LS-Việt Nam Cuộc Chiến Của Hà Nội - Tiến Sĩ Nguyễn, Liên-Hằng T.

Thảo luận trong 'Tủ sách Lịch sử - Địa lý' bắt đầu bởi cxz27, 21/7/15.

Moderators: Bọ Cạp
  1. cxz27

    cxz27 Lớp 7

    [​IMG]

    Hanoi's War là tên của một sách sử của bà được xuất bản vào tháng Bảy năm 2012, một cuốn sách đầu tay. Ngoài các tài liệu thu thập từ các văn khố quốc gia của nhiều nước, cuốn “Hanoi's War” của Giaó sư Nguyễn thị Liên Hằng độc đáo ở chỗ nó dựa trên một số tài liệu chưa từng được khai thác từ văn khố của Bộ Ngoại giao Việt Nam ở Hà Nội. Sách này đã được trao Giải Edward M. Coffman 2012, một giải thưởng có uy tín được đặt tên theo một nhà sử học quân đội nổi tiếng người Mỹ. Trong khi đa số các sử gia tập trung nghiên cứu các lý do nguyên thủy dẫn tới sự can thiệp của Hoa Kỳ và tiến trình Mỹ hóa chiến tranh Việt Nam, sử gia Liên Hằng xem xét bối cảnh quốc tế của cuộc chiến, cách giới lãnh đạo miền Bắc theo đuổi chiến tranh, và thời điểm kết thúc sự can thiệp của người Mỹ.Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Theo Giáo sư Hằng, trên thực tế ông Hồ Chí Minh chỉ đóng vai trò biểu tượng trong khi ông Lê Duẩn mới là nhân vật ngự trị trên Đảng Cộng sản Việt Nam, và là kiến trúc sư, chiến lược gia cũng như người lãnh đạo các nỗ lực chiến tranh của miền Bắc. Cùng với cánh tay mặt của ông, là ông Lê Đức Thọ, ông Lê Duẩn cai trị chế độ miền Bắc với một bàn tay sắt, và coi ông Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một người hùng cách mạng khác, là những đối thủ, là mối đe dọa lớn nhất đối với quyền hạn của ông ở Hà Nội. Và cũng chính ông Lê Duẩn đã gạt ông Hồ Chí Minh và Tướng Giáp cùng với các ủng hộ viên sang một bên, trong khi làm hầu hết các quyết định quan trọng nhất trong cuộc chiến.[1]

    Theo nhà báo Bùi Văn Phú, cuốn sách có tiểu tựa "Lịch sử Quốc tế của cuộc chiến cho Hòa Bình ở Việt Nam" là vì đây không phải chỉ là cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, mà có sự tham dự của cả Trung Quốc và Liên Xô trong bối cảnh chiến tranh lạnh, của xung đột Trung-Xô. Trong ba thành phần người Việt, bên cạnh Việt Nam Cộng hoà và Mặt trận Giải phóng miền Nam, chính "Hà Nội đã đóng vai chủ động trong các công tác tiến hành chiến tranh hoặc đến bàn hội nghị."[3]

    Về việc bà được sử dụng các tài liệu từ văn khố của Bộ Ngoại giao ở Hà nội, Giáo sư Liên Hằng cho biết: "...về cơ bản lúc đó cả 3 văn khố chủ yếu của Việt Nam là văn khố của Đảng Cộng Sản, văn khố của quân đội, và văn khố của Bộ Ngoại giao đều cấm, không cho học giả tham khảo, dù là người nước ngoài hay người Việt Nam. Chỉ có các giới chức làm việc trong các bộ liên hệ mới được tham khảo tài liệu, nhưng tới những năm 2000 thì đã có một số thay đổi về chính sách đối với người Việt hải ngoại. Việt Nam mở cửa rộng hơn để đón các học giả từ các cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Họ muốn thu hút Việt Kiều, và tôi đã nắm ngay lấy cơ hội.”

    (Theo Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)​

    Bản dịch này mình sưu tầm tải tại đây:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Last edited by a moderator: 29/7/15
    ngoquocviet, haist, lehoa and 18 others like this.
  2. viet7500

    viet7500 Lớp 3

    Nhanh tay download3D_37
    Cám ơn bạn @cxz27
     
  3. Hannibal2010

    Hannibal2010 Lớp 2

    Cuốn này mà có MOBI thì tuyệt vời ông mặt trời
     
  4. Hannibal2010

    Hannibal2010 Lớp 2

    Mình thấy dịch giả cuốn này khá là cẩu thả. Các bài thơ và phát biểu của miền Bắc vốn được dịch từ tiếng Việt sao tiếng Anh, và sau đó dịch giả dịch ngược lại từ tiếng Anh sang tiếng Việt mà không thèm tham chiếu bản gốc (vốn đầy rẫy trên Internet) nên các phát biểu của lãnh đạo miền Bắc trở nên vô cùng lủng củng, y như người nước ngoài nói tiếng Việt.
     
  5. Hannibal2010

    Hannibal2010 Lớp 2

    Nói thêm là người dịch viết sai từ đầu tới cuối, ai cũng biết TBT của miền Bắc là Lê Duẩn, nhưng người dịch vẫn kiên trì viết là Lê Duẫn
     
    123phat and cxz27 like this.
  6. cxz27

    cxz27 Lớp 7

    Mình không có bản tiếng Anh nên không rõ thế nào. :)
     
  7. Hannibal2010

    Hannibal2010 Lớp 2

    Bản tiếng Anh có thể tìm thấy trên Google Books mà bạn.

    Theo suy luận thì bản tiếng Anh sẽ viết là Le Duan, check lại thì thấy đúng vậy :D
     
  8. Hannibal2010

    Hannibal2010 Lớp 2

    Có những chi tiết do chính tác giả chú thích bằng tiếng Việt không dấu thì mình nghĩ dịch giả phải để nguyên (ví dụ, Tong Cong kich, Tong Noi day 1968), trong khi hiện nay Việt Nam vẫn gọi là Tổng tấn công và nổi dậy.
     
  9. Nguyen Vinh hpu2

    Nguyen Vinh hpu2 Mầm non

     
  10. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Viết Lê Duẩn là đúng lẽ thường nhưng nếu theo chính tả của Đào Duy Anh, Lê Văn Đức, Lê Ngọc Trụ thì Duẫn mới đúng đó bạn.
     
  11. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Chuyện kể rằng, hồi quân giải phóng mới vào Sài Gòn và các thành phố miền Nam. Hồi đó sữa là rất quý, hiếm ở miền Bắc cho nên nhiều người rất thèm. Nhiều đồng chí vào tiệm kêu: "Cho một cốc sữa Tivi (Honda...)!". Chính tả của mấy chủ tiệm đó cũng đúng bạn nhỉ? :D
     
  12. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Chính tả cũng thay đổi theo thời gian đó các bác. Giờ ta viết là Trời, trăng... nhưng đầu thế kỷ 20 viết là giời, giăng... Tô Hoài có truyện Giăng thề, Ông giăng không biết nói...
    Thế kỷ trước nữa nghe đâu viết là L mới đúng, như Đức chúa Lời, Lái tim...
     
  13. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Ngôn ngữ nào thì cũng có sự phát triển, có những từ mới được sinh ra, có những từ cũ mất đi. Nhưng sự thay đổi chỉ được công nhận khi nó được sử dụng rộng rãi, phổ biến. Chứ không phải vì người dùng là học giả thì được công nhận, còn dân thường dùng thì không. Trong trường hợp cụ thể ở topic này thì Đào Duy Anh, Lê Văn Đức, Lê Ngọc Trụ sai nếu các ông ấy viết "Duẫn". Đó là lỗi viết theo cách phát âm chứ không hẳn đã là lỗi chính tả thông thường. Lỗi này là rất phổ biến, tôi thường xuyên gặp hằng ngày, nên cũng coi nó là thường tình. Nghe nhiều đến mức nhàm tai, đọc nhiều (email, chat, công văn) đến mức nhàm mắt. :D
     
    MoVo thích bài này.
  14. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Tôi cũng không biết các ông Đào Duy Anh, Lê Văn Đức, Lê Ngọc Trụ viết "Duẫn" trong trường hợp nào nên không thể nói là các ông ấy sai, vì chữ "Duẫn" cũng là 1 từ Hán Việt có nghĩa.
    Trường hợp này mà bảo là chính tả của mấy đồng chí đó sai thì cũng chưa đúng lắm. Tả là viết, khi nào các đồng chí ấy viết như thế thì sai, nhưng cũng là dùng từ sai thôi. Cái sai này cũng nhiều, như ta hay nói 'xe phân khối lớn', 'chuẩn men'... thì là dùng từ sai, nhưng vẫn được chấp nhận. Có lẽ đây chính là trường hợp bác nói, được dân thường sử dụng rộng rãi và công nhận còn các học giả thì không.
     
  15. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Tôi đã cẩn thận thêm chữ "nếu" vào post của mình rồi. Có vẻ bác đang lạc đề khi phân tích chữ "Duẫn". Đã là tên riêng thì nó có thể vô nghĩa cũng được, nên cần gì phải giải nghĩa, càng không cần thiết khi giải nghĩa thanh khác của nó.

    Tôi cũng xin "lạc đề' chút. Có trường hợp một nhà mới sinh đứa con trai, định đặt tên là Tuấn, nhưng khi nhận giấy khai sinh thì tên là Trứng, do anh cán bộ hộ tịch nghe nhầm. Nhiều vùng chữ Tuấn phát âm gần giống chữ Tứng. Chứ Trứng phát âm cũng giống chữ Tứng. :D
     
  16. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Tôi cũng nói là không biết các ông Đào Duy Anh, Lê Văn Đức, Lê Ngọc Trụ viết "Duẫn" trong trường hợp nào rồi mà. Nếu các ông ấy ghi rõ là tên riêng thì có thể sai. Có thể thôi, vì tôi cũng không biết vị có tên riêng đó chính xác tên là gì. Vậy nên tôi nói Duẫn cũng có nghĩa, có thể ông ấy tên khai sinh như vậy và sau này đọc sai, viết sai đi cũng nên.
    Nhiều trường hợp như bác nói, như cô Ánh Viên bố mẹ định đặt là Ánh Duyên nhưng anh hộ tịch ghi nhầm rồi cũng để kệ luôn.
     
  17. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Trước giờ tôi vẫn chủ trương tên người ta sao thì cứ để yên như vậy cho dù là sai chính tả hay vô lý đến đâu đi nữa. Người ta họ Đynh mà sửa thành họ Đinh, vậy có được không? Rồi người ta lại cứ thay tên đổi họ thành phố đường xá nữa chứ. Thôi, ý tại ngôn ngoại.
     
  18. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Tên ông này thì có trong muôn vàn tài liệu, báo chí chính thức các cấp rồi cho nên bác đừng băn khoăn là tên nào đúng, tên nào sai nữa. Tại bạn @dongtrang lấy các ông Đào Duy Anh, Lê Văn Đức, Lê Ngọc Trụ ra làm căn cứ cho lý luận của mình (hay sự nói mát <???> của mình) nên tôi mới viết post trên kia. Theo tôi, nếu các vị đó có viết thật thì đó là vô tình viết do thói quen vùng miền của mình thôi, chứ không phải các vị đó cố tình viết do đã đọc tài liệu gì đó về anh Ba.
     
  19. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Tôi cũng chỉ nêu nhận xét rằng chính tả thay đổi theo thời gian, có thể theo các ông Đào Duy Anh, Lê Văn Đức, Lê Ngọc Trụ thì Duẫn mới đúng chăng? Có khi không phải vô tình đâu mà thời đó viết thế, như Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của viết là theo chính tả thời đó như vậy thôi.
    Cũng nhiều khi lỡ sai rồi để vậy luôn nên dù có trong tài liệu báo chí chính thức rồi vẫn chưa chắc. Mà nói vậy thì biết căn cứ vào đâu cho được, thôi như bác @dongtrang , ý tại ngôn ngoại
     
  20. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Nói về tên riêng thì không nên thay đổi còn nói về chánh tả thì duẩn hay duẫn đều đúng cả.
     
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này