Hỏi đáp Đây là chữ gì?

Thảo luận trong 'Hỏi đáp - Góp ý' bắt đầu bởi quang3456, 9/7/17.

  1. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    KIM VÂN KIỀU TÂN TRUYỆN, khắc in ở Hà Nội năm 1894, bản scan do bác Cải post Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Trong bản này có câu:
    upload_2017-7-9_20-37-40.png
    Chúng ta vẫn quen đọc là Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân.
    Nhưng chữ thứ 3 không giống chữ Ngưng lắm.
    Xin hỏi các bác @Ngọc Sơn@dongtrang đây là chữ gì? Nếu biết các bác mách giùm. Xin cảm ơn.
     
  2. NQK

    NQK Lớp 10

    Hương Bích Khóa Xuân
     
  3. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Công nhận bác Quang tinh mắt thiệt. Chơi luôn cả chữ Nôm mới ghê. Bác không biết thì em cũng đành bó tay. Cũng hơi giống chữ ''nhưng'' phải không bác.
     
    quang3456 and Ngọc Sơn like this.
  4. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Chữ nôm thì đó là chữ ''ngưng'' đó bác
     

    Các file đính kèm:

    Ngọc Sơn thích bài này.
  5. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Chính xác thì đó là cách ghi lược thể.
     
    dongtrang thích bài này.
  6. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Chữ Ngưng này vốn là chữ Hán đấy chứ. Ngưng Bích là từ gốc Hán luôn. Khi chuyển âm nôm mới dùng tự dạng khác để thay thế.
    Đọc các văn bản nôm mới phát hiện ra rằng. Chữ Nôm vẫn chưa thống nhất cách ghi cuối cùng.
     
    dongtrang thích bài này.
  7. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Chính vì vậy nó là chữ viết rắc rối nhất của tiếng Việt từ trước tới nay, một từ một nghĩa một âm nhưng có khi 2, 3, 4 cách viết...:lmao:
     
  8. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Hồi trước cũng vì vậy. Mà có người bảo. Chữ Nôm là một sản phẩm của chủ nghĩa dân tộc cực đoan và mù quáng.
     
    Zhiqiang thích bài này.
  9. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Thì ra là vậy, cảm ơn các bác. Tôi thấy chữ này trong bản scan lại không có bộ băng nên thắc mắc.
    [​IMG]
    Chữ 'ngưng' vốn là chữ Hán nhưng sao trong bản in lại không dùng luôn chữ Hán mà dùng dạng chữ Nôm mà lại là chữ lược thể, có thể có ý nghĩa gì khác chăng?
    Tôi hỏi vậy vì câu trên đúng ra phải đọc là Trước sau ngưng bích tỏa (khóa) xuân, như vậy có cái lầu tên là Ngưng Bích không hay chỉ là cụm từ đối lập. Xem trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân hình như cũng không có tên cái lầu này.
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/7/17
  10. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Không bác ạ! Ngưng gốc Hán nó khác. [凝 碧], khi làm chữ Nôm, người ta đa phần đều định dạng khác, rồi từ cái khác đó, mỗi vùng miền mỗi người chép lại viết một tự dạng khác, thế nên nôm mới lắm lắm thầy nhiều cha như thế thôi.
    Em hiểu ý bác. Nhưng em cho rằng cách dịch hay gọi là diễn nôm đi, của câu "Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân" cũng không hề tệ, thậm chí có đôi phần cao siêu. Tuy nhiên, nói đi thì phải nói lại, thay một chữ mà không gian, và nhân chủ ở đây đều có sự biến đổi không hề nhỏ tí nào.

    Hồ Ngưng Bích ở Trung Quốc thì em đã có từng nghe nhắc đến trong thơ của Vương Duy, bài Ngưng Bích Trì, Cũng có thể nơi đấy có lầu Ngưng Bích chăng? Thiển ý là chữ Ngưng Bích sau lại toả (khoá) thật là diệu phàm. Như thể nhấn mạnh ý tứ.
     
    Chỉnh sửa cuối: 10/7/17
    quang3456 thích bài này.
  11. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Tôi biết mà bác, Ngưng chữ Hán 凝 . Thường là khi viết chữ Nôm nếu đã là từ Hán Việt thì người ta giữ nguyên chứ không tạo thêm chữ mới nữa cho khỏi mắc công. Nhưng sao chữ 'ngưng' này lại có tự dạng mới và hiếm. Tôi cũng tra nhiều tự điển chữ Nôm thì mới chỉ thấy 1 tự điển ghi lại dạng
    [​IMG]
    còn cái dạng như trong bản scan mà bác bảo là lược thể thì chưa thấy ở đâu cả hay là bản đó chép thiếu. Vậy nên tôi mới thắc mắc và nhờ các bác mách giùm.
    Còn cái chữ thứ 2 trong câu
    [​IMG]
    thì chắc phải đọc là 'sau' rồi chứ có thể đọc là 'lầu' không các bác? Có thể bản này chép sai hoặc chữ đó cũng có âm đọc là 'lầu' chăng?
    Về ý tứ câu thơ thì hiểu theo cách này hay cách kia đều có cái hay cả, đây tôi chỉ muốn phân tích xem nguyên bản câu thơ nó thế nào thôi.
     
  12. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    Các bác sai rồi!
    NGƯNG và KHÓA giống nhau đều có nghĩa là dừng lại nhé...
    Còn BÍCH và XUÂN đều liên tưởng đến mầu xanh, tuổi thanh xuân đúng không.

    Ý là có vẻ chơi chữ / lặp lại cho tăng thêm phần mạnh mẽ việc dừng tiếp khách???
     
  13. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Ngưng Bích trì thì còn có ý nghĩa, Ngưng Bích lầu thì không biết ý nghĩa thế nào, có nhà bình luận lại cho rằng chốn thanh lâu nên gọi là lầu Ngưng Bích, các bác nghĩ sao?
     
  14. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Ngưng là đọng lại, đậm đặc rồi nghĩa phái sinh là đẹp đẽ, lộng lẫy.
    Xuân nhật ngưng trang thướng thúy lâu là ngày xuân trang điểm thật đẹp trèo lên lầu.
     
  15. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Ngưng Bích là danh từ mà! Suy luận chi cho mệt, đúng là trong cách dụng có ý tứ riêng, nhưng không vì vậy mà phải suy luận này nọ đâu.
     
  16. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Cái này tôi không cho là đúng!
     
  17. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Cũng không phải thế, mặc dù Ngưng Bích có thể là địa danh. Nhưng khi chuyển sang môi trường Nôm, nó vẫn phải viết theo lối Nôm, trường hợp biến thể thì quá nhiều. Trong quyển Đại Nam quấc âm tự vị thấy rất rõ. Nhiều văn bản tôi truy lùng cả chục tài liệu, mới phát hiện ra sự không thống nhất trong định dạng ký tự. Lý do thì không đoán được. Nhưng mà phiền hà thì thấy rất rõ.
     
  18. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Thật ra, rất ý vị. Ngưng Bích là một cụm bao gồm: Trì, Lâu, Tạ, quán, đình,... cụm đó đều đặt là Ngưng Bích Trì, Ngưng Bích Lầu,... Hiểu đơn giản thôi, thì đây là một cái lầu gần hồ, mà hồ thì mặt nước xanh thẫm,... nên liên hệ toàn đoạn trích để diễn giải về tâm trạng của Thuý Kiều. Tôi vẫn nghĩ rằng việc dùng từ "sau" và từ "lầu" mới đáng nói.
     
  19. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Có thể bác này có lý đấy. Ngưng chữ Hán nghĩa là đọng lại, đậm đặc. Còn 'ngưng' chữ Nôm như trên có khi mang nghĩa 'dừng lại' cũng nên.
    Có thể bác nói đúng nhưng tôi cũng thấy lầu, quán... gần hồ người ta đặt tên là Đột Bích nghe có lý hơn. Tiếc là không có văn bản gốc Kim Vân Kiều truyện để xem có lầu Ngưng Bích không. Hồi xưa tôi từng đọc bản in rồi mà không nhớ rõ.
    Nhưng nếu chữ trước là 'sau' thì ngưng bích chắc không phải là danh từ riêng.
     
  20. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Chính xác! Nếu mà dùng từ "sau" thì rõ ràng toàn bộ trích đoạn nay thay đổi không nhỏ.
    Nhưng khi diễn từ bác đừng tác ngưng với bích ra, nếu mà tách ra nó sẽ mang nghĩa rất khác, còn trong trường hợp này nó gợi tưởng tới màu xanh thẫm, có vẻ là mặt hồ, vì vậy mà tôi có liên hệ đến Ngưng Bích trì là vậy.
     

Chia sẻ trang này