Thảo luận Cuồng Tây thái quá của người Việt

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi Missfly82, 29/8/19.

Moderators: amylee
  1. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    Cái gì của Tây cũng hơn ta, lạ thật.
    [​IMG]

    "Hình như người Việt Nam bị cuồng Tây đến điên loạn?", câu hỏi của thành viên có tên MVL-V6 đưa ra trên diễn đàn công nghệ Voz khiến tất cả phải giật mình. Vấn đề là câu hỏi đầy cảm thán ấy có vẻ đúng.
    Khái niệm Tây không biết đã ăn sâu, chinh phục người Việt Nam từ bao giờ. Với quan niệm Tây là xịn, Tây là ngon, Tây là số một,... không ít người Việt đang "cuồng" Tây một cách thái quá.

    1. Trai Tây đắt giá

    Với ưu điểm cao to, gallant, giàu có và lãng mạn các chàng trai Tây thu hút khá lớn phụ nữ Việt. Nền văn hóa phương Tây đề cao phụ nữ nên chuyện chiều chuộng, chăm sóc phụ nữ, cùng nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa là chuyện “bình thường như ở phường”.
    Thêm vào đó, lấy một chàng trai Tây rồi được nhập cư tại một đất nước phát triển hơn là điểm thu hút không hề nhỏ.

    [​IMG]
    Yêu trai Tây liệu có đổi đời?
    2. Đồ Tây luôn xịn

    Tâm lý “sính đồ ngoại” của Việt Nam thì khỏi phải bàn. Đồ Tây khi nào cũng xịn hơn, đẹp hơn, ngon hơn. Xuất phát từ thực tiễn kém phát triển về kinh tế, khoa học, kỹ thuật cũng như “lỏng lẻo” trong các quy định về chất lượng thì việc ưu tiên sử dụng hàng nhập khẩu từ các nước phương Tây không có gì là khó hiểu.

    3. Bán hàng cho Tây luôn nhất
    Điều này cứ vào chợ Bến Thành là rõ nhất. Khách Việt tới thì các bà, các chị bán hàng có vẻ như “lờ lớ lơ” trả lời cho qua chuyện. Thế mà chỉ cần một anh Tây da trắng đến là vồn vã, xởi lởi hẳn lên. Hay nói đâu xa, các khu du lịch, nhân viên, người bán hàng dạo vẫn “mê” những đồng đô la hơn.

    [​IMG]
    Chèo kéo khách Tây


    4. Ngôn ngữ cũng phải Tây
    Cái này là hiển nhiên. Học tiếng Anh, nói tiếng Anh thuận lợi cho quá trình toàn cầu hóa. Nhưng “sính” đến độ nói một câu tiếng Việt phải chèn vài từ tiếng Anh vào để chứng tỏ rằng mình sành điệu, mình hợp thời thì cần phải suy ngẫm.

    5. Ăn uống cũng Tây
    Chẳng có gì là khó hiểu khi hambugur, gà rán lại trở thành một món ăn thời thượng tại một đất nước “sính” ngoại như Việt Nam.
    Gà rán, phomai, xúc xích, hambuger, kem, pizza,…Cứ đồ ăn, thức uống gì của Tây gia nhập vào Việt Nam lập tức đắt khách. Chẳng có gì là khó hiểu khi hambugur, gà rán – những món thức ăn nhanh dành cho người thu nhập thấp thì lại trở thành một món ăn thời thượng tại một đất nước “sính” ngoại như Việt Nam.

    6. Tên diễn viên, ca sỹ, hotgirl và chó mèo cũng Tây
    Những cái tên Tây của ca sỹ, hotgirl, rồi ngay cả khi đặt tên con cái của mình cũng phải là Tây? Chẳng biết vì dễ kêu, vì sang, dễ nổi tiếng hay là đua đòi mà giờ đây tên Tây cứ loạn xạ hết cả lên.

    [​IMG]
    Đến chó mèo cũng không tha

    Những cái tên như Mực, Mun,…chắc sắp đi vào bảo tàng. Chó, mèo made in Việt Nam hẳn hoi nhưng cũng phải là Tony, Jone, Mimi, Mina, Lulu,…
    Bàn về vấn đề sính hàng ngoại, TS Cao Sỹ Kiêm - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam - nhận xét: “Nói người tiêu dùng sính hàng ngoại là vì họ không có đủ thông tin về chất lượng sản phẩm hàng hóa nên vẫn phải mua hàng ngoại, dù giá đắt hơn hàng nội trong khi chất lượng tương đương”.
    Chuyên gia xã hội học Nga My, Viện Khoa học Xã hội Quốc gia cũng khẳng định về những chàng trai Tây: "Đừng thấy nhiều người có chồng Tây mà nghĩ tất cả họ đều hạnh phúc vì cũng có người này người kia. Tuy nhiên cũng phải nhận thấy, đàn ông Tây khá hơn đàn ông Việt ở chỗ khi thương 1 người nào đó họ không xét nét về gia cảnh, thân thế, hình thức bên ngoài, hoặc tình trạng li dị, có con... Họ chỉ thấy hợp là yêu thôi. Khi lấy nhau rồi, họ rất có trách nhiệm với gia đình, vợ con".


    Hiện tượng "cuồng trai Tây" qua góc nhìn của cựu du học sinh Việt tại Mỹ


    “Chúng ta đang sống ở thời đại, nơi mà những đặc điểm của người da trắng chính là tiêu chuẩn của vẻ đẹp như mũi cao dọc dừa, da trắng nõn nà, dáng cao gầy,… Bởi vậy mà đôi khi chúng ta tự ti với chính mình. Đây cũng chính là nguyên nhân khơi dậy làn sóng cuồng trai Tây trong những năm gần đây và điều đó góp phần làm tăng thêm sự kỳ thị văn hóa trong các mối quan hệ đa chủng tộc.”
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link



    Nguyễn Siêu từng gây ấn tượng khi trúng tuyển đến 7 trường Đại học danh giá của Mỹ vào năm 2013. Trong cộng đồng du học sinh nói riêng và giới trẻ tại Việt Nam nói chung, chàng trai 24 tuổi này được biết đến nhiều qua những bài viết bày tỏ quan điểm của mình về một số vấn đề văn hóa, xã hội, giáo dục.

    Tốt nghiệp loại xuất sắc Đại học Vassar, Mỹ, Nguyễn Siêu hiện đang làm trong lĩnh vực truyền thông cho một hãng phim lớn tại Mỹ.

    Với những trải nghiệm trong suốt 4 năm học tập và làm việc xa nhà, Nguyễn Siêu đã tập hợp lại những ghi chép về đất nước, con người, văn hóa Mỹ dưới một góc nhìn riêng đầy tỉ mỉ trong cuốn sách “Cô đơn để trưởng thành”.

    [​IMG]
    Nguyễn Siêu đang làm việc tại hãng phim lớn nhất nhì Hollywood.

    Trong khuôn khổ của sự kiện, bằng những câu chuyện cá nhân từ quãng thời gian sống, và yêu, tại thành phố New York - thủ phủ của sự đa dạng màu da cũng như lối suy nghĩ mở về các vấn đề chủng tộc, giới tính, tác giả Nguyễn Siêu cùng với nhà văn Trang Hạ đã có buổi trò chuyện cởi mở về những mảng tối của tình yêu hiện đại dưới lăng kính văn hoá - xã hội, hay những mối quan hệ đa chủng tộc như vậy có thật sự màu hồng như nhiều người nghĩ và sự chênh lệch về quyền lực, vị thế trong xã hội xuất phát từ màu da có bóp méo tình yêu?

    Có sự kỳ thị văn hóa trong mối quan hệ đa chủng tộc?

    Việt Nam là một đất nước đồng đều về chủng tộc cùng sinh sống nên chúng ta nhận diện nhau bằng hình dáng, khuôn mặt, tính cách. Nhưng ở Mỹ, nơi mà bạn phải tiếp xúc với những người có màu da, sắc tộc khác nhau hàng ngày thì vấn đề phân biệt chủng tộc hiện lên rất rõ nét trong cuộc sống và các mối quan hệ.

    Khi nói về vấn đề này, Nguyễn Siêu đã chia sẻ những câu chuyện thực tế bản thân được chứng kiến: “Khi ở Mỹ, có người từng hỏi mình về hình mẫu lý tưởng.

    Nhưng chưa kịp trả lời thì họ đã lập tức cướp lời mình ngay: “Bạn thích da trắng, da đen, châu á, hay là người Latinh”. Điều đó khiến mình hơi bất ngờ rằng tại sao con người lại định nghĩa nhau bằng màu da sắc tộc như vậy.

    Có thời gian, mình cũng quen với một số bạn là người Mỹ da trắng. Chính vì định kiến đó mà thỉnh thoảng mình vẫn tự hỏi bản thân rằng bạn ấy thích mình vì khiếu hài hước, tính cách của mình hay vì mình là người châu Á mà thôi.

    Mình hỏi nhiều người sao lại thích yêu người châu Á thì câu trả lời là vì tính cách của người châu Á rất dễ bảo. Bởi vậy mà họ cảm thấy được yêu chiều hơn và bản thân họ có thể dễ dàng kiểm soát mối quan hệ ấy.

    Điều đấy khiến mình không khỏi băn khoăn bởi rõ ràng luôn có một màng lọc chủng tộc ẩn chứa khiến tình yêu thiếu đi sự cân bằng về vị trí của mỗi người trong một mối quan hệ”.

    [​IMG]
    Nguyễn Siêu cùng nhà văn Trang Hạ trò chuyện cởi mở về những mảng tối của tình yêu thời hiện đại.

    Và trong thời đại ngày nay, khi mà tình yêu qua các ứng dụng hẹn hò như Tinder, Bumble, Grindr được “ưa chuộng” đã góp phần đẩy bức tường thành ngăn cách nền văn hóa ngày một cao thêm trong những mối quan hệ tình cảm đa sắc tộc.

    “Họ ngay lập tức tập trung vào thông tin của những đối tượng thuộc chủng tộc mà họ muốn tìm kiếm. Và khi chúng ta sống trong nền văn hóa với tiêu chuẩn của vẻ đẹp là người da trắng như thế này thì những người thuộc chủng tộc khác đôi khi sẽ dễ bị tự ti với vẻ đẹp của mình, tự kỳ thị bản thân mình.

    Bởi vậy mà họ luôn tìm cách để vị thế của mình được nâng cao hơn. Một trong số cách mà họ lựa chọn là hẹn hò với một anh chàng da trắng. Chính điều này đã làm dấy lên trào lưu cuồng trai Tây”, Nguyễn Siêu chia sẻ quan điểm.

    Trào lưu “cuồng” trai Tây đã vô tình tạo nên làn sóng phản lại xu hướng này

    Có một thực tế cho thấy rằng, trên các trang mạng xã hội, không khó tìm kiếm một nhóm hay page cộng đồng tập hợp những người có cùng sở thích về trai Tây.

    Có thể nói đây trào lưu trong những năm gần đây, tạm gọi là “cuồng trai Tây”. Trong buổi trò chuyện, các diễn giả đồng ý với một thực tế rằng hiện nay người Việt “cuồng” trai Tây.

    Như nhà văn Trang Hạ chia sẻ: “Có một số người phụ nữ châu Á nghĩ rằng vị thế của họ sẽ được nâng lên, họ sẽ có nhiều cơ hội hơn trong cuộc sống và tình yêu, bản thân họ sẽ có giá trị hơn nếu như mình dám hẹn hò với một người đàn ông da trắng và nói tiếng Anh. Đôi khi chúng ta bị nhầm lẫn giữa giá trị của mối quan hệ và giá trị của chính chúng ta ở trong mối quan hệ đó”.

    [​IMG]
    Nhà văn Trang Hạ - tác giả của hàng loạt sách, truyện ngắn và những bài blog gây hiệu ứng mạnh về đời sống, xã hội, nữ quyền, tình yêu.
    Đồng tình với ý kiến này, Nguyễn Siêu cho biết thêm: “Có những anh chàng Tây rất bình thường, họ không có nghề nghiệp ổn định và thất bại ở quê nhà.

    Nhưng khi sang Việt Nam, ngay lập tức họ được tôn vinh như một ngôi sao, người ta không cần quan tâm đến việc anh ta làm nghề gì, đến từ đâu, có đứng đắn hay không”.

    Lý giải điều này, Nguyễn Siêu cho rằng, chính sự tự ti về chủng tộc là nguyên nhân tạo nên trào lưu “cuồng trai Tây”. Sự khác biệt về màu da, sắc tộc, văn hóa,… khiến mọi người thấy hấp dẫn hơn.

    [​IMG]
    Chàng trai 24 tuổi, Nguyễn Siêu, nói về sự tự ti chủng tộc trong mối quan hệ “vượt biên giới”.
    Tuy nhiên, thực tế không ít phụ nữ Việt "cuồng" trai Tây đã dẫn đến một làn sóng phản lại xu hướng này.

    Nhà văn Trang Hạ chia sẻ: “Trong 2 năm qua, có vô số bài viết nói rằng những anh Tây sang Việt Nam là những anh Tây ba lô, là những người thất bại ở quê nhà, sang đây dạy tiếng Anh kiếm sống.

    Còn những anh Tây thành đạt thì giờ này không ở đây để nấu cho bạn bữa sáng, dắt bạn và dắt chó đi dạo ngoài công viên. Và rằng những người phụ nữ có bạn trai Tây đừng vội tự hào, mà hãy xem lại bản thân đi.

    Tôi phát hiện ra rằng sự tấn công luôn nhằm vào phụ nữ, trong khi cả nam giới lẫn phụ nữ Việt Nam đều đang có những mối quan hệ với người ngoại quốc. Và làn sóng "dìm hàng" trai Tây này thậm chí còn nhắm trực tiếp vào những người nước ngoài đang sống ở Việt Nam”.

    Mối quan hệ đa chủng tộc hay sự khác biệt về văn hóa, màu da sẽ không phải thứ gây trở ngại trong chuyện tình cảm mà nó sẽ trở thành một thứ vô cùng hấp dẫn khi chúng ta xác định được giá trị của bản thân mình trong mối quan hệ đó.

     
  2. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    Chuyện Trai Việt Trai Tây và cuộc sống cô dâu Việt ở nước ngoài
    Lâu rồi không viết bài, hôm nay rãnh nên lên đây viết bài về trai tây trai ta và cuộc sống của các cô dâu Việt tại nước ngoài nha.

    Lâu rồi không viết bài, hôm nay rãnh nên lên đây viết bài về trai tây trai ta và cuộc sống của các cô dâu Việt tại nước ngoài nha. Đây là những gì mình đã trải qua và cảm nhận, nên đúng sai mọi người bổ sung nhé. ( Có thể nó chỉ với bản thân mình nên có thể với hoàn cảnh người khác là sai ).

    - Nhược điểm thứ nhất của Trai Ta là : vũ phu. Mình đã từng bị chồng đập đầu vào tường phải đi bệnh viện chữa trị vì chấn động não. Thói này tràn lan ở Việt Nam. Bọn Trai Tây thì được học từ lúc mẫu giáo rằng phải nhường nhịn phụ nữ, phải coi trọng phụ nữ. Cũng có vài thằng có tính vũ phu nhưng nó bị kiềm chế lại vì nếu nó ra tay thì sẽ bị cảnh sát hốt ngay, Việt Nam mình thì... hên xui.
    - Lúc yêu nhau Trai Ta có thể lột quần tặng cho mình nhưng trai tây thì không. Lúc mình mới yêu lão chồng Việt Nam bao nhiêu tiền bạc lão có đều vét để mua quà, ăn uống và du lịch. Nhưng khi quen anh chàng Pháp là chồng mình bây giờ ăn uống bữa chàng trả bữa mình trả, nói chung thời gian đầu là sòng phẳng. Nhưng khi cưới nhau về Trai Ta lại tính toán và nếu mình sinh con ở nhà không đi làm thì cảm giác mình là đứa ăn bám. Nhưng với Trai Tây chăm con cũng là một công việc.
    - Trai tây nó quan hệ tình dục lúc nó 13, 14 tuổi nên đến tuổi lấy vợ nó chơi cũng ... mòn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link rồi. Nên khi hạ cánh để lập gia đình thì nó chỉ quan tâm đến vợ và gia đình, không có ý định tòm tem nữa. Trai Ta tuổi đó quan hệ tình dục khá trễ, giao hợp một đứa hai đứa xong kết hôn, kết hôn xong lại tiếc lại đi tòm tem.
    - Trai Tây lãng mạn, có thể quàng vai bá cổ nắm tay ôm hôn vợ ngoài đường, còn với Trai Ta hành động ôm hôn nắm tay là thứ xa xỉ... hiếm lắm. Mà phụ nữ ai cũng muốn được quan tâm được thể hiện.
    - Nhược điểm lớn nhất khi lấy Trai Tây đó là phải cố mà chừa chỗ cho bản thân mình. Đừng bao giờ vỗ ngực tự xưng rằng chồng mình sẽ yêu mình mãi mãi, sẽ không ai đủ khả năng cướp được chồng mình...
    Tây nó không bị ràng buộc với lề thói xã hội, không bị sự ràng buộc lễ giáo gia đình nên nó sống khá thoáng. Với nó khi sống với nhau là vui vẻ là hạnh phúc chứ không phải cố chịu đựng nhau. Mình có cô bạn Việt Nam lấy chồng Pháp giống mình. Đã kết hôn được 7 năm và có đứa con trai 6 tuổi, họ sống kiểu sống bình yên như hai người bạn. Một ngày đẹp trời anh ta bảo : Chúng ta li dị, chúng ta không còn yêu nhau nữa. Vậy là anh ta làm đơn li dị khi cô bạn mình chưng hửng không hiểu chuyện gì xảy ra. Đơn giản vì anh chồng thấy cuộc sống quá đơn điệu, quá nhạt nhẽo nên anh ta ra đi. Mình có hỏi lão chồng mình vậy ai đúng ai sai , chồng mình bảo họ không còn yêu nhau nữa thì chia tay nhau là chuyện bình thường.
    Cho nên sống với Trai Tây không biết đâu mà lường trước được, sóng yên biển lặng nhưng sóng thần đến lúc nào không trở tay kịp. Với họ hết yêu, nhàm chán thì chia tay chứ không như Việt Nam mình đổ tội là không có đạo đức, không thương con. Khái niệm đạo đức và trách nhiệm con cái của họ khác xa người Việt mình lắm. Nên khi chấp nhận cuộc hôn nhân với Trai Tây thì phải chấp nhận điều này.
    - Trai tây nó bỏ vợ nhưng nó sẽ không bỏ con, quyền cấp dưỡng con thì có sự quản lý của pháp luật. Dù có gia đình mới nhưng nó vẫn đưa đón con ngày cuối tuần và những kì nghĩ. Việt Nam nó có vợ mới có khi nó còn xù cả tiền cấp dưỡng nuôi con.
    - Trai Tây nó có thể lấy phụ nữ đã qua vài đời chồng, vài đứa con. Mình 2 đời chồng 4 đứa con vẫn lấy chồng là một anh Pháp độc thân. Trước khi cưới mình còn phát hiện mình bị ung thư bướu giáp và một đống nợ do làm ăn thất bại. Chuyện của mình với những người Việt Nam thì như chuyện cổ tích nhưng bên này thì chuyện đó là bình thường. Chồng mình hiện tại xem con mình như con ruột và ông bà nội thì thương như cháu ruột, ở Việt Nam thì chắc phải nằm mơ.
    Tóm lại Tây Ta cũng có người xấu kẻ tốt, chỉ có điều số mình xui nên không gặp được người tốt mà thôi. Ba mình em mình cũng là Trai Ta, với mình họ là người cha tốt người em tốt nhưng với mẹ mình với em dâu mình thì mình thấy không hề.
    Còn nhiều nhiều cái lắm mà mình nhớ không ra hết. Thôi mình dừng lại để đợt sau viết bài về các cô dâu Việt sống ở nước ngoài. Chỉ muốn nói trước rằng : nước ngoài không bao giờ là thiên đường đâu nhé.
     
  3. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    Trai Tây sống tự lập, tươm tất, nhìn sang trai Việt phụ nữ ngán ngẩm vì lười nhác vô đối. Đàn ông Việt đừng trách phụ nữ lắm lời, bởi nếu họ không lười biếng, vô tâm mà tự lập tươm tất như trai Tây hẳn các chị em đã không khỏi bận lòng.



    Có thể khẳng định rằng, từ khi độc thân cho đến khi bước vào cuộc sống hôn nhân, đàn ông Việt lúc nào cũng lười nhác. Đơn giản bởi khi độc thân, họ đã quen với câu thần chú :"mẹ dọn, mẹ giặt hộ con với nhé", hơn thế họ nghĩ rằng, đàn ông sau này sẽ là trụ cột gia đình, nên ai lại đi đụng tay vào những việc nhỏ nhặt như thế, vậy là mất thể diện, không làm được việc lớn, mà lại được mẹ đẻ vun vào một câu "việc đó sau này là việc của vợ, con không phải làm".

    Thế là đến khi bước vào hôn nhân cũng thế, câu thần chú ấy chỉ chuyển thể đối tượng từ "mẹ" sang "vợ" mà thôi. Nói gì thì nói, người đàn ông vẫn được xem là trụ cột của gia đình, thế mà người đứng vai trò trụ cột đó mà lười thì dứt khoát sẽ trở thành gánh nặng, nếu không muốn nói là bi kịch của gia đình, cho dù chỉ là lười làm việc nhà, chia sẻ với vợ con.

    [​IMG]


    Đã vậy còn rất hay nguỵ biện (Ảnh: Internet)

    Vậy nên, khi nhìn sang đàn ông phương Tây phụ nữ Việt chỉ khao khát, ước ao vì họ quá tự lập, tươm tất mọi khâu trong cuộc sống. Họ luôn biết cách sắp xếp cuộc sống của mình rất khoa học. Thậm chí khi có gia đình rồi thì ngoài công việc ở cơ quan, họ còn giúp chị em phụ nữ nấu nướng, chăm con, làm vườn, giặt giũ hay các công việc trong nhà mà chẳng có điều kiện gì hay một câu than vãn, đơn giản nó xuất phát từ tình yêu thương và sự tôn trọng người phụ nữ của mình, vậy mới bảo sao phụ nữ Việt nhìn vào chỉ biết quay sang ngán ngẩm đàn ông Việt.

    Mà đàn ông Việt chẳng phải chỉ lười mình việc nhà thôi đâu, nhiều khi còn lười ý chí, lười biếng cả trong tư duy, hành động nữa. Tôi từng biết đến trường hợp anh trai của một người bạn, dù đã qua 30 nhưng sự nghiệp lại chẳng hề có tí tiến triển, đơn giản bởi vì anh rất mê tín khi nghe lời thầy bói phán rằng, số anh phải trên 40 tuổi mới giàu được. Thế là anh cứ đủng đỉnh... đợi tuổi già, sáng xách cặp đi, chiều xách cặp về. Đến công ty thì bật máy vi tính ngồi đánh bài, anh chỉ hài lòng với việc giải quyết những sự vụ đơn giản, nếu chẳng may có những vấn đề phức tạp, gay cấn là anh ngại thôi rồi liền lập tức chuyển cho người khác liền.


    [​IMG]
    Đàn ông Tây lại rất tự lập và tươm tất (Ảnh: Internet)

    Nhiều người biết anh đều tiếc rằng, nếu như anh chịu khó làm việc thì anh sẽ trở thành một luật sư giỏi, như vậy sẽ khiến gia đình anh không phải mòn mỏi chờ sự "đột biến" của anh như hiện nay.Nhưng thay vào đó nếu là một người đàn ông phương Tây thì có lẽ kết quả lại khác, có lẽ vợ con và gia đình họ đã được nhờ. Họ tự lập từ sớm, nên hoàn toàn ý thức được thành công đến từ sự nỗ lực bản thân chứ chẳng phải một yếu tố thần thánh nào cả, nên thay vì cứ há miệng chờ sung thì bản thân phải ngay lập tức hành động để nắm bắt cơ hội.

    Và khi họ làm sai, họ tự biết bản thân đã vấp ngã ở đâu, đã phạm phải sai lầm gì, chứ tuyệt đối không đưa ra những biện hộ ngớ ngẩn.

    [​IMG]
    Họ thực sự khiến những người phụ nữ không hề thất vọng (Ảnh: internet)

    Nhưng ở khoản này, đàn ông Việt lại có thừa. Đã lười nhác, nhưng khâu biện hộ lại rất biết lấp liếm. Đôi khi chị em đang dở tay nấu cơm thì chợt phát hiện ra thiếu một gia vị quan trọng, liền nhờ ông chồng phụ giúp đi mua, mà nào có công to việc lớn gì đâu, ông chồng cũng biện họ nghe như hợp lý lắm "món này không cần gia vị đó vẫn ngon em ạ", rồi nằm ì trên giường với một thú vui nào đó trên điện thoại, vậy thì có bà vợ nào còn hứng nấu ăn cho nổi.

    Suy cho cùng, đàn ông Việt đừng trách phụ nữ lắm lời, bởi nếu họ không lười biếng, vô tâm, nếu họ được một phần chăm chỉ, tươm tất của đàn ông Tây thì chắc người đàn bà của họ chẳng phải ngao ngán tận cổ đến thế.
     
  4. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    Bi kịch những cuộc tình với "phi công Tây"


    Nhằm vào những phụ nữ "khát tình", những gã "phi công Tây" đã mặc sức "đục khoét", vơ vét tiền bạc, của cải rồi... cao chạy xa bay. Tình vụng dại, chớm nở chóng tàn khiến không ít “quý bà” rơi vào cảnh tủi nhục, ê chề...



    1.Nhóm quý bà U.50 hay tụ tập "buôn chuyện" ở Công viên Tao Đàn (quận 1, TP Hồ Chí Minh) vào cuối tuần ai cũng ghen tỵ với bà L. (54 tuổi, ngụ quận 3) vì đang yêu đương lai láng với một "phi công Tây" vạm vỡ, đầy triển vọng. Bà L. là dân bất động sản, mấy năm trước làm ăn suôn sẻ nên tiền nong rủng rỉnh. Bà đi đâu cũng có tài xế đưa rước bằng con xe trị giá vài tỷ.

    Hôn nhân của bà L. rạn nứt từ ngày bà lên đời và cái kết là cuộc li hôn chóng vánh. Để thể hiện đẳng cấp quý phái, bà L. không ngại vung tiền mua sắm hàng hiệu, một tháng bà đi nước ngoài vài chuyến. Cứ thích là đi chứ không quan trọng chuyện tiền nong.

    [​IMG]
    Phố đi bộ Bùi Viện, nơi "phi công" hay lui tới tìm "máy bay bà già".
    Bỗng một hôm, bà L. hớn hở dẫn theo một anh chàng người Morrocco tên là Mohamet Bara. Dù chỉ mới 25 tuổi nhưng Bara cường tráng, chân tay gân cốt, để râu quai nón đi bên cạnh bà L. không khập khiễng là bao. Bà L. giới thiệu Bara với tư cách là "gấu" bằng một ánh mắt mọng tình và nụ cười tràn ngập hạnh phúc.

    Theo tiết lộ của bà L., bà quen "phi công" này trong một lần đi nghe hát cùng bạn ở phố đi bộ Bùi Viện. Người bạn của bà L. thông thạo tiếng Anh nên bắt chuyện với các anh chàng "Tây đen" rất rôm rả. Buổi tối hôm đó, nhóm của bà L. đã chơi đến hơn 1 giờ sáng, uống hết mấy chai rượu ngoại. Thấy mọi người chếnh choáng say, Bara đã xung phong đưa bà L. về nhà.

    Sau tối ấy, bà L. bắt đầu "say nắng" anh chàng ngoại quốc này. Bà chủ động hẹn Bara đi ăn rồi đi bar chơi. Vài lần đầu, bà rủ thêm cô bạn làm thông dịch viên đi cùng nhưng sau đó, tình cảm đến hồi "lâm li" thì bà gạt phăng cô phiên dịch. Cuộc tình của bà L. với "phi công Tây" chỉ thông qua ánh mắt và cử chỉ nhưng ai cũng cảm nhận rõ sự hạnh phúc ngập tràn của bà L.

    Để trả ơn cho Bara đã đến bên đời của mình, bà L. mua hẳn cho anh này chiếc xe máy SH hơn 100 triệu. Sau đó hai người đi du lịch ở Phú Quốc, Đà Nẵng, Singapore, Thái Lan... Gần 3 tháng chìm đắm trong tình yêu, bà L. lạnh nhạt với tất cả các cuộc hẹn hò bạn bè. Bà mặc kệ ánh mắt thiên hạ, sự dèm pha, ghẻ lạnh của gia đình.

    Con gái bà L. làm việc trong một khách sạn lớn ở TP. Hồ Chí Minh đã nhiều lần khuyên mẹ nên từ bỏ cuộc tình này và không chu cấp tiền cho Bara nữa. Bởi cô biết, những gã đàn ông này ở bên nước mình không có công ăn việc làm nên tìm cách sang Việt Nam săn lùng quý bà.

    Có tiền, họ sẽ gia hạn Visa để tiếp tục ở lại "đục khoét" cho đến khi nào "máy bay" hết "bay nổi". Bà Lê Thị Thục Q., một người bạn trong nhóm nhảy đầm cùng bà L. cũng cảnh báo những hệ lụy về anh chàng này nhưng bà L. không chịu nghe. Hễ ai can thiệp là bà chửi và chặn số liên lạc.

    [​IMG]
    Hoạt động của trai Tây luôn thoắt ẩn thoắt hiện nên rất khó khăn trong công tác quản lý.
    Bà Q. cho biết, cách đây hai năm, bà cũng từng dính vào "bẫy tình" với "phi công Tây" nên rất hiểu những thủ đoạn yêu đương, săn sóc của mấy gã này. Một khi "bắt" được "con mồi", các anh chàng sẽ ra sức chiều chuộng khiến các bà mê muội, đắm say. Bà Q. từng cặp với Joh Humate (27 tuổi) người Nam Phi. Anh chàng này khiến bà Q. say đắm ngay từ lần đầu gặp gỡ bởi nghệ thuật "yêu" chuyên nghiệp.

    Bà Q. thuê hẳn cho Humate một căn hộ ở quận 2 để dễ bề hẹn hò. Yêu nhau được hơn một tháng thì Humate hết hạn Visa phải trở về nước. Trước khi chia tay, Humate hứa chắc như đinh đóng cột là sẽ quay trở lại Việt Nam sớm nhất và lần này sẽ ở lại lâu hơn để cùng "người yêu" tính chuyện làm ăn.

    Tin tưởng vào lời hứa của "phi công", bà Q. rút sổ tiết kiệm đưa cho anh ta 5.000 USD làm lộ phí đi đường. Để tỏ rõ tình yêu là chân thành, bà còn tặng Humate một chiếc đồng hồ trị giá hơn 50 triệu. Ngày Humate rời Việt Nam, bà Q. đã khóc hết nước mắt, tính bay sang Nam Phi cùng nhưng anh chàng này khuyên ở lại chờ đợi.

    Theo lời hứa thì chỉ 3 tháng sau, Humate sẽ có mặt ở Việt Nam, nhưng anh ta đã "lặn" không sủi bọt. Ngày nào bà cũng lên mạng nhắn tin Facebook nhưng không có một lời hồi âm. Facebook của Humate chưa một ngày sáng đèn, chứng tỏ anh ta đã xóa tài khoản.

    Bà Q. mất một thời gian dài thơ thẩn nhớ nhung. Khi biết mình bị lừa, bà quay sang căm hận anh chàng "phi công" kia đến tận xương tủy. Hễ ai hỏi bà về Humate là bà nổi máu điên, văng tục chửi thề. Bà thề từ nay sẽ không bao giờ dính vào mấy gã "phi công Tây" rởm đời, hao tài tốn của. Tính nhẩm trong suốt thời gian cặp kè với Humate, bà Q. đã tốn khoảng 300 triệu tình phí.

    2.Trường hợp của bà Q. vẫn chưa là gì so với bà N. (43 tuổi, quận 4, TP. Hồ Chí Minh). Bà N. thuộc hàng trẻ nhất trong nhóm nên con mắt tuyển chọn "gấu" cũng tinh tường, sành sỏi hơn. "Phi công" của bà N. là Mohamet Pli (20 tuổi, người Morrocco), bà N. quen trong những lần đi tập thể dục tại Công viên 23/9 (quận 1). Pli bảnh bao, cao ráo, cưỡi xe máy hiệu SH bóng loáng đi uống cà phê ở đường Phạm Ngũ Lão.

    Cứ hôm nào bà N. đi tập thể dục là hôm ấy Pli bỏ xe đi tản bộ cốt chỉ để ngắm dáng hình thon gọn, số đo ba vòng cực chuẩn của bà N. Rồi Pli lân la tới làm quen bằng vốn tiếng Anh vỡ lòng. Bà N bán trà sữa ở khu phố Tây nên khả năng ngoại ngữ rất tốt. Hai con người nhanh chóng phải lòng nhau khi giao tiếp thuận lợi.

    Trở thành bạn bè, Pli thường xuyên có mặt ở quán trà sữa của bà N. Anh chàng tự giới thiệu vừa tốt nghiệp đại học, sang Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư ngành du lịch. Anh ta ở Việt Nam được hơn một năm rồi. Nghe Pli quảng cáo bản thân, bà N. thấy rất có triển vọng và muốn hợp tác.

    Lấy cớ trao đổi làm ăn, Pli ngày nào cũng muốn gặp bà N. "Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén", trong một đêm đi khiêu vũ, bà N. đã "ngã" vào lòng chàng "phi công Tây" đầy ma lực.

    Lún sâu vào cuộc tình, bà N. không còn kiểm soát được công việc. Bà giao lại cho nhân viên rồi cùng Pli du hí khắp nơi. Sau "tuần trăng mật" ngọt ngào với người tình trẻ, bà N. phát hiện mình mang thai. Bà bối rối, lo lắng bởi việc mang thai vào cái tuổi ngoài 40 không hề dễ dàng gì.

    Hơn nữa, bà cũng đã có hai mặt con, đứa lớn đang du học đại học, đứa nhỏ cũng 15 tuổi. Vì quá yêu Pli, bà N. quyết định giữ lại cái thai. Pli thì vô tư không mảy may lo lắng, bởi anh chàng không phải lo bất cứ khoản tài chính nào. Bà N. vừa phải nuôi hai con, vừa phải chu cấp cho "phi công" có thói quen đi bar và uống rượu mạnh.

    [​IMG]
    Chiều quý bà lao vào những cuộc tình chớp nhoáng với trai Tây để rồi phải chịu cảnh tủi nhục.
    Khi bà N. chuẩn bị sinh con thì Pli bị cơ quan chức năng phát hiện đã quá hạn Visa. Pli bị xử phạt và buộc phải trở về nước. Lúc này bà N. mới té ngửa vì biết thêm chuyện động trời của người yêu trong thời gian ở Việt Nam. Pli không phải là sinh viên đại học, cũng chẳng làm ăn buôn bán gì ở Việt Nam. Anh ta thực chất là một "trai bao" chuyên lượn lờ ở khu vực Phạm Ngũ Lão câu nhử các quý bà.

    Ngày mới vào Việt Nam, anh ta hoạt động ở Công viên Hoàng Văn Thụ, gần sân bay Tân Sơn Nhất. Sau khi bị cơ quan chức năng kiểm tra gắt gao, anh ta dạt về quận 1. Từ ngày phố đi bộ Bùi Viện khánh thành, anh ta thuê phòng trọ gần đó ở để dễ bề hoạt động. Chiếc xe anh ta cưỡi hằng ngày cũng là xe đi thuê 150 ngàn/ngày. Sau khi bắt được mối lớn là bà N. anh ta án binh bất động, bỏ tất cả các mối tình một đêm và thoát xác trở thành chàng trai trí thức, lịch lãm.

    Thực chất của những mối tình "máy bay", "phi công" là hoạt động mại dâm trá hình khiến cơ quan chức năng khó xử lý. Một trinh sát hình sự quận 1 cho biết, để bóc gỡ các đường dây mại dâm, cơ quan Công an phải mất nhiều công sức để theo dõi, bắt quả tang. Với đối tượng là người nước ngoài, sự vất vả, kiên trì, kỳ công gấp bội. Khó khăn lớn nhất là phương thức hoạt động của người nước ngoài nhập cư luôn di động, thoắt ẩn, thoắt hiện.

     
  5. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    Phát ngôn "gây bão" của mẹ 8x: "Lười dạy con mới phó mặc con mình cho trường quốc tế"

    “Thay vì nai lưng ra trả vài trăm triệu một năm cho trường quốc tế, bạn hoàn toàn có thể cho con học trường công lập với giá bằng 1/5; số tiền còn lại dùng để đưa con đi du lịch, cho con học đàn, học vẽ, học cảm thụ âm nhạc...”


    Khi con cái bắt đầu bước vào tuổi cắp sách đến trường, việc lựa chọn ngôi trường cho con theo học luôn là một trong những điều khó khăn với tất cả những người làm cha, làm mẹ bởi nó có thể ảnh hưởng tới tương lai sau này của trẻ.

    [​IMG]












    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Vấn đề luôn làm đau đầu các bậc làm cha mẹ

    Trong xu hướng nhiều người từ bỏ trường công, quyết cho con theo học trường Quốc tế với mong ước con sẽ có sự phát triển tốt hơn, mới đây, một chia sẻ của bà mẹ 8x đã “gây bão” mạng xã hội khi tuyên bố: "Bố mẹ lười Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link mới phó mặc con mình cho trường quốc tế!"

    [​IMG]

    Nguyễn Hương Linh, sinh năm 1988 - một bà mẹ khá nổi tiếng với những bài viết gây chú ý với cộng đồng mạng

    Chủ nhân của đoạn chia sẻ này là Nguyễn Hương Linh, sinh năm 1988. Cô cũng đã từng có rất nhiều những bài viết thu hút được đông đảo người quan tâm về chuyện chăm sóc con cái, làm đẹp, lối sống. Trang cá nhân của Hương Linh có tới hơn 40.000 người theo dõi.

    Trước thềm năm học mới, Hương Linh đã có những chia sẻ thẳng thắn về việc chọn trường cho con. Cô cho rằng, Hãy cho con học trường công, đừng sính ngoại, đừng nuông chiều và lười biếng!

    Xin trích nguyên văn bài viết của Hương Linh:

    “Học trường công lập có gì không tốt? Ngược lại, trường công lập quá tuyệt vời và nhiều ưu điểm!

    Tôi và chồng cũ của mình có thoả thuận sau 16 tuổi sẽ đưa con đi học ở nước ngoài; nhưng từ nay đến đó 2 cháu đều sẽ học trường công lập.

    Chúng tôi không gặp bất cứ vấn đề kinh tế nào, nhưng rõ ràng, trường công lập có quá nhiều ưu điểm trong việc giáo dục nên một đứa trẻ.

    [​IMG]

    Hương Linh và cậu con trai vô cùng đáng yêu

    Khi con bạn học trường công, nó sẽ tập quen với áp lực từ bé: bài vở nhiều, thi đua lắm, tập thể lại đông...

    Để trở thành nhân tố đầu đàn trong đám tập thể đấy, con bạn chắc chắn phải tự trui rèn cực kì chăm chỉ, thông minh, kiên nhẫn.

    Thực tế, những đứa trẻ trong top đầu trường công lập đều là những đứa cực kì bản lĩnh và khôn ngoan.

    Khi con bạn học trường công, tốc độ hoà nhập tốt tuyệt đối. Đầu óc trẻ con có năng lực tiếp thu và thích nghi tốt gấp trăm lần người lớn, càng nhỏ lại càng tiếp thu tốt.

    Chính vì vậy, bắt đầu ngay từ khi còn nhỏ, tui cho rằng cần cho con học hỏi, tiếp xúc đủ thứ trên đời.

    Trường công là một môi trường tuyệt vời để con bạn được lăn lộn mài giũa. Đống bài tập có thể nhiều, không sao, hãy dành thời gian làm toán với con, để con học cách suy nghĩ và thói quen kiên nhẫn hàng giờ liền với toán.


    Trường công cũng là một nơi tuyệt vời để con bạn học được kỷ luật và nề nếp. Con bạn sẽ được học rằng nó cần nghiêm túc chỉn chu khi lên lớp, mặc áo dài vào thứ 2 để tôn vinh quốc phục, mặc đồ thoải mái vào tiết thể dục và chỉ được mặc áo hai dây khi ở nhà.

    [​IMG]

    Bài viết của Hương Linh nhận được sự quan tâm rất lớn từ cộng đồng mạng, nhất là những đang làm cha mẹ

    Nó học được tôn ti trật tự giữa cấp trên cấp dưới, khoảng cách giữa quan hệ thầy trò... Những điều này vô cùng quan trọng cho con bạn bước ra ngoài xã hội.

    Bạn cần đặt câu hỏi: Tại sao những đứa trẻ học trường công khi tới trường tư/quốc tế thường có biểu hiện xuất sắc; ngược lại, trẻ đang học trường tư/quốc tế chuyển sang học trường công liền bị stress, bị dội?

    Điều đó đủ thấy trường công lập như một lò luyện kim đan vậy, đứa trẻ vững vàng từ đó đi ra thì chẳng có trường lớp nào làm khó nó được nữa.

    [​IMG]

    Hương Linh với quan điểm cho con học trường công để tốt hơn cho bé

    Những vấn đề trường công đang gặp phải gồm: thiếu hoạt động kĩ năng mềm, kém trong dạy ngoại ngữ.

    Nhưng hỡi các bậc bố mẹ, các anh chị định giao toàn bộ 100% việc nuôi dạy con mình cho nhà trường ư?

    Tại sao không phân công rõ ràng như thế này: nhà trường hãy dạy con tôi kiến thức, tôi sẽ dạy con tôi kĩ năng mềm! Kĩ năng mềm = đưa con đi chơi, đi leo núi, đi tắm biển, đi trại hè... Nếu anh chị không dạy được con mình, thì đừng đẻ!

    [​IMG]

    Hương Linh thường xuyên cho con đi du lịch khắp nơi để tận hưởng và trải nghiệm cuộc sống

    Thay vì nai lưng ra trả vài trăm triệu một năm cho trường quốc tế (chưa chắc uy tín); bạn hoàn toàn có thể cho con học trường công lập với giá bằng 1/5; số tiền còn lại dùng để đưa con đi du lịch, cho con học đàn, học vẽ, học cảm thụ âm nhạc...

    Đừng sính ngoại, đừng nuông chiều, đừng lười biếng!”.

    Ngay sau khi đăng tải, bài viết đã nhận về hàng ngàn lượt yêu thích và bình luận. Bài viết đã tạo ra một cuộc tranh luận với hai luồng ý kiến trái chiều. Một phía ủng hộ quan điểm này, một số khác lại cho rằng đây là cách nghĩ thiển cận và không hoàn toàn đúng đắn.

    Hiện tại câu chuyện vẫn tạo được súc hút và khiến nhiều người phải quan tâm. Còn bạn, bạn nghĩ gì về vấn đề này?
     
  6. thanhnn300892

    thanhnn300892 Lớp 4

    Mình học tiếng Anh để phục vụ việc làm còn lại Tây thì tuỳ người mình chơi. Thấy ai tính hãm hãm thì thôi lượn cho bớt nặng đầu


    Sent from my iPhone using Tapatalk
     
  7. Tit@n

    Tit@n Lớp 3

    Không thể tránh khỏi việc “sính ngoại” - đồ ngoại được chuộng hơn. Với 1 đất nước thống trị thế giới về kinh tế, sức mạnh: La mã, Thành Cát tư hãn, Otttomann, Liên xô, Anh Quốc (Châu Âu), hay Mỹ... thì gần như các giá trị: văn hoá, ngôn ngữ, hệ ý tưởng... cũng sẽ “ăn theo” được tôn sùng và cả truyền bá để tạo thêm sức ảnh hưởng; và vòng quay lại tiếp tục khi các giá trị đó được sử dụng để tiếp tục “đẻ” ra lợi nhuận cho bên thống trị.
    Cũng không thể phủ nhận, khi mà hàng hoá ngoại phần lớn đều tốt hơn hàng nội, nếu so cùng loại; và một số khía cạnh, lĩnh vực như giáo dục, y tế, kỹ thuật ... họ cũng phát triển , và VN cũng nên học hỏi.
    Cái chúng ta cần giữ gìn, là những giá trị về văn hoá - có bản sắc riêng: tôn sư trọng đạo, kính trên nhường dưới, chăm chỉ cần mẫn & thật thà...;tiếc rằng càng ngày càng bị mai một; và người Tây họ nhìn vào, họ sẽ không còn thấy sự đặc sắc hay bản sắc văn hoá VN - cái mà họ luôn muốn tìm hiểu khi đến du lịch VN.
    Đây là vấn đề mà bất cứ nước nào cũng đang gặp phải, khi mà bạn vẫn “yếu” thì sẽ phụ thuộc vào kẻ “mạnh”!
    Thân,
    Tit@n
     
    lvnam1989 and thanhnn300892 like this.
  8. fanstin

    fanstin Mầm non

    Có những anh chàng Tây rất bình thường, họ không có nghề nghiệp ổn định và thất bại ở quê nhà.
    Nhưng khi sang Việt Nam, ngay lập tức họ được tôn vinh như một ngôi sao, người ta không cần quan tâm đến việc anh ta làm nghề gì, đến từ đâu, có đứng đắn hay không”.


    Đoạn này đọc thấy giống cuộc đời venom vãi!
     
  9. TânLý

    TânLý Mầm non

    Đời sống nhân quả mà các bác ạ. Là một người học Phật, em xin nói thẳng vào vấn đề đây, đẹp là do phước lành ít sân hận đời trước, xấu là do nhiều ác nghiệp sân hận đời trước.

    Đó, chỉ vậy thôi, các anh các chú à, sống phải nhìn thấy lỗi mình trước, rồi sửa đổi cho tốt đẹp hơn, chứ hơi đâu cứ mãi đổ lỗi cho đám đông sính ngoại. Vốn con người sinh ra ở đời đã thích cái đẹp, cái tốt sẵn rồi, đằng này trai Tây nhìn đẹp trai quá, sống mũi cao, xương hàm rất manly, mắt xanh trong sáng, giọng nói lại trầm ấm. Kêu họ quay lại thích trai Việt thì thử hỏi trên đời có được mấy bác đang xài smartphone X xong chuyển qua xoài điện thoại bàn phím hay nhẹ hơn là iphone 4.0-5.0?

    Em xin khẳng định, trai Việt tụi mình mà cố gắng trau dồi cái tính cách, cái đức hạnh của mình thì vẫn hơn khối trai Tây ngoài kia. Nhưng nếu tụi mình cứ sống bỏn xẻn, nhỏ nhen trong cái văn hóa lầy lụa, nhậu nhẹt, thích tìm thú lạc, lười biếng, nhàn rỗi kiểu này hoài thì... ĐỪNG THAN CHI MẮC CÔNG!

    Và vấn đề không phải là Việt hay Tây, hay Tàu, hay Phi gì cả. TẤT CẢ LÀ Ở CÁI TÂM, CÁI HẠNH CỦA MÌNH!
     
    thanhnn300892 and Despot like this.
  10. Tit@n

    Tit@n Lớp 3

    Đoạn này thì mình thấy bình thường, vì người Việt mình vẫn “có thực mới vực được đạo”, cũng con người ấy nếu đặt đúng vị trí, đúng sở trường thì người ta sẽ phát huy tối đa năng lực, sẽ “lột xác” thành công, phượng. Chứ đây ko nên ngộ nhận là sính ngoại quá.
    Ai giỏi như Xuân tóc đỏ? Một con người rất thức thời. Hoặc gần đây là thầy Park Hang Seo, khi mà cả quãng thời gian dài sau 2002 - trợ lý cho ngài Guus & cùng đưa HQ đến đỉnh vinh quang; nhưng sau đó ông không còn thành công đến thế; rồi ông đến VN, trở thành hiện tượng khi cùng đội tuyển ta gặt hái thành công.
    Hay GS Ngô Bảo Châu, nếu ông không sang Pháp, thì liệu ông có thành công?
    Các ví dụ khác trong đời thực: Zinedine Zidane, với sự trở lại lần 2 trên Real - chỉ sau vài tháng, nhưng những gì ông làm không còn như “xưa”; hay ngài Mou - the One, từng khuynh đảo làng Túc Cầu Châu Âu, bây giờ ngài thế nào thì ai cũng biết.
    Những dẫn chứng trên để cho thấy, không phải ai giỏi sẽ vẫn giỏi khi họ ở bất cứ đâu, hay kém vẫn cứ kém dù ở Tây hay Bắc...
    Thân,
    Tit@n
     
  11. Despot

    Despot Lớp 11

    Đồng ý 100% với Bạn này luôn á! Giờ gái Việt nhiều người cũng đã ý thức tự nâng cao năng lực bản thân lên nhiều rồi nên trai Việt cũng phải vậy thôi.
    Con gái ai chẳng thích con trai đối xử với mình tốt, giúp mình làm việc nhà... cứ nhìn ông võ sư Nguyễn Xuân Vinh đánh vợ đánh con là mình hãi.
    Hơn nữa con gái lấy chồng như lấy cả nhà chồng, ai cũng có thể trở thành thầy của cô ấy... ôi chao thôi mình xin ở vậy chứ mình không muốn lấy chồng và phục vụ cả nhà chồng đâu.
    Suốt bao nhiêu năm nghe cái câu đàn bà giỏi việc nước đảm việc nhà, hy sinh vì chồng vì con rồi sau thành công của người đàn ông có bóng dáng của người đàn bà vân vân và mây mây... là mình tránh xa, mình không hiểu tại sao đàn bà cần phải hy sinh vì chồng vì con? Nếu ông chồng giỏi, người con giỏi thì cần gì đến mình phải hy sinh? Nếu không giỏi thì mặc xác ổng/nó liên quan chi tới mình mà bắt mình phải hy sinh?

    Mình không có biết nhiều về Tây, chỉ vài người bạn chơi chung cũng không thể đại diện cho toàn bộ nhưng trong cuộc đời của mình mình đã gặp rất nhiều đàn ông vũ phu với vợ với con, chè chén say sưa, có tiền chút là lập phòng nhì, phòng 3... rồi, mình không đổ lỗi cho họ mà mình thấy họ vậy cũng vì những người đàn bà chấp nhận cho họ trở thành vậy nên trách thì cũng trách cả hai bên.

    Đàn bà muốn để đàn ông nâng niu, tôn trọng thì trước mắt cũng cần tôn trọng và biết rõ vị thế, quyền của bản thân trước cái đã.
     
  12. phongnhatu

    phongnhatu Lớp 1

    Đây là thực tế, nhưng có nguyên nhân của nó. Nếu bạn đi phượt và nói chuyện với mấy bạn tây có thể bạn sẽ gặp một vài người như đoạn trên nói, và bạn sẽ thấy cách họ nói chuyện có thể nói rất hòa đồng. Có thể họ không thành công trong nước họ nhưng không có nghĩa là họ kém cỏi và sang VN họ không thể là một người hơn nhiều người VN.

    Tôi nhận thấy đó là do giáo dục của họ rất tốt khiến họ dù không phải trí thức tài giỏi nhưng họ luôn có tính thích nghi cực tốt, không ngại thử thách bản thân. Có bạn đi gần 70 nước,đã tới leo Hymalaya (dù chưa tới đỉnh), đến VN ăn cơm ra muống rất ngon lành; hỏi bạn đó sao đi nhiều vậy thì bạn đó nói là thích đi vậy. Tôi cũng gặp một bạn, có vẻ đang giai đoạn stressed, nói "tao vừa mất việc nên chán bỏ đi chơi", nói chuyện khá thẳng thắn không ngại ngùng. Nói chúng, nếu bạn không hiểu văn hóa và tính cách chung người nước ngoài thì đọc bài báo trên sẽ thấy khá nhiều trắc trở và không công bình bởi thực tế có lý do vậy đó.
     
  13. phongnhatu

    phongnhatu Lớp 1

    Despot biết sao không, khi nói về gia đình đa phần người VN chỉ biết thương, còn thiếu sự bao dung và tôn trọng. Còn "yêu" thì nó giống trò chơi tình ái thôi.

    Tôi tìm hiểu thì để bao dung và tôn trọng cần rèn luyện mà với người ko tự giáo dục mình được là rất khó. Tự học có nhiều cách như học từ tôn giáo, sách vở và cuối cùng là thực hành. VN vốn kém tất cả các mặt. Nếu đòi hỏi so sánh một anh đc ăn học với một anh tự học bươn trải (chưa nói đến anh không có đk học chỉ làm) thì khập khiễng đòi hỏi cái nhìn tích cực may ra xóa bỏ được thành kiến. Tui chia sẻ vậy Des thấy sao thì nói nhá hì.
     
    Despot thích bài này.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này