TH-Khác Đạo học Lão Trang: nguồn hạnh phúc

Thảo luận trong 'Tủ sách Triết học' bắt đầu bởi Nguyễn Ngọc Hiếu, 19/2/19.

Moderators: Do dai hoc NEU, yam2408
  1. Để thuận tiện cho bạn đọc, tôi chuyển cuốn Đạo Học Lão Trang: Nguồn Hạnh Phúc thêm hai định dạng mobi & epub. Sách này không lấy bản quyền, ai in thành sách bán lấy tiền riêng, cứ tự do.
     

    Các file đính kèm:

  2. kinhnhieuloc

    kinhnhieuloc Lớp 8

    Cám ơn anh Hiếu. Chúc anh luôn hạnh phúc an lạc trong đời thường và lẽ Đạo.
     
    Nguyễn Ngọc Hiếu thích bài này.
  3. Cảm ơn bạn. Từ khi tôi post 2 cuốn, ĐHLT: Nguồn Hạnh Phúc & Bình Giảng Đạo Đức Kinh của Lão Tử, chưa ai nói chuyện với tôi cả.
     
  4. kinhnhieuloc

    kinhnhieuloc Lớp 8

    Mình sẽ đọc và sẽ vào FB của bạn xem và nhắn tin sau. Cám ơn.
     
  5. Syaoran1702

    Syaoran1702 Mầm non

    Chào anh Hiếu, em có đọc một chút cuốn Bình Giảng Lão Tử của anh, em chưa dám nhận xét gì vì thứ nhất đọc quá ít và thứ hai sở ngộ chưa có.

    Tuy nhiên, theo như ngu kiến của em thì cách trình bày còn khá dài và gây khó hiểu. Có thể là do em còn kém, nhưng nếu được, em xin phép hiến một vài cách để anh dễ hơn, đưa những sở ngộ của mình tới với mọi người.

    Hoặc lập fanpage trên facebook chia sẻ những đoạn nhỏ thôi, nhưng dễ hiểu trước, giải quyết những vấn đề nội tâm nhỏ nhặt trước (như tình yêu, gia đình, kinh tế, danh lợi .v.v) để tiếp cận đọc giả dễ hơn, lây lan dễ hơn. Hoặc mở một blog, hoặc viết bài gửi báo. Hay hơn nữa là nơi cộng đồng sinh sống tổ chức những buổi chia sẻ nhỏ, một đồn mười, mười đồn trăm.
    Từ đó anh có thể gửi những tác phẩm của mình cho các NXB sẽ dễ được chấp nhận hơn.
    Đó là một con đường dài và khó khăn hơn nhiều khi đăng lên tve như thế này, nhưng nếu anh đã có lòng hướng dẫn đạo pháp thì con đường này theo em sẽ có kết quả hơn.

    Đây là lời chia sẻ của một người làm marketing và cũng từng định xuất gia đạo Phật ạ, em cũng đọc và chiêm nghiệm Osho, Phật, Lão, Trang ạ, hy vọng có thể đóng góp gì đó cho anh.

    Trân trọng.
     
    Nguyễn Ngọc Hiếu thích bài này.
  6. Ở đầu chương V, chương phê bình của tập Đạo Học L-Trang:Nguồn Hạnh Phúc, tôi có tóm tắt hết 7 phạm trù tổng quát nhất của Đạo Học, là âm,dương;đạo, đức;cái có, cái không;vô vi. Bạn nắm chắc 7 phạm trù này là xong bước đầu làm thiền nhân đạo Lão được rồi, chỉ dài hơn 1 trang A4 một chút. Đạo Lão thì mong viết càng dài càng tốt, càng dễ hiểu vì kinh các tổ sư rất ngắn, ta cần giảng giải rành mạch, rõ ràng để đạo Lão được phổ biến rộng, phải biến mọi cái khó hiểu thành dễ. Bạn nắm chắc 7 phạm trù trên thì đọc cuốn Bình Giảng Đạo Đức Kinh sẽ thấy dễ hiểu, tôi đã tóm tắt cho độc giả hết rồi mà, tư tưởng L không thoát khỏi 7 p trù đó.Chuyện xuất bản thì tôi 2 lần, cách nhau vài năm,gửi tới tất cả NXB ở VN, chả có ai xuất bản. Nên nhớ cái gì cũng vô thường, suy ra tôi vô thường, Phật là vô thường. Khổng Tử & Phật Thích Ca, mất rồi, 3-4 thế kỷ sau đạo mới thịnh, cho nên tôi phổ biến mọi cách, xh vẫn thờ ơ là bình thường. Cái ông đi nói cái gì cũng là cái không, suy ra CS là cái không, họ chấp nhận không? CS tự cho ta là "đỉnh cao trí tuệ, là lương tâm thời đại, là đạo đức, là văn minh" thì có chấp nhận nền triết học nói cái gì cũng là cái không hay không? Vì thế không được xuất bản là có lý do. Chơi FB thì có chừng hơn 40 facebookers thấy tôi lý luận dữ quá, họ thích, họ kết bạn. Nhưng khi tôi cố ý quảng cáo ở FB:"Bạn muốn thành người lấy ân báo oán;lý luận giỏi;giải thoát khỏi mọi tội lỗi;hp siêu việt;tự do tuyệt đối; không chấp cái gì? Chúng tôi sẵn sàng dạy bạn thiền đạo Lão đến giác ngộ", 1 lời cam kết rất hấp dẫn, thú vị thì chả ai thèm để ý. Triết gia thì không làm thi hoa hậu hay trả giá cà chua nên ít được quần chúng ưa thích.Bạn add tôi ở FB thì sẽ thấy tôi nc đời thường nhiều hơn là giảng triết học, vì nó không hợp với đa số. Những bài tôi viết hay,dễ hiểu, ngắn gọn, đào sâu tiệm cận chân lý,like rất ít. Tôi viết báo bút chiến, các GSTS ở học viện chính trị HCM phải thua, vậy mà tôi cũng không nổi tiếng. Làm triết học đến mức tranh luận ở cấp bậc này thì tôi tạm cho là được, nhưng rất nhiều GS không phản bác nổi, mà tôi vẫn không nổi tiếng.Tôi có chơi blog, post bài thật hấp dẫn,ngắn, dễ hiểu, chẳng ma nào tới. Tôi không bực tức, cho mình sinh nhầm thế kỷ, vì tôi ngộ thật, bao giờ tôi cũng vui. Nói vậy thôi, ai thèm vinh hoa phú quý gì, ta vô thường mà. Nhưng tôi phát hiện ra cái vĩnh cửu, đúng mọi thời, là chân lý, nhưng có tính mới, tính sáng tạo trong đó là thiền trong đạo Lão, cái mà 3 tổ sư Lão, Trang, Liệt Tử, kể cả nhà đạo học Cao Xuân Huy không có. Tôi cũng đào tạo được một truyền nhân. Vậy đủ rồi. Nghề marketing của bạn, bạn xem, marketing của Apple nện marketing Huawei chí tử, marketing Samsung cũng chả ưa marketing Apple. Kiến thức marketing, vì thế, nó đa hướng, lợi hại bất thường. Bạn áp dụng marketing cho tôi, cũng đa hướng như vậy. Còn điều gì đáng hiến kế nữa, bạn trao đổi với tôi xem sao.Cảm ơn bạn.
    FB của tôi, khi add nhớ nhắn tin ai add: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  7. Zankiari

    Zankiari Mầm non

    "Tôi viết báo bút chiến, các GSTS ở học viện chính trị HCM phải thua, vậy mà tôi cũng không nổi tiếng."...Vậy anh Hiếu là người giác ngộ hay là triết gia? Ở VN, anh Hiếu có biết Thầy Viên Minh Tổ Đình Bửu Long không? Theo cảm nhận của em, Thầy Viên Minh là người thấy biết rõ nhất về Đạo Đức Kinh...Có dịp anh nên thăm Thầy học hỏi nhiều điều hay lắm
     
  8. Cho tôi email, FB, Zalo, của Viên Minh được không, hay bạn chuyển lới tôi tới. Nghe có vẻ khập khiểng đối với tôi. Tôi không chỉ ngộ Lão mà ngộ luôn Trang, Liệt Tử, Cao Xuân Huy, không như VM chỉ rành có Lão. Hỏi VM có 7 đặc điểm người ngộ sau không: 1.Tâm trống;2.Lấy ân báo oán;3.Lý luận thông suốt, tới mức tranh luận chả kém triết gia thực thụ;4. Hp siêu việt;5.Tự do tuyệt đối;6.ko chấp cái gì;7. Thoát mọi tội ác. Đạo L-Trang là triết học nên người làm triết học L-T cũng là triết gia. Triết gia là người tạo ra chủ nghĩa mới, hệ thống mới. Về điểm này thì tôi có, đó là tôi phát hiện ra thiền trong đạo học, L, T, Liệt Tử, GS Cao Xuân Huy không có.
     
  9. Zankiari

    Zankiari Mầm non

    Trong Đạo Phật, những người như anh được gọi là Luận sư, nghĩa là lấy cái kiến giải, sở ngộ của mình để đi tranh luận, "bút chiến" với người khác...Sư Viên Minh là sư phụ em, Người nay 76 tuổi, trụ trì Tổ Đình Bửu Long, 81 Đường Nguyễn Xiển; Phường Long Bình, Quận 9, Tp.HCM, nếu có tâm học hỏi thì anh hãy đến đó tìm gặp Người, đừng nói Lão, Khổng, Trang, Mặc, Jesus, Shiva,...cho đến Osho, Krishnamurti,...Người đều thông suốt...À, Triết gia là kẻ lý luận, khác xa với Người giác ngộ, anh đừng lầm...
     
  10. Trang Tử tranh luận nhiều lắm chứ, & đương thời, chả có bậc túc học nào cãi gỡ cho nổi. Ấy vì cái ông thấy (& tôi thấy) là cái có thật trong tự nhiên, là đạo, rút từ đó ra không bao giờ bị bắt bí. Nói tới triết Đông là nói tới Lão Trang, nói L-T không phải triết học thì nghe không được, tức bạn bỏ L-T ra khỏi sách triết Đông thì bạn không phải người đọc, học triết. Đạo gia nào thì cũng là triết gia cả. Định nghĩa triết là các quy luật chung nhất,vĩnh cửu thì đạo học là một cái như vậy.Nói triết gia là kẻ lý luận thì không đúng, đó chỉ là triết nhân. Triết gia là người tạo ra lý thuyết mới, chủ nghĩa mới mà tôi có tính mới trong đó là đưa thiền vào đạo Lão. Tôi giác ngộ rồi, ở Buôn Ma Thuột, gặp Viên Minh cũng được, không gặp cũng được vì giác ngộ thì biết hết đạo Lão, không cần trích dẫn sách, như đã ăn phở mà bàn về phở, không có cách nào bị bí từ lý luận tới thực hành. Đi, đứng, nằm, ngồi, viết, nói đều là đạo một cách tự nhiên, không cần suy nghĩ. Người ngộ thì không chấp gì, không "chấp cao" nên không coi VM là cao để mà "có tâm học hỏi"!! Có học thì cũng được, không học cũng chả hề hấn gì, tâm và vật (vật là cả người khác) bình đẳng nên anh & VM bình đẳng.Lão Tử coi mọi người bình đẳng với ông vì ai cũng là đạo.Em nc nghe ra là người chưa giác ngộ, nên anh dễ thấy em không đúng với đạo, với thiền. VM có dạy thì dạy e giác ngộ, không phải là học trò VM mãi mãi. Hai người ngộ thì bình đẳng nhau, VM ko cao hơn. Sư phụ chỉ ta cái không, ta thấy cái không thì không còn kính trọng thầy, thầy rất mong như thế. Còn kính là chấp tốt, chấp cao mà dân thiền thì không chấp gì.
     
    Khoadts thích bài này.
  11. duytuan.law

    duytuan.law Mầm non

    tôi đọc 2 tác phẩm của anh Hiếu, thấy không có gì mới. Anh bảo anh phát hiện ra nhiều điều mới, thực sự nếu anh đọc thêm nhiều sách sẽ phát hiện ra tất cả những thứ mà anh nghĩ mình sáng tạo ra đều đã được cổ nhân nói rõ từ ngàn năm trước. Tôi nghĩ đáng tham khảo là các tác phẩm của Nam Hoài Cẩn tiên sinh, cũng như các trứ tác Đạo học của các phái Trung Hoa!
     
  12. duytuan đọc nhiều, tốt, dễ nc hơn người không đọc Lão Trang, họ cố chấp chứ không biết đạo học Lão Trang cao xấp xỉ đạo Phật. Bây giờ tôi chỉ những cái mới cho bạn biết nhe.

    Người giác ngộ thì tâm trống, giống Phật & Lão Tử. Vì trống nên đạo gia hiện đại xấp xỉ L:giác ngộ rồi thì cái không bình đẳng với cái không, không có chuyện "cái không L" cao hơn "cái không Hiếu".Osho viết P & L là hai cái không. Tới L còn không coi là cao hơn mình thì duytuan đề nghị tôi đọc Nam Hoài Cẩn thì duytuan chấp. Thái độ đúng là đọc cũng được, không đọc cũng được.

    Thứ nữa là tôi đưa thiền vào đạo học, là cái 4 tổ sư của tôi, L, Trang, Liệt Tử, GS Cao Xuân Huy không có. Cái này thì rất mới, tôi không biết các tổ giác ngộ thế nào, tôi luôn thắc mắc vậy. Tôi đã kết hợp nhuần nhuyễn, sâu hơn, cao hơn, rộng hơn thiền nhà Phật, thiền Osho, thiền của thiền sư Độ gần nhà và đạo Lão, nên có thiền sư gọi tôi là "đạo gia tích hợp", một cái tên chả bao giờ tôi tạo ra được. "Thiền tích hợp", rất mới mẻ.Vì thế tôi cũng là "đạo gia thiền", "thiền sư đạo Lão", rất mới mẻ, chưa ai có.Điều này dẫn tới một nền triết học, một hệ thống có yếu tố mới, nên người lập ra được gọi là triết gia. Bạn trên mạng vẫn gọi tôi vậy. Bá tánh nhận xét: thời này giáo sư triết học nhiều, nhưng triết gia thì ít. Gs triết thì ... dễ, họ học thuột rồi nhả ra. Còn tạo ra một hệ thống mới mới khó.

    Vận dụng vào việc đời chắc gian nan cho duytuan đây. Toàn cái mới. Đối xử với CS thế nào cho đúng đạo học? TQ đánh ta năm 1979, đáp trả thế nào cho đúng đạo Lão? (năm 79, tôi mới 6 tuổi). Tôi để cho duytuan trả lời cho xong rồi tôi mới đáp lại vấn đề này.

    Các tác giả VN toàn làm đạo học cũ, & sai hết. Nhượng Tống thì viết Trang "triệt để duy tâm". Đúng ra là viết Trang hỗn độn. Nguyễn Tôn Nhan thì viết Trang căm thù quan lại bóc lột. Đúng ra phải viết Trang yêu kẻ thù. Nguyễn Hiến Lê thì chấp tốt, chấp dương mà cần sửa là thánh Gandhi bị bắn chết, Quang Trung thì đột quỵ qua đời rất vô thường. Học giả Nguyễn Duy Cần viết đạo học đúng cỡ 99,9%, nhưng vẫn còn sai như ông ở ẩn trong khi ta & xh là một. Tôi viết thì duytuan sẽ không tìm ra được tôi sai chỗ nào !! Người thường cho L, Trang, Liệt, tam sao thất bổn, học không ngộ được, mà tôi vẫn ngộ được, từ đó tôi vận dụng L-Tr vào đời mới chả bao giờ sai.Tôi làm đạo học mới, chứ không làm cũ, rất ít khi cần trích dẫn các tổ, vì tôi tự đứng trên chân mình được rồi, không cần các ông nữa.Tôi là người đã ăn phở mà bàn về phở, nói cả đời không làm sao sai đạo Lão được.Tôi viết cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh. Tranh luận trên các diễn đàn triết học tiếng Anh, chả có ai bắt bí tôi cho nổi. Đó, ngôn ngữ L, Tr, Liệt, Cao Xuân Huy, tôi vứt sạch, tôi tự tạo một ngôn ngữ mới.Tôi chả cần học ai để bút chiến, tranh luận đạo bằng tiếng Anh cả, như vậy tôi đã tạo ra cái mới. Tôi tranh luận tiếng Anh về đạo Lão thì chả ngán bất cứ triết gia nào hiện đại. Còn duytuan thì chắc là chưa giác ngộ phải không,nc nghe biết liền, duytuan cũ.Thử bàn đạo Lão mà tự tin ở mức toàn bộ VN, toàn bộ GS TS triết học, tranh luận với bạn, đem chuyện thời sự thế giới ra mà quay bạn, bạn sẽ "mới" ra sao? Hay chỉ bàn ở đây, ra đời thì không biết vận dụng Lão Trang vào mọi việc như thế nào?
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/5/19
  13. phuga89tb

    phuga89tb Mầm non

    Vậy anh Hiếu cho em hỏi 2 câu : ý nghĩa cuộc đời của mỗi người là gì, con người sau khi chết có còn tồn tại cái "ta" nữa không ạ
     
    Nguyễn Ngọc Hiếu thích bài này.
  14. Ý nghĩa cuộc đời của mỗi người thì nhiều. Ở Công Giáo là niềm tin vào Chúa và tình yêu Chúa, yêu người khác. Ở đạo Nho thì ra làm quan giúp vua. Chữ "Nho" chiết tự là chữ "nhu" đứng cạnh chữ "nhân". "Nhu" là nhu cầu, là sự cần thiết, "nhân" là người, vậy chữ "Nho" có nghĩa là người cần cho vua.Người thường thì thích tiền, thật nhiều tiền, tiền sạch. Nếu coi thỏa mãn vật chất, tức kim tiền bản vị, kim tiền chủ nghĩa thì con bò với một đống cỏ là hạnh phúc!Phật Thích Ca, tổ thiền, là người làm thay đổi nhân loại nhưng ông sống như một tu sĩ nghèo nhất. Thánh Gandhi ở Ấn Độ, cũng là người thay đổi nhân loại, đuổi thực dân Anh ra khỏi Ấn không tốn một viên đạn, là người không có tài sản.Tục ngữ: "Tiền bạc đầy mình không bằng thông minh sáng suốt." Câu khác:"Đa điền bất như hiền thê", nghĩa là nhiều ruộng, tức nhiều tiền không bằng có vợ hiền tài, hiền đức. Câu khác nữa: "Lấy của che thân, không ai lấy thân che của." Kết luận: Cái bóp tiền ta ngon, chưa ngon! Cái xe ta ngon, chưa ngon! Biệt thự ta ngon, chưa ngon! Cái đầu ta "ngon" mới thực là ngon.Người thiền tới giác ngộ thì lấy ân báo oán, thoát mọi tội lỗi, lý luận thông suốt, hp siêu việt, tự do tuyệt đối, ko chấp cái gì ở cả đạo Phật, đạo Lão, kinh Dịch. Thoát khỏi chủ nghĩa kim tiền.Vậy ý nghĩa cuộc sống còn là giác ngộ, giải quyết cái chung nhất & vĩnh cửu.

    Ở đạo Phật, cái gì cũng là cái không, tức chết cũng là cái không, sống cũng là cái không. Sau khi mất cái thân rồi thì phật sống ở cõi giới không sinh không diệt. Có một cái tương tự như vậy là năng lượng & vật chất, không sinh ra cũng không mất đi, mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác, tức không sinh không diệt.

    Ở Đạo Lão, cái gì cũng là Đạo. Đạo là sự kết hợp hỗn độn âm dương. Chết là âm, sống là dương, vậy Đạo là hỗn độn sống chết. Người giác ngộ mất rồi thì sống trong cõi đó, cõi hỗn độn sống chết.Cái này bàn về lý thuyết cho rõ mà thôi, không có tính thực dụng. Cái tôi khuyên bạn làm là thiền Đạo học đi. Cần hỏi gì, tỉ như "Làm thế nào để giác ngộ?", tôi giải thích cho.

    Như vậy, đạo Lão & đạo Phật, sau khi chết không còn cái tôi do trở về bản thể là cái không có hình thức nào, không hình không tướng, vô sắc, vô thường. Và ngay khi còn sống mà giác ngộ thì người đó đã không còn bản ngã rồi, không còn cái ta.
     
    Khoadts and htp1305 like this.
  15. phuga89tb

    phuga89tb Mầm non

    Vậy tức là em chỉ có duy nhất cuộc đời ở hiện tại. Ngay khi em thở hơi cuối cùng, em sẽ tan biến vào hư không. Có lẽ vì sợ điều này mà người ta nghĩ ra luân hồi, kiếp trước, kiếp sau hay con người thực sự sẽ được chuyển kiếp ?
    Không biết anh đã đọc quyển "21 lessons for 21 century" của Noah harari chưa. Quyển này mới đang chờ dịch chỉ có bản tiếng anh.
    Trong đó có 1 chương nói về ý nghĩa cuộc đời rằng cuộc đời vốn chả có ý nghĩa gì cả. Mọi câu trả lời đều chỉ là câu chuyện tưởng tượng của con người. Như câu trả lời của anh là con người ta giải quyết cái chung và vĩnh cửu. Vậy như nào là vĩnh cửu. 1000 năm, 10.000 năm, 1 triệu năm, 1 tỷ năm. Con người mới xuất hiện được 2 triệu năm. Chúng ta cũng chỉ là sản phẩm thí nghiệm của tiến hóa. Rồi sẽ có một loài mới thay thế chúng ta. Trái đất này chỉ là sản phẩm thí nghiệm của ngân hà. Rồi có ngày nó tan biến thành bụi. Thiên hà cũng chỉ là sản phẩm thí nghiệm của vũ trụ. Rồi có ngày...
     
    Chỉnh sửa cuối: 12/5/19
    htp1305 thích bài này.
  16. V/C

    V/C Mầm non

    Đạo nào rồi cũng phải ăn, mà muốn ăn là phải lăn, để có sức mà nói.
     
    Nguyễn Ngọc Hiếu thích bài này.
  17. Herald

    Herald Mầm non

    Dĩ nhiên, thấy đói thì phải ăn, ấy là lẽ tự nhiên. Phật tổ từng tu thiền khổ hạnh rồi thấy cách làm khổ xác như này cũng ko được
     
  18. Sư thật thì trồng rau là phép màu,chẻ củi là thần thông, không làm thì không ăn. Nếu sống chỉ vì ăn, sống vì tiền,coi có tiền là hp, không có tiền thì khổ, sống vì vật chất thì con bò với đống cỏ là biểu tượng của hạnh phúc. Phật là tu sĩ nghèo nhất đương thời, mà ông làm thay đổi nhân loại. Mahatma Gandhi, vị thánh của người Ấn Độ,cũng là người làm thay đổi nhân loại, đuổi thực dân Anh ra khỏi Ấn Độ không tốn một viên đạn, là người không có tài sản. Tóm lại, chủ nghĩa vật chất so với Đạo học Lão Trang, đạo Phật, nó thấp & thô thiển!!
     
    Khoadts thích bài này.
  19. Đạo Lão nói chúng ta sinh ra từ Đạo rồi trở về Đạo, không có kiếp như đạo Phật. A chưa đọc "21 lessons for 21 century". Uh, cuộc đời không có ý nghĩa gì cả, vì cuộc đời đa hướng, vô thường. Nhưng thấy ta & vạn vật vô thường, tức thấy cái không, có sẵn trong ta, thì đạo Lão cũng như đạo Phật gọi là thấy chân lý, là hp tức thì. Rồi vì ta hp nên chỉ người khác con đường đó. Đạo không có hình thức nào, vô hình vô tướng, vô sắc, nên không đầu, không cuối, 1 tỉ năm còn chưa giải thích nổi về Đạo mà là con số vô tận về sự bắt đầu cũng như kết thúc của vũ trụ thì mới hợp Đạo.Đạo có tính TIÊN NGHIỆM, tức trước kinh nghiệm. Kinh nghiệm ở đây là kn của loài người. Trước con người đã có Đạo. Đạo hỗn độn âm dương, tức hỗn độn sống chết. Sống là dương, chết là âm, nên trước khi có con người,cái mầm trộn lẫn sống chết này đã tồn tại. Như vậy không trước thì sau, không ở thiên hà này, hay thiên hà khác, vũ trụ tất sinh ra sự sống, sinh ra sinh vật, sinh ra loài vật có ý thức.Có thể loài vật có ý thức này khác loài người, nhưng nói vũ trụ không sinh ra sinh vật có ý thức thì sai Đạo.
     
  20. Tuanpcmc

    Tuanpcmc Mầm non

    Bình giảng đạo đức kinh hi hi để em tìm sao chưa thấy nhỉ

    Gửi từ 2107113SG của tôi bằng cách sử dụng Tapatalk
     
Moderators: Do dai hoc NEU, yam2408

Chia sẻ trang này