Phật Giáo Đạo Phật trong đời sống gia đình (nhiều phần)

Thảo luận trong 'Tủ sách Tôn giáo' bắt đầu bởi hhongxuan, 2/10/13.

Moderators: mopie
  1. hhongxuan

    hhongxuan Lớp 7

    Chủ đề này thực sự là rất hay ,rất bổ ích cho mọi người
    Khoan hãy nói tới Phật Pháp với các kinh điển cao siêu ,xuất thế
    Chủ đề này chỉ tập trung phân tích ,hướng dẫn để làm thế nào có
    được 1 cuộc sống hòa hợp hơn giữa các thành viên trong 1 gia đình
    Các mối quan hệ giữa mẹ chồng nàng dâu ,con riêng con chung ...v..v..
    Làm thế nào để thích ứng được với lối sống mới ,xu hướng mới
    của giới trẻ bây giờ ??
    Làm thế nào để hiểu con cái ,cháu chắt của mình hơn ?
    Một số quan niệm sai lầm thường gặp khi xây dựng một gia đình mới
    sau khi đã ly hôn:
    • Có thể dễ dàng mở lòng yêu thương những đứa con riêng.
    • Gia đình mới sẽ tương tự như các gia đình hạt nhân, tức chỉ gồm ba mẹ và các con.
    • Giải quyết chuyện con riêng trở nên dễ dàng bằng cách gửi chúng ở đâu đó (chẳng hạn như cho đi du học).
    • Tất cả những bà mẹ kế đều cay nghiệt.
    • Một khi đã ly hôn tức mối quan hệ làm cha mẹ cũng chấm dứt theo.
    Những khó khăn thường gặp:
    Những gia đình mới, đặc biệt là những ai đã có con riêng thường gặp khá nhiều khó khăn và rất khác với việc lập gia đình lần đầu. Và đây là lý do:
    • Những khác biệt trong giáo dục, áp dụng kỷ luật cùng các giá trị đạo đức sẽ tạo nên những trở ngại cho cuộc sống mới này.
    • Ở cuộc hôn nhân lần đầu đôi vợ chồng có khoảng thời gian chuẩn bị và củng cố mối quan hệ trước khi đứa con chào đời. Ngược lại, với gia đình kiểu rổ rá cạp lại quỹ thời gian ấy gần như bằng không.
    • Thường người cha hay người mẹ ruột sẽ mang cảm giác có tội với tổn thương về mặt tinh thần gây ra ở con của họ, do đó họ sẽ tìm cách bù đắp tối đa, và điều này dễ dẫn đến sự không hài lòng và thậm chí phẫn nộ ở người bạn đời mới.
    • Sẽ có những bất đồng trong việc giải quyết rắc rối, nhất là nếu nguyên nhân là do con riêng của một trong hai gây ra.
    • Sự bối rối đối với vai trò và nguyên tắc, và niềm tin về điều gì quan trọng trong cuộc sống có thể gây ra mâu thuẫn.
    • Cần có thời gian để điều chỉnh tính cách, lối sống và những khác biệt của mỗi người.
    Lời con trẻ:
    • Cảm thấy khó chịu và tức giận trước cuộc tái hôn vì nó bóp nghẹt hy vọng quay lại của ba mẹ ruột chúng.
    • Sầu muộn hoặc tức tối vì sự mất mát của gia đình nguyên thủy của chúng.
    • Lo sợ cuộc hôn nhân mới cũng sẽ không bền lâu vì vậy chúng tránh việc đầu tư quá nhiều tình cảm vào gia đình mới này.
    • Cảm giác vì mình mà khiến cho gia đình tan vỡ và rất sợ sự lặp lại này.
    • Có những bối rối đáng kể khi chuyển đến một nơi ở mới với một ông bố hoặc bà mẹ xa lạ, và có thể là những anh chị em xa lạ phải chấp nhận sống chung.
    • Sợ cảm giác phản bội lại người cha/mẹ ruột trong trường hợp chúng có cảm tình với cha/mẹ kế.
    • Cách giáo dục khác của cha mẹ kế sẽ khiến chúng mất nhiều thời gian để thích ứng.
    Vấn đề tình xưa nghĩa cũ
    • Khi mối quan hệ cũ không được giải quyết một cách êm thắm và thấu tình đạt lý, sẽ khiến phát sinh mâu thuẫn giữa người cũ và mới do sự quan tâm của người chồng hoặc vợ. Và ngay cả nếu đã giải quyết ổn thỏa thì việc thường xuyên liên lạc cũng gây nên phiền muộn và lo âu ở người mới.
    • Cuộc hôn nhân mới sẽ phải chấp nhận và thích nghi với việc tồn tại song song mối quan hệ cha mẹ cũ và mới. Những đứa trẻ cần tiếp tục mối quan hệ của chúng với cả cha mẹ cũ và mới, cũng như với ông bà, các cô dì, cậu mợ trước đây.


    Với con trẻ, những khó khăn đôi khi là một “bức tường” ngăn cách khó vượt qua. Khi đó, nhiệm vụ của những bậc làm cha, làm mẹ là phải biết cách động viên, tìm ra biện pháp giúp con mình vượt qua trở ngại.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link doi song gia dinh1

    Nguồn TVE:wonbin88
     
    khanhmax and haist like this.
  2. hhongxuan

    hhongxuan Lớp 7

    tác giả: Sư cô Đẳng Nghiêm


    ''Mấy bữa nay con muốn gọi sư cô là bà quá đi!'' em viết cho tôi trên một mảnh giấy màu xanh nhạt với dòng chữ in Catch the funny of life! (Đón bắt cái hài hước của cuộc đời!).

    Em 13 tuổi, và khi em nhìn tôi, em thấy...một ''bà già''.
    Em thường nhìn tôi một cách đăm chiêu. ''Sư cô,'' bất thình lình em gọi tôi.''Gì đó em?'' tôi ngưng lại những gì tôi đang làm để lắng nghe em.
    ''Sư cô nhìn giống bà già quá à!''
    Cứ như vậy mỗi ngày em lại nhìn với tôi với đôi mắt tinh nguyên, như đang khám phá một điều gì mới lạ. ''Sư cô,'' em bất chợt gọi tôi. ''Gì đó em?'' tôi hỏi, sẵn sàng lắng nghe.
    ''Sư cô nhìn giống bà già quá à!''
    Đêm giao thừa, tôi và 6 sư em cùng phòng đang chít khăn để chuẩn bị đi đến xóm Rừng Phương Bối dự buổi văn nghệ và nghe pháp thoại sống của Sư Ông qua internet.
    ''Sư cô,'' em gọi tôi từ chiếc giường tầng dưới của em.
    Tôi đang ngồi trên giường tầng trên cách em khoảng 1.5m. Tôi ngừng tay để hỏi, ''Gì đó em?'' ''Sư cô nhìn giống bà già quá à!''
    Đáng lẽ khi tôi chít khăn tôi nhìn ''đoan trang, thùy mị'' hơn, vậy mà em vẫn thấy tôi giống...giống....
    ''Em cứ quở chị hoài,''
    tôi nói với em. ''Em có biết rằng chị đã từng một thời làm nghiêng thùng đổ nước không?''
    Các sư em trong phòng cười phá lên.
    ''Tại sao sư cô làm đổ nước?''
    em hỏi tôi một cách ngây thơ (vô số tội lỗi?)
    ''Làm nghiêng thùng thì phải đổ nước chứ sao em,''
    tôi điềm nhiên trả lời.
    Khi về Lộc Uyển, tôi kể chuyện này cho vài người nghe, trong đó có Thượng Tọa Phước Tịnh. Một hôm, chắc thấy mặt tôi rầu rầu nên Thầy chọc tôi, ''Tướng Đẳng Nghiêm rất du côn, làm gì có chuyện làm nghiêng thùng đổ nước.'' Ouch! (Úi dà đau quá).
    Nếu em nghe được, thế nào em cũng cười thích thú.


    Em là một trong mười mấy y chỉ muội của tôi trong khóa tu mùa đông 2005-2006 tại tu viện Bát Nhã. Tôi được các sư mẹ cho biết rằng tôi là hy vọng cuối cùng của em;
    nếu tôi không giúp em thực tập được thì em sẽ bị trả về nhà.
    Ba của em dan díu với một người đàn bà trẻ, gây xáo động trong gia đình, và cuối cùng bỏ vợ cùng 3 đứa con thơ để đi theo người ấy.
    Em đã phải chứng kiến cảnh ba mẹ cãi vã nhau, làm thương tổn nhau. Em trốn học đi bụi đời.
    Cuối cùng mẹ bắt em phải chọn lựa: Một là em vào trường cải tạo dành cho thanh thiếu niên, hai là vào tu viện Bát Nhã. Em đã chọn vào Bát Nhã. Tuy mới 13 tuổi nhưng em rất “đô”, thấp hơn tôi nhưng “bề thế'' hơn tôi nhiều. Khuôn mặt em xinh như tài tử Hàn Quốc với cái mũi cao nhọn và cái miệng nhỏ xíu.
    Mắt em một mí, xếch lên như hăm dọa, Đừng giỡn mặt với ta! (Don't mess with me).
    Tôi và em được chuyển chung vào một phòng để tôi ''y chỉ'' (mentor) em cho tiện.

    Mấy hôm đầu tôi còn lay vai em nhẹ nhàng, nhưng em không cựa quậy. Tôi kéo mền của em một cái soạt và cuốn lại dưới góc giường. Em lạnh quá co quắp người 1, 2 giây rồi phải ngồi dậy.
    Dần dần em tự động thức trước khi tôi kéo mền của em.
    Tôi cũng muốn để cho em ngủ lắm chứ, nhưng nếu em được ngủ thì các em khác, 13 tuổi, 15 tuổi, và 38 tuổi như tôi cũng sẽ muốn ngủ thêm!


    Em hiểu rất rõ vì sao em vào ở chung phòng với tôi. Em nói với tôi Bát Nhã là cơ hội cuối cùng của em. Nếu em bị gởi về nhà, em sẽ sa vào băng đang tội phạm. ''Con không muốn đi vào con đường đó nữa,'' em nói một cách quả quyết. Mỗi ngày em viết vào sổ công phu về sự thực tập của mình, và thỉnh thoảng em lại để trên giường tôi một lá thơ.

    30-11-2005

    ''Thời gian thấm thoát như thoi đưa, vậy là con nhập chúng đã được 5 tháng rồi. Từ ngày vào đây, con được sống thảnh thơi, không phải lo lắng hay buồn phiền gì hết.
    Được bao bọc bởi năng lượng và tình thương của tăng thân.
    Con đã tận hưởng được rất nhiều hạnh phúc khi thực tập ở đây.
    Có các sư cô và các chị em luôn sẵn sàng chia sẻ những vui buồn, khó khăn trong sự thực tập. Con thấy mình rất may mắn khi được sinh ra làm người, được sống hòa mình trong đại chúng để đi như một dòng sông. Nhưng đôi khi cũng có một vài hạt nước bắn ra ngoài chứ! Và con không muốn là hạt nước đó.

    Những bỡ ngỡ trong lần đầu tiên được tham dự khóa an cư kiết Đông, lễ đếm thẻ và lễ đối thú. Con thấy mình giống như một con ếch vừa nhảy ra cái giếng nước và tiếp xúc với đất trời bao la vậy. Từ ngày bắt đầu lễ an cư cho đến tận bây giờ, mọi người ai cũng gắng sức thực tập để góp thêm năng lượng vào tăng thân. Và cái năng lượng ấy đã nâng đỡ con rất nhiều trong sự thực tập của chính mình.

    Trong buổi lễ đếm thẻ trang nghiêm và thanh tịnh, con đã nguyện rằng 'Trong suốt mùa an cư này, con xin nguyện sẽ thực tập tốt và sử dụng nói lời ái ngữ.' Con cảm thấy hình như đâu đây luôn luôn có một sức mạnh vô hình yểm trợ con mỗi khi con biếng nhác, luôn luôn nhắc nhở con phải suy nghĩ chín chắn trước khi mở lời. Con hy vọng rằng sau khóa an cư con sẽ học tập được nhiều điều mới lạ.''

    Tuy em có cái nhìn sâu sắc và cố gắng đi theo thời khóa, em vẫn chỉ mới 13 tuổi, và những khổ đau của gia đình còn tràn ngập trong em. Có khi tôi đi ngồi thiền, em trở về phòng để ngủ thêm. Nhiều lần em cuốn mình kín mít trong mền suốt giờ chấp tác. Có lúc em lẩn thẩn đi dọc bờ suối khi đại chúng sinh hoạt trong thiền đường. Một hôm em nói với tôi: ''Chiều nay con buồn quá nên đi lang thang dưới suối. Có hai bà lớn tuổi đi ngang, một bà nhìn con rồi nói: 'Đẹp trai mà đi tu uổng quá!' Con bật cười và cảm thấy thật vui. Thế là bây giờ mỗi khi con cảm thấy buồn, con lại nói với mình “Đẹp trai mà đi tu uổng quá!”

    13-2-06
    Con thưa sư cô!
    Tự nhiên nổi hứng thích viết cho sư cô.

    Con vẫn nhớ như in là con ôm chặt chiếc gối vào ngực, từng hình ảnh lần lượt hiện ra trong đầu, mọi điều con có thể làm được để hàn gắn lại sự đổ vỡ gia đình. Con nằm yên không muốn rời khỏi sự an toàn của căn phòng, không muốn chấp nhận một thực tại mới mẻ. Con nhìn ra cửa sổ, chẳng nghĩ gì hết, cũng chẳng nhìn gì hết. Chỉ ngồi đó mà đầu óc trôi lãng đãng tận nơi nào.

    Con thấy mình thích viết lách, mặc dù con không khoe tác phẩm của mình với bất cứ ai. Cuộc sống của con lộn tùng phèo hết cả rồi, chẳng ai biết điều đó.

    Con thỏa hiệp với đau khổ, xua đuổi bạn bè đi và chỉ thích sống một mình.

    Con giấu nỗi đau vào nội tâm, còn vẻ ngoài thì con cố gắng tỏ ra bình thường.


    Con đã tạo cho mình vỏ bọc, một hàng rào cứng ngắc bên ngoài. Cố tỏ ra vẻ mạnh mẽ để không ai chạm đến mình. Con đã từng bạo động với suy tư và thân thể. Một mình, không cho phép bất cứ ai bước vào thực tại, con bật khóc. Giờ đây, hầu như con không còn khóc nữa, vì con cảm thấy khóc như vậy là đủ rồi. Con đã chấp nhận và tiếp tục bước tới. Bây giờ con cảm thấy rất may mắn và hạnh phúc. Nhưng đâu đó trong lòng con vẫn còn một chút âm ỉ đau đớn. Tự nhiên khi viết những dòng chữ này, con chợt hiểu rằng phải nhớ những kỷ niệm vì chúng là do mình tạo ra. Nhớ những điều mình tạo ra để biết cách sống cho hôm nay, cho ngày mai. Để rồi không phải hối tiếc. Nhớ những kỷ niệm không phải để buồn, để tiếc, mà để tạo kinh nghiệm cho một tương lai tốt đẹp hơn, Sư cô thấy có đúng không?''

    Nguồn TVE : wonbin88
     
  3. hhongxuan

    hhongxuan Lớp 7

    đây là câu chuyện của 2 Phật tử niệm Phật được vãng sanh và lưu lại xá lợi như
    1 minh chứng cho Phật Pháp nhiệm mầu
    1 ở trung quốc ,1 ở việt nam
    _________________
    dưới đây là video được quay trực tiếp cảnh 1 Phật Tử sau khi mất lưu lại xá lợi

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    _______________
    còn đây là câu chuyện ở Việt Nam

    Được sự đồng ý của nhà thiêu Altona, con cháu của cụ và Đại Đức Thích Trúc Thông Hoàng đến nhà thiêu lúc 3g30 chiều cùng ngày 13-8-2001. Trong hộp tro cốt, Đại Đức Thích Trúc Thông Hoàng và con cháu cụ Diệu Hỷ, đã tìm thấy hơn trăm mảnh xá lợi đủ 5 màu sắc: đen, đỏ, vàng, xanh, trắng. Đa số các mảnh kết thành Hoa xá lợi, có hình như hoa cúc.



    Cụ Diệu Hỷ và những viên xá lợi sau khi hỏa táng




    Cụ bà Quách Thị Huế, sanh ngày 15-1-1921 tại Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, Việt Nam. Bà là chị thứ tư trong gia đình cùng với 3 người em trai, hai người em đã quá vãng, hiện còn một người em trai là Quách Văn Bội, đang cư ngụ tại Melbourne, Australia .

    Bà lập gia đình với ông Lê Đăng Vinh ( 1917- 1970 ) nguyên quán làng Gia Lộc, huyện Trãng Bàng, tỉnh Tây Ninh.

    Ông Vinh, người trong Gia tộc vẫn gọi là ông Ba Ngộ, là con dòng thứ của một đại Hương Cả làng Gia Lộc thuộc Tổng Hàm Ninh Hạ, huyện Trãng Bàng, tỉnh Tây Ninh.


    Ông Ba Ngộ là người con chí hiếu và lòng tín tâm vào ngôi Tam Bảo thật là sâu xa; nên ông đã lần hồi dắt dẫn vợ và mười một người con vào đường chánh pháp. Bà Quách Thị Huế có mười một người con với ông Ba Ngộ; gồm 7 trai và 4 gái.


    Năm 1960, do sự dẫn dắt của chồng, bà Quách Thị Huế đã quy y Tam Bảo và thọ ngũ giới tại chùa Pháp Quang ( đường Nguyễn văn Học , Gia Định ) pháp danh là Diệu Hỷ.




    Năm 1990, cụ Diêu Hỷ di dân đến Melbourne, Úc Châu để đoàn tụ với 4 người con trai và 3 con gái đang sinh sống tại đây. Từ đó, cụ Diệu Hỷ là đệ tử tín tâm của nhiều ngôi Tam Bảo ở vùng Melbourne, Sydney, Việt Nam và Ấn Độ.

    Cụ Diệu Hỷ thọ Tam quy và Ngũ giới một cách nghiêm cẩn. Mỗi tháng cụ thọ Bát Quan Trai Giới 4 ngày. Sau khi mổ sạn mật , do lời khuyên của bác sĩ, cụ không còn thọ Bát Quan Trai Giới nữa, nhưng tâm rất luyến tiếc công phu nhiều năm phải bỏ dở.



    Theo những người con, thì cụ Diệu Hỷ là người có tâm cố chấp; khi buồn, giận thì buồn giận rất lâu, không xả bỏ được. Cụ Diệu Hỷ cũng biết rõ tâm cố chấp này của mình, nhưng dù cố gắng tu tập nhiều năm vẫn chưa đoạn trừ được. Theo như nhận xét của nhiều người thân, thì vào những tháng cuối cùng của cuộc đời, cụ Diệu Hỷ đã từng bước đoạn trừ được kiến chấp, lòng sân hận và tỏ rõ quyết tâm sẳn sàng từ bỏ thân ngũ trược này.


    Mặc dù vẫn niệm Phật từ nhiều chục năm qua, nhưng cụ Diệu Hỷ vẫn chưa tu tập pháp môn niệm Phật cầu vãng sanh Tây Phương như một pháp môn trọng yếu thật sự. Khi nhân duyên đã đến, trong hai năm sau cùng của cuộc đời, cụ đã tỏ rõ quyết tâm niệm Phật cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc cõi A Di Đà. Sáng niệm Phật, trưa niệm Phật, chiều niệm Phật, tối niệm Phật, niệm niệm không ngừng với lòng tín tâm vô bờ bến. Bên cạnh công phu nhất tâm niệm niệm Hồng Danh A Di Đà Phật, cụ Diệu Hỷ luôn luôn hoan hỉ công đức, phát tâm hoan hỉ bố thí, phóng sanh, hoan hỉ cúng dường Tam Bảo. Dường như phước báu của công phu niệm Phật luôn làm cho cụ hoan hỉ, an lạc và mát mẻ.


    Trong những ngày tháng sau cùng, cụ Diệu Hỷ dường như đã hoàn toàn biến đổi thành " một người khác". Những kiến chấp nặng nề của tâm thức của cụ đã rơi rớt xuống như những mảnh hồ vữa rơi rớt xuống từ một bức tường cũ kỹ. Gặp ai cụ cũng đều vô cùng hoan hỉ, cụ luôn tìm mọi cơ hội để " cho bớt" những gì thuộc về mình. Gặp ai cụ cũng khuyến khích tu hành, niệm Phật, bố thí, làm phước. Đặc biệt đối với các con cháu, cụ luôn nhắc nhở, khuyến tấn con cháu tu hành, làm phước, làm lành, tránh xa việc ác. Cụ Diệu Hỷ tu hành thật đơn giản : Gìn giữ Tam Qui và Ngũ Giới, Thập Thiện. Hoan hỉ mọi công đức, giữ thân tâm an lạc và thanh tịnh, tinh tấn niệm Hồng Danh A Di Đà Phật.

    Sáng ngày 7-8-2001 ,cụ dường như đã linh cảm được mình sắp ra đi

    Vào lúc 9g 45 sáng ngày 10-8-2001, cụ Diệu Hỷ đã vãng sanh một cách nhẹ nhàng, an lạc trong tiếng niệm Hồng Danh A Di Đà không dứt của các con cháu. Cụ Diệu Hỷ đã được chư Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng Ni, đạo hữu các đạo tràng, và các ban hộ niệm của nhiều Chùa ở Melbourne đến viếng và trì tụng vãng sanh từ ngày 11-8-2001 đến ngày 13-8-2001.


    Sáng ngày 13-8-2001, xác thân cụ Diệu Hỷ được Đưa vào nhà thiêu Altona Crematorium để hỏa thiêu lúc 11g sáng. Do có sự cảm ứng được báo trước của người con gái thứ 11 của cụ Diệu Hỷ, nên con cháu cụ xin phép được quan sát tro cốt sau khi hỏa thiêu.


    Được sự đồng ý của nhà thiêu Altona, con cháu của cụ và Đại Đức Thích Trúc Thông Hoàng đến nhà thiêu lúc 3g30 chiều cùng ngày 13-8-2001. Trong hộp tro cốt, Đại Đức Thích Trúc Thông Hoàng và con cháu cụ Diệu Hỷ, đã tìm thấy hơn trăm mảnh xá lợi đủ 5 màu sắc: đen, đỏ, vàng, xanh, trắng. Đa số các mảnh kết thành Hoa xá lợi, có hình như hoa cúc. Đến 4g cùng ngày Đại Đức Thích Phước Tấn đến, và Thầy đã tìm thấy thêm 2 viên xá lợi hình tròn như hạt tiêu màu vàng sậm, bóng sáng rất đẹp, và Đại Đức cũng tìm thấy thêm nhiều hoa xá lợi khác nữa. Sự khác biệt giữa xá lợi và di cốt là: Xá lợi kết thành viên tròn hoặc thành hoa xá lợi hình bông cúc, cứng, rắn chắc không bóp vỡ được và có màu ( đen, đỏ, vàng, xanh, trắng ). Di cốt thì màu trắng ngà, xốp hoặc đặc, nhưng mềm, dùng tay bóp có thể vỡ ra..


    Ba ngày sau khi đem về, sau khi đem ra để an vị xá lợi vào hộp kiếng, số xá lợi đã tăng thêm gấp 3 lần và có màu sắc sáng láng hơn. 14 ngày sau, khi con cháu đem xá lợi ra để ngắm dưới kính phóng đại , thấy có nhiều ánh sáng trắng nhấp nháy như ánh sáng kim cương , hoặc như ánh sáng của các vì sao chiếu nhấp nhoáng trên bầu trời vào ban đêm. Đây là một sự huyền diệu, không thể lý giải bằng phương pháp khoa học, chỉ có thể lý giải bằng tín tâm vào sự mầu nhiệm của Phật Pháp mà thôi.

    Nguồn TVE:wonbin88
     
    khanhmax thích bài này.
Moderators: mopie

Chia sẻ trang này