ Nguyễn Hiến Lê có chịu ảnh hưởng của đạo Phật không?


    Trong Trang Từ và Nam Hoa Kinh (Nxb Văn hoá – Thông tin, 1994), cụ Nguyễn Hiến Lê viết:

    “…điểm đặc biệt trong triết lí Trung Hoa: hai triết hệ lớn của họ, Khổng và Lão đều có tinh thần dung hoà; nhận rằng mọi thuyết, mọi vật có thể cùng hoạt động (tịnh hành) mà không trở ngại nhau.

    (…) Khổng có thể dung hoà với Lão, mà Phật sau này có thể dung hoà cả với Khổng và Lão. Tuỳ hoàn cảnh, có thể “xuất” như Khổng hay “xử” như Lão, đó là thái độ của tất cả các nhà Nho như Đào Tiềm, Tô Đông Pha tới Chu Văn An, Nguyễn Khuyến… Mà thái độ của dân chúng Trung Hoa cũng như Việt Nam là chấp nhận cả tam giáo: Khổng, Lão, Phật; tâm hồn chúng ta không ai là thuần tuý Khổng hay Lão hay Phật, ai cũng chịu ảnh hưởng của ba tôn giáo đó, chỉ khác là do bản tính, người thiên về đạo này hơn đạo khác; nhưng cả những người thiên về một đạo nào đó – chẳng hạn Khổng giáo – thì một tuổi nào đó hoặc gặp một hoàn cảnh nào đó, có thể thiên về một đạo khác hơn – chẳng hạn Phật giáo”. (trang 179)

    Như vậy, cụ Nguyễn Hiến Lê “chấp nhận cả tam giáo: Khổng, Lão, Phật”“chịu ảnh hưởng của ba tôn giáo đó” cũng như bao người Việt khác. Ai cũng nhận rằng cụ thiên về Khổng giáo. Có thể cụ chưa từng ở vào “một tuổi nào đó hoặc gặp một hoàn cảnh nào đó” mà thiên về Phật giáo hơn, nhưng chúng ta có thể tin chắc rằng cụ “chấp nhận” Phật giáo và cụ “chịu ảnh hưởng” của tôn giáo đó.
    __________________
    Vô sự tiểu thần tiên
    [HR][/HR]thay đổi nội dung bởi: goldfish, 16-04-2009 lúc 12:44 PM
    [/TD]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"][​IMG] [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4, align: right"] [/TD]
    [/TABLE]
    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Các thành viên gửi lời cảm ơn đến bài viết hữu ích này:[/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (06-12-2010), Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (16-04-2009)[/TD]
    [/TABLE]



    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E"][​IMG] 16-04-2009, 07:27 PM[/TD]
    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E, align: right"] #Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Trí thức

    Tham gia ngày: Aug 2006
    Bài gởi: 495
    Xin cảm ơn: 458
    Được cảm ơn 12,111 lần trong 395 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Theo tôi, ông Nguyễn hiến Lê có nhân sinh quan hướng theo đạo Nho : trọng tinh thần thực tế, không lưu tâm đến những vấn đề huyền học, tin rằng con người sống ở đời có sướng có khổ, không theo quan niệm "bi quan" như đạo Phật. Những điều này ông phát biểu về nhân sinh quan của ông rất rõ trong quyển "Tương lai trong tay ta".

    Khuynh hướng theo Khổng giáo của ông đã có từ nhỏ, do đó không dễ gì có thể thay đổi được về sau nếu như không có một biến cố, hay một kinh nghiệm nào để chuyển hướng suy nghĩ của mình. Đọc hồi ký của ông, tôi không thấy ông có nói một điều gì tương tự như thế. Như thế, tôi không nghĩ về già ông lại theo quan niệm của Phật hay Lão như những người khác. Những việc ông làm lúc về già, như giúp đỡ người khác, không phải theo quan niệm từ bi của Phật giáo, mà chỉ là theo quan niệm về "nhân" của đạo Khổng thôi.

    Nếu ông không tin theo quan niệm của Phật giáo, thì ông có thể viết sách về đạo Phật không ? Tôi không nghĩ là ông không có thời giờ, hay ông nghĩ mình chưa đủ hiểu sâu về đạo Phật. Thật khó cho ai không tin theo Phật giáo mà lại bỏ công nghiên cứu sâu xa về đạo Phật được. Những quan niệm cơ bản như sự khổ (ông không nghĩ là đời sống chỉ có sự đau khổ), sự vô ngã (theo thuyết chính danh thì làm sao mà vô ngã được) của đạo Phật, ông không chấp nhận, thì viết cái gì bây giờ, không lẽ nói về cái nhìn của người vô thần đối với đạo Phật à.

    Tôi đoán rằng khi ông Lê Ngộ Châu đề nghị ông viết sách về Phật giáo, ông im lặng vì không muốn nói thẳng quan niệm của mình, vì sợ mất lòng chăng.

    Thành ra, theo tôi nghĩ, cũng có lý khi ông mất ông không cho nhà sư nào tụng kinh cả. Không phải chỉ là muốn sự đơn giản trong ma chay đâu. Đối với một nhà nho "chuyên chính" như ông, tôi nghĩ ông chắc "khó tánh" lắm, chuyện gì phải ra chuyện đó, không phải sao cũng được.

    Những điều trên cũng chỉ là những suy đoán của kẻ hậu sinh. Có điều chi không phải. Xin lượng thứ.
    [/TD]
    [/TABLE]
     
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này