Trà phiếm Đầu năm nói chuyện Chữ

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi Ngọc Sơn, 14/2/16.

Moderators: amylee
  1. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Thế này thì ông vua vẫn cầm roi đấy chứ và thêm cả miệng nữa
    Tôi lại đọc 1 sách nói là hình mũ miện nhưng tôi ko tin vì khi tạo ra chữ thì mấy ông thủ lĩnh đâu có mũ miện, hay là họ đội thứ mũ gì khác biểu trưng cho uy quyền?
     
  2. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Haha, bác thông cảm nhé! chắc bữa giờ chắc cũng thấy bực mình khi bị tôi hỏi dồn nhiều phải không? Ý tôi là hỏi để bác dẫn sách vở ra, để các thân hữu có cơ hội trao đổi nhiều hơn thôi.

    Nguyên có vài sách chú giải chữ Vi như thế này : 馴服了大象,...
    Thật ra, bác cho rằng chữ Vi vẽ hình con voi là rất có lý. Tuy nhiên, chính xác phải là "馴服了大象". Trong nghĩa cổ, chữ Vi được biểu trưng bằng một hình vẽ huấn luyện voi, về sau nó được hiểu theo rất nhiều nghĩa khác, cũng là chữ có nhiều chức năng trong Hán văn xưa và nay.
    Rất vui được trao đổi với Bác, không phải dân Hán Nôm nhưng có những kiến giải rất thú vị.

    Haha. Đây là cái mà tôi muốn hướng đến. Rất thú vị.
     
    sannyas60 thích bài này.
  3. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Nguyên chữ Quân được vẽ hình quyền trượng và cái miệng mà.
     
  4. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Illustrated Chinese Characters: Stories of 1000 Chinese Characters
    图解《说文解字》画说汉字:1000个汉字的故事 - Đồ Giải Thuyết Văn Giải Tự Hoạ Thuyết Hán Tự 1000 Hán Tự.
    Đây là lý do, sao mà tôi nhấn mạnh Sách của Hứa Thận, được cái có hình vẽ thì mọi người dễ hiểu hơn là "mấy nét loằn ngoằn" cute_smiley23

    Lúc trưa Hầu đại ca đã tải quyển này lên. Các anh em có thể đọc thêm ở đấy nhé.
     
    sannyas60 thích bài này.
  5. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Tôi nhìn chữ 'tượng' 象 còn giống huấn luyện voi hơn, hay giống con voi có người cưỡi, có đóng cái bành trên lưng. Cái bộ đao trên chữ tượng có khi là quản tượng cầm cây đòng để điều khiển voi chăng
    Tôi trước nay chỉ đọc sách in nhiều, có cái dở là ko thể trích dẫn nguồn 1 cách dễ dàng nên các bạn nghi ngờ cũng phải
     
    sannyas60 thích bài này.
  6. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    upload_2016-2-23_19-48-31.png

    Xem sách Đồ Giải Thuyết Văn Giải Tự Hoạ Thuyết Hán Tự 1000 Hán Tự. thì cái chữ 'việt' mà bạn sannyas60 thắc mắc nó được giải thích thế này
    Thế thì ý kiến của tôi cũng đúng đấy chứ, nhưng đây vẫn chưa phải rìu lưỡi xéo
    Có điều ko biết cái quyển Đồ Giải Thuyết Văn Giải Tự này do ai viết ra và có đúng ko
     
  7. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Riêng chữ Việt, dựa trên tự dạng của cổ văn, đặc biệt trên kiếm của Câu Tiễn, ý kiến của tôi chữ Việt phải như thế này mới đúng : "邑+戉"
     
  8. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Tôi cũng nghĩ vậy vì bản thân chữ 戉 cũng có âm là Việt và có nghĩa là cây búa (hay rìu) rồi
    Nhưng cái chữ "邑+戉" bạn có tìm thấy trong từ điển hay sách vở nào không?
     
    Chỉnh sửa cuối: 24/2/16
  9. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    1. Tôi dựa trên tự dạng của chữ Việt điểu ngữ trùng văn trên kiếm Việt vương.
    2. Cách viết tên lân bang, chư hầu thời tiền Tần. Tất nhiên, đây là tên gọi của Việt quốc chứ tôi không dám khẳng định là bao hàm cả vùng đất của nước Việt Nam ngày nay.
     
  10. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Đọc trên mạng thấy có đoạn này

    Trong bài tựa sách Thuyết văn giải tự, Hứa Thận có nói đến lai lịch xa xưa của chữ Hán:

    Sử quan Thương Hiệt đời Hoàng Ðế nhìn dấu chân chim muông, trước hết đặt ra Thư khế…. Ðến đời Ngũ đế, Tam vương lại đổi thành thể khác; được phong làm vua ở đất Thái sơn gồm 72 đời, không có đời nào văn tự giống nhau. …Ðến thái sử Trụ ( Chu Tuyên vương) viết 15 thiên Ðại triện, so với cổ văn đã có chỗ khác…

    Về sau chư hầu dùng sức mạnh mà trị dân, không ở dưới vua nhà Chu, chia làm 7 nước. Ngôn ngữ khác thanh, văn tự khác hình. Ðến khi vua Thuỷ Hoàng nhà Tần gồm thâu thiên hạ, quan thừa tướng Lý Tư bèn tâu xin làm cho đồng nhất, bỏ những gì không hợp với văn Tần. Tư viết Thương Hiệt thiên, … quan Thái sử Hồ Mẫu Sinh viết Bác học thiên đều lấy đại triện của thái sử Trụ đổi đi chút ít, người đời gọi là Tiểu triện. …Lúc bấy giờ Tần đốt kinh sách, dấy việc binh đao, quan quân chức vụ nhiều, trước có chữ Lệ để cho giản tiện, cổ văn do đó mà mất hẳn. Nhà Hán lên, có chữ Thảo.

    Như vậy chắc hẳn cái chữ Việt trên kiếm của Câu Tiễn sau này đã bị bỏ đi vì không hợp với văn Tần nên giờ ko có sách vở nào viết. Hay là có mà chưa đọc được. Nhưng tôi thắc mắc nếu sách vở ko có ghi thì sao biết chữ ấy đọc là Việt, hay là người ta đoán thế. Có khi đọc khác và chỉ về cái gì khác cũng nên
     
  11. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Thật ra, cái loạn diệt Nho của của nhà Tần nói mất nhưng không hẳn là mất hết. Vì tuyệt nhiên, cổ văn Trung Hoa không chỉ có trên giấy hay thẻ trúc, còn kim văn, còn giáp cốt,...tựu chung văn vật đó được lưu giữ khắp nơi thế nên diệt Nho nhưng không diệt được văn. Trong khi đó tính hiếu cổ của Trung Quốc hơn ta nhiều, thế nên càng không mất hẳn. Bên cạnh đó, người ta diệt Nho chứ không không diệt "khẩu". Thế nên, sách vở đốt đi mà âm đọc thì còn đó.
     
  12. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Nói đến chữ Việt. Có lẽ như bạn nói, thì chúng ta cần xem lại sử Tần, có lẽ là không bị đốt trong đợt biến loạn này. Tôi nghĩ có rất nhiều, nhưng dân mình chưa đủ điều kiện để đọc hết sử Tàu để lọc tìm cứ liệu, sử gia hiện thời chỉ đọc những tài liệu hiện có mang tính bề nổi nên việc tìm không ra nguồn gốc cũng là dễ hiểu.
     
  13. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Nhưng lấy đâu ra sử Tần nguyên bản mà xem, chắc toàn là sử chép lại qua bao nhiêu lần rồi, thẻ trúc chắc đã mục nát lâu rồi. Sử Tần chắc cũng bị đốt thôi, ngày xưa văn triết sử bất phân mà
    Còn giáp cốt văn và kim văn thì chỉ còn rất ít, không đầy đủ
    Vậy nên như bạn nói, tất cả chỉ là giả thuyết, cái nào cũng có lý, haha
     
  14. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Hi vọng sau này, hưu trí có thời gian nhàn tản, thử gặm nhấm trong từng câu từng chữ, có khi lại phát hiện động trời cũng nên. Hehe
     
  15. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Tôi lấy ví dụ như, có nhắc đến gươm Câu Tiễn. Có mấy chữ Việt Vương Câu Tiễn Tự Tác Dụng Kiếm/Gươm. "越王鳩淺自乍用劍/鎌" Có người dịch tự dạng 鎌/劍 là Kiếm/Gươm. Cái này thì khó mà tranh cãi được. Nhưng chỉ cần một hơi chút cực đoan, thì ngay như rằng sẽ cho rằng đó là chữ Gươm mà Tàu thì không có chữ Gươm, thế nào đấy thì nó cũng liên quan đến dân Việt và chữ Nôm. Có lẽ để mở rộng kiến thức, thì chúng ta nên có những cái nhìn khách quan thật sự hơn. Tàu cũng như ta luôn có sự cóp nhặt của Man Di Nhung Địch làm của họ, nhưng mà họ làm "khéo léo" và đôi khi cũng có "sự tàn nhẫn" trong đó nữa.
     
  16. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    鎌 là liêm, âm nôm là liềm
    劍 là kiếm, âm nôm là gươm
    Từ âm Hán sang âm Nôm c/k/q thành g là thường, như cương- gang, kính- gương, can- gan, cân, gân, quần- gùn... Phát âm của người Tàu có lẽ cũng là g (Tàu có nhiều giọng khác nhau)
    Chỉ không biết ai lấy của ai thôi, kiếm có trước hay gươm có trước
    Người theo chủ nghĩa dân tộc (Việt) cực đoan thường quả quyết rằng tiếng Hán vay mượn từ các tộc người phương Nam rất nhiều, nhưng cuối cùng chẳng ai đưa ra được bằng chứng rõ ràng chính xác cả, haizzz
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/2/16
  17. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    Ảnh đẹp!!!
    [​IMG]

    Chữ NHO 儒. Mình thấy một người với chòm râu dài bạc trắng 而 đang đứng thuyết giảng!!!
    Các bác cho hỏi sao lại có chữ VŨ 雨 mưa ở trong chữ NHO chắc phải có ý nghĩa gì chứ nhỉ ???3cat113
     
    Ngọc Sơn thích bài này.
  18. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    Người ta hay nói, " chửi như hát hay" chắc là do chữ 喝 này các bác nhỉ?
    喝 : HÁT , quát mắng.:think:
     
  19. vinhlx

    vinhlx Mầm non

    Haha, thì ra từ ngày xưa đã có kiểu hát như tra tấn lỗ tai người khác!!!
     
    sannyas60 thích bài này.
  20. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    [​IMG]

    Phát hiện tên vua Lê Lợi có điều thú vị:???
    cây lê, quả lê.
    LỢI lợi lộc, ích nước lợi nhà.

    green29
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này