LS-Thế giới Đại bản doanh Bộ Tư Lệnh tối cao Xô Viết - Sergei Matveevich Shtemenko

Thảo luận trong 'Tủ sách Lịch sử - Địa lý' bắt đầu bởi tran ngoc anh, 20/5/16.

Moderators: Bọ Cạp
  1. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    cover.jpg

    BỘ TỔNG THAM MƯU XÔ VIẾT NHỮNG NĂM CHIẾN TRANH
    (Đại bản doanh Bộ Tư Lệnh tối cao Xô Viết)

    Tác giả: Sergei Matveevich Shtemenko
    Người dịch: Trần Anh Tuấn
    NXB: Tiến bộ và Quân đội nhân dân
    Nguồn: Vn.militaryhistory
    Đánh máy: ptlinh, Sao Vàng
    Biên tập: @VC(Văn-Cường)
    Tạo bìa: @rockyou
    Tạo ebook: tna

    Cùng bạn đọc

    Bạn đọc thân mến, thành thật mà nói tôi không có ý định lại viết hồi ký về những ngày đã qua. Thêm nữa, tôi đã nguyện với mình là thôi không viết sách. Vì công việc này quả thật khó khăn, nhất là đối với người còn đang ở quân đội. Vả lại tôi cho rằng, những điều chủ yếu đều đã được nói tới cả rồi.
    Thế nhưng, tình hình lại diễn ra khác hẳn. Sau khi ra mắt bạn đọc quyển một, viết về Bộ tổng tham mưu, tôi đã nhận được đến hàng ngàn bức thư của nhiều người, ở nhiều lứa tuổi, nhiều trình độ, nhiều ngành nghề và nhiều dân tộc khác nhau. Các bức thư ấy không chỉ viết những ý kiến phê phán, đánh giá tác phẩm, mà còn nêu nhiều ý kiền đề nghị, nhận xét, bổ sung cho cuốn sách.
    Một số bạn đọc còn gửi cho tôi cả những hồi ức của mình về các sự kiện trong cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại và mong được sử dụng các hồi ức ấy khi cuốn sách tái bản. Nhiều người còn tha thiết yêu cầu tôi nên tiếp tục kể hết những hối ức của mình. Và, qua nhiều lần gặp gỡ nói chuyện tâm tình, bạn đọc cũng đâu có ý kiến như vậy.
    Ngoài ra, những bức thư và những lần gặp gỡ nói trên còn đặc biệt chỉ cho tôi thấy rõ quá khứ anh hùng của chúng ta được mọi người quan tâm tới mức nào. Nó còn trẻ mãi, còn sống mãi với chúng ta, giúp chúng ta xây dựng chủ nghĩa cộng sán trên đất nước xô-viết, củng cố tình đoàn kết giữa các dân tộc bên ngoài phạm vi của nó, vì lợi ích của hòa bình và chủ nghĩa xã hội.
    Thế là các đồng chí, các bạn đọc của tôi đã buộc tôi lại phải cầm bút. Chính nhờ các bạn nên mới có cuốn sách này.
    Tôi quyết định viết quyển hai chứ không đưa in lại quyển một, vì khi đã mở rộng và viết thêm cho cuốn sách, nếu chỉ ôn lại những gì đã nói thì thật quả dễ so với viết cái mới. Tôi luôn luôn tâm niệm rằng, trước hết phải nhận lấy công việc khó khăn nên tôi đã bắt tay nhận lấy khó khăn đó.
    Giống như quyển một, quyển này sẽ không miêu tả tiến trình các chiến dịch theo thứ tự thời gian, mà chủ yếu là viết về Bộ tổng tham mưu, về công việc và con người trong Bộ tổng tham mưu. Sách chú ý nhiều tới hoạt động của Đại bản doanh Bộ tổng tư lệnh tối cao và một số khía cạnh trong hoạt động của Tổng tư lệnh tối cao. Sách còn viết cả những suy nghĩ và nhận xét về các vị thống soái và các cơ quan tham mưu (thậm chí còn dành ra những chương riêng viết về vấn đề này).
    Sách chủ yếu nói về sứ mệnh giải phóng của Quân đội Liên xô ở châu Âu. Trong những ngày không thể nào quên ấy, sau khi phá tan bộ máy chiến tranh của chủ nghĩa phát xít Hít-le, các chiến sĩ của Tổ quốc ta đã đánh tan quân địch và kết thúc chiến tranh giữa trung tâm đại lục châu Âu. Đó là chiến công vĩ đại vì tự do và hạnh phúc của các dân tộc giành được nhờ nghệ thuật quân sự và chủ nghĩa anh hùng vô hạn của các dũng sĩ xô-viết thần uy. Nhưng, chúng ta phải trả giá đắt cho thắng lợi đó bằng hàng triệu sinh mạng con người.
    Do chức trách công tác của mình tôi thường được đến với quân đội các nước tham gia Hiệp ước Vác-sa-va, được thấy sinh hoạt của họ, được gặp không phải chỉ các quân nhân mà còn gặp cả những người dân thường. Tôi có thể khẳng định rằng, ở tất cả các nước xã hội chủ nghĩa ấy, nhân dân rất quý trọng chiến công của các chiến sĩ xô-viêt, không quên những người đã ngã xuống, những người đã hy sinh khi làm nhiệm vụ giải phóng các dân tộc khỏi ách phát-xít. Nhân dân luôn nhớ rằng mối tình hữu nghị giữa chúng ta được củng cố bằng máu mà chúng ta đã cùng đổ ra trên các chiến trường.
    Trong cuốn hồi ký này, một lần nữa tôi lại muốn nhắc đến sự đóng góp vô giá của các Lực lượng vũ trang Liên Xô vào công cuộc giải phóng các dân tộc châu Âu khỏi chủ nghĩa phát-xít và thuật lại việc các bạn bè chúng ta ở các nước Ba Lan, Tiệp Khắc, Nam Tư, Bun-ga-ri, Ru-ma-ni, Hung-ga-ri đã chi viện chúng ta như thế nào để hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng ấy.
    Và cuối cùng - đây có lẽ là điều chủ yếu nhất - tôi mong muốn tác phẩm nhỏ bé của mình biểu thị được lòng tôn kính sâu sắc nhất đối với những chiến sĩ anh hùng, lòng trung thành vô hạn của họ đối với Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, lòng quả cảm vô song và sự xả thân của họ trong cuộc đấu tranh chống bọn xâm lược Hít-le.
    Bạn đọc thân mến, tôi xin trình cuốn sách mới này để các bạn phán xét. Tôi rất biết ơn mọi ý kiến phê bình, nhận xét của các bạn.
     
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này