Sách scan Đề cử của Tủ sách Y học - Sức khoẻ

Thảo luận trong 'Thư Viện Sách Scan' bắt đầu bởi thichankem, 2/6/15.

Moderators: Zhiqiang
  1. thichankem

    thichankem Moderator Thành viên BQT

    Chỉnh sửa cuối: 10/7/15
    4DHN and bun_oc like this.
  2. thichankem

    thichankem Moderator Thành viên BQT

    Tháng 6/2015

    Tuần 3-4:
    Y học thường thức: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link - Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện
    {:kem2:}
     
    Chỉnh sửa cuối: 10/7/15
    Zhiqiang and 4DHN like this.
  3. thichankem

    thichankem Moderator Thành viên BQT

    Chỉnh sửa cuối: 10/7/15
  4. Zhiqiang

    Zhiqiang \m/(∆_∆)\m/ Thành viên BQT

    Cuốn 2 thì em không có ý kiến, nhưng cuốn 1 đã có 1 bản dịch của Nguyễn Tử Siêu, bao gồm cả Hoàng Đế Nội Kinh Đồ Hình và Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn Toàn Tập
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    và hiện nay Thư Viện ĐHQG TPHCM cũng có 1 cuốn Nội kinh nhưng em chưa rõ lắm tác giả!
     
    4DHN and Thai232 like this.
  5. thichankem

    thichankem Moderator Thành viên BQT

    File pdf cần số hóa không em? Chị không rõ lắm về kỹ thuật, nhưng nội dung thì Nội kinh nên là sách đầu tay của Đông Y.
     
    4DHN thích bài này.
  6. Zhiqiang

    Zhiqiang \m/(∆_∆)\m/ Thành viên BQT

    File pdf chỉ xếp vào dạng sách Scan thôi chị, chưa phải là ebook.
     
    thichankem thích bài này.
  7. coughgerm

    coughgerm Lớp 7

    Theo định nghĩa của tự điển Cambridge (Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link):
    ebook: an electronic book which can be read on a small personal computer.

    Rộng hơn, theo wiki (Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link): An electronic book (variously: e-book, eBook, e-Book, ebook, digital book, or even e-edition) is a book-length publication in digital form, consisting of text, images, or both, readable on computers or other electronic devices.

    E-book formats: As e-book formats emerged and proliferated, some garnered support from major software companies, such as Adobe with its PDF format and others supported by independent and open-source programmers.

    Như vậy đủ thấy là file PDF dù là image hay text, cũng là một ebook. Thật ra khi dùng một ebook để tham khảo, người ta chuộng file PDF image (tức là bản scan) hơn là bản đã được biên tập qua dạng epub hay .prc vì có thế dẫn chứng trang mấy, đoạn nào, NXB nào ấn bản mấy.

    Có thể bạn chỉ muốn nói rằng TVE-4U ưu tiên cho ebook có định dạng epub.
     
    tducchau and thichankem like this.
  8. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Hiểu ngầm ebook là những định dạng hiển thị tốt trên thiết bị di động. Scan pdf, pdf vẫn hiển thị trên thiết bị di động nhưng đọc khó vì nó không chỉnh được cỡ chữ, font chữ và không tự động dàn trang.

    Từ file scan pdf thì chuyển thành file word bằng cách đánh máy lại hoặc OCR bằng phần mềm, sửa lỗi rồi convert sang các định dạng thích hợp. Để làm việc này cần các dự án ebook, thực hiện các dự án này cực kỳ vất vả cho nên rất cần sự tham gia của cộng đồng thành viên.

    P.S Cám ơn sự hưởng ứng của Mod Tủ sách Y học - Sức khỏe cho việc xây dựng nguồn dữ liệu cho các dự án ebook. Nếu cập nhật thêm thì nên dùng cách copy post để danh mục sách scan liên tục. :rose::kiss:
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/6/15
    thichankem and Zhiqiang like this.
  9. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Nếu anh nhớ không nhầm thì Hoàng đế nội kinh đã có ebook prc từ hồi còn TVE, hồi đó người post sách post sai khu vực, sau đó không rõ có được Mod TVE chuyển về đúng khu vực không?

    Update: Chắc chắn là Hoàng đế nội kinh có ebook prc, vì anh còn nhớ là người tạo ra ebook đó còn hỏi anh cách tạo chú thích hoặc anh có góp ý về việc tạo chú thích, vừa kiếm được 1 file prc của Hoàng đế nội kinh, nhưng file prc này là file làm lại từ file prc khác và chỉ có phần chỉ số chú thích, không có phần nội dung chú thích do đó không đạt yêu cầu.
     
    thichankem thích bài này.
  10. thichankem

    thichankem Moderator Thành viên BQT

    Em đã check mục lục, thì chỉ tìm được file scan của ss Song Ngư thôi ạ. Để em soát lại mấy ebook sau này rồi sẽ báo lại nhen anh.
     
    4DHN thích bài này.
  11. thichankem

    thichankem Moderator Thành viên BQT

    Anh ơi, file prc đó có phải trong thread kamasutra của Despot repost lại không anh? Em vừa search thì thấy một file Nội kinh nằm lẫn lộn trong đó. Ý anh thế nào? Mình có làm lại không, hay làm cuốn khác ạ?
     
  12. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Em chuyển nó về tủ sách của em thôi. :D
     
    thichankem thích bài này.
  13. thichankem

    thichankem Moderator Thành viên BQT

    Dạ, em chuyển rồi ạ. Để em sửa lại #1. Khi nào khởi động cuốn Tuổi trẻ và Tình dục thì tag em với nhé. :kiss:
     
    4DHN thích bài này.
  14. thichankem

    thichankem Moderator Thành viên BQT

    Anh @4DHN ơi, mình làm cuốn của tuần 2 tháng 6 đi anh. Em xung phong viết review nha!
    {:kem1:}
     
    Chỉnh sửa cuối: 10/6/15
    4DHN thích bài này.
  15. thichankem

    thichankem Moderator Thành viên BQT

    "TÔI TIÊN SƯ KÍNH ĐẠO TIÊN SƯ
    THUỐC NAM VIỆT CHỮA NGƯỜI NAM VIỆT"

    "Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần
    Thanh tâm quả dục, thủ chân luyện hình"

    (Thiền sư Tuệ Tĩnh)

    Tôi vẫn nhớ bức tượng của vị thiền sư hiền từ được đặt trang trọng trong khoa Dược và khoa Y học cổ truyền nơi ngôi trường tôi đang học. Phải chăng đó là lời nhắc nhở của tiền nhân về sự ham học hỏi bên cạnh tinh thần tự lực tự cường. Và cả sự trân trọng những dược liệu mộc mạc trên chính quê nhà mình, bên cạnh những thứ thuốc "sang-chảnh" của đất 'Bắc', trời Tây.
    {:kem2:}

    Trích lược giới thiệu sách:
    Với suy nghĩ Nam dược chữa nam nhân Đại Danh Y Tuệ Tĩnh đã viết tác phẩm “Tuệ Tĩnh toàn tập” nhằm nâng cao việc áp dụng thuốc Nam điều trị cho người Nam. Đây là cuốn sách thuốc nam hiếm hoi được lưu truyền cho đến nay.

    Tuệ Tĩnh tên chính là Nguyễn Bá Tĩnh, biệt hiệu Hồng Nghĩa, pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Ông sinh ra ở làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng (nay là thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương). Vì sinh ở làng Nghĩa Phú, phủ Thượng Hồng, nên Tuệ Tĩnh đặt biệt hiệu là Hồng Nghĩa. Theo một số tài liệu, Tuệ Tĩnh sinh vào đời Trần (1225 – 1314).

    Tương truyền Tuệ Tĩnh là một nhà sư thông minh lỗi lạc, thi đậu đệ Nhị giáp Tiến sỹ tức Hoàng giáp, lại giỏi thuốc nên bị bắt đi cống cho nhà Minh. Ở Trung Quốc, Tuệ Tĩnh chữa cho Tống Vương phi (vợ vua Minh) khỏi bệnh sản hậu nên được phong là “Đại Y Thiền sư”.

    Sự nghiệp của Tuệ Tĩnh để lại cho thế hệ sau gồm 2 tác phẩm chính: Hồng Nghĩa giác tư y thư và Nam dược thần hiệu. Đó là kết quả của quá trình nghiên cứu công phu, sử dụng những cây cỏ Việt Nam (thuốc Nam) để điều trị cho người Nam, giúp dân nghèo chữa khỏi bệnh bằng những loại thuốc rẻ tiền, dễ kiếm, dễ áp dụng. Ông còn sưu tầm các bài thuốc trong dân gian, thu thập các kinh nghiệm trị bệnh của Trung y, từ đó tạo dựng nên một sự nghiệp y dược mang tính dân tộc, đại chúng và sáng tạo, làm nền móng cho nền Y học cổ truyền dân tộc Việt Nam. Nhiều thế kỷ qua, những thầy thuốc theo phương pháp trị liệu của Tuệ Tĩnh đã thực hành chữa bệnh có kết quả. Ngay cả Hải Thượng Lãn Ông – một bậc đại y tôn Việt Nam ở thế kỷ 18 – cũng đã chịu ảnh hưởng của Tuệ Tĩnh trong việc biên soạn cuốn Lĩnh Nam bản thảo – một công trình nghiên cứu về thuốc Nam đến nay vẫn còn giá trị. Lịch sử y học nước ta coi Tuệ Tĩnh là một bậc đại thiền, đại nho, đại y Việt Nam.

    Trong tác phẩm “Nam dược thần hiệu” (Thuốc Nam hiệu nghiệm như thần), ông đã tổng kết được nhiều kinh nghiệm sử dụng thuốc Nam chữa bệnh, mô tả hơn 500 loài cây thuốc có ở Việt Nam, thể hiện đường lối “tự lực cánh sinh, độc lập kinh tế” trong lịch sử dựng nước của ông cha ta từ ngàn xưa. Ông chủ trương “Thuốc Nam chữa bệnh người Nam” (Nam dược trị Nam nhân). Tư tưởng này còn thể hiện một quan điểm về môi trường rất hiện đại, với triết lý “Thiên Nhân hợp nhất”, coi thiên nhiên với con người hoà hợp làm một, khuyên người ta chung sống với môi trường, dựa vào môi trường để khắc phục những tác động do môi trường gây ra cho con người. Càng ngẫm nghĩ càng thấy cái triết lý đó thật sâu sắc. Hãy thử đặt câu hỏi: Tại sao dân ta hay mắc những bệnh đặc trưng cho vùng nhiệt đới gió mùa với khí hậu khắc nghiệt, nắng lắm, mưa nhiều và ẩm thấp, điển hình là các bệnh thấp, các bệnh cảm nhiễm phong, hàn, nhiệt rất thường gặp. Nhưng không sao, mảnh đất ấy, khí hậu ấy đã gây nên những bệnh tật cho con người thì cũng chính từ mảnh đất đó, khí hậu đó đã sinh ra những loài cỏ, cây, hoa, trái… có tác dụng điều hoà lại âm – dương, hàn – nhiệt, lấy lại cân bằng cho cơ thể và chữa khỏi bệnh cho con người. Tôi là người có may mắn được thừa kế chút ít kiến thức Y học cổ truyền của ông cha, được đào tạo trở thành người lính quân y, có cơ hội được đem cái vốn liếng nhỏ bé ấy phục vụ cho sức khoẻ của đồng đội và đồng bào trong những năm tháng chiến tranh gian khó khi mà thuốc men (tân dược) không phải lúc nào cũng sẵn, cũng đủ cho mọi lúc, mọi nơi. Càng sử dụng tôi càng thấy thấm thía cái triết lý nói trên bởi cái thần kỳ trong hiệu quả chữa bệnh nhiều lúc bất ngờ: Cảm nắng đã có củ Sắn dây; cảm lạnh ăn cháo Hành, Tía tô nóng; cảm gió thì đánh gió bằng Gừng giã nhỏ chưng với rượu, hoặc dùng lá Trầu không với dầu hoả… (mà cái hay là chỉ có thuốc Nam mới phân biệt các loại cảm phong – hàn – nhiệt, còn “thuốc Tây” thì nhất nhất đều dùng các hoá chất “giảm đau hạ nhiệt”, làm không ít người bệnh bị nguy hiểm đến tính mạng, trong khi bị sốt xuất huyết, nếu sử dụng thuốc Nam lại rất an toàn và hiệu quả)…. Đấy là những bệnh thông thường, còn những bệnh cấp cứu như bị rắn độc cắn đã có hạt cây Vông vang, lá Phèn đen,… nghĩa là với bất cứ bệnh chứng gì mà dân ta mắc phải thì cũng có ngay những loại cây cỏ có tác dụng chữa trị tương ứng.

    Triết lý này cũng phù hợp trong quan điểm phòng bệnh, giữ gìn sức khoẻ. Đất nước ta có nhiều thuỷ hải sản, nhiều loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Các cụ ta thường xếp chúng vào loại thực phẩm có tính hàn, ăn vào dễ đầy bụng, khó tiêu. Vì vậy, trong nấu nướng, thường sử dụng một số loài cây cỏ làm gia vị có tính ôn ấm để hài hoà như Tía tô, Lá lốt, Hành, Tỏi, Gừng, Nghệ, Riềng, Xả, ớt, Hạt tiêu…

    Trong sinh hoạt ngày nay, với các sản phẩm công nghiệp tràn ngập trên thị trường đã làm người ta lãng quên nhiều loại hoa lá quanh mình rất hữu ích cho cuộc sống. Người ta quen dùng các loại shampoo gội đầu mà bỏ qua thứ quả Bồ kết đun với lá bưởi, lá chanh, vừa sạch gầu, vừa trơn tóc lại giữ được hương thơm thiên nhiên tươi mát; người ta đua nhau dùng các loại kem dưỡng da cao cấp đắt tiền mà quên mất các loại quả chín bốn mùa vừa bổ dưỡng, vừa có thể dùng xoa đắp lên mặt giúp da mịn màng, nhuận sắc như Cà chua, Chanh, các loại Dưa leo… hoặc không biết cách chế lấy dầu từ màng đỏ hạt Gấc – một loại thuốc quý, không chỉ dùng ngoài da mà còn chữa còi xương, suy dinh dưỡng, khô mắt ở trẻ nhỏ.

    Ngày nay không chỉ nước ta và các nước có nền Y học cổ truyền ở khu vực châu á – Thái Bình Dương biết sử dụng cây cỏ làm thuốc, mà ở nhiều nước phát triển trên thế giới đang ngày càng có xu hướng quay lại với thảo dược để tận dụng các hoạt chất gần gũi với thiên nhiên, ít độc hại cho con người; trong khi chúng ta đang sẵn có truyền thống và dồi dào nguồn dược liệu do thiên nhiên ban tặng, lẽ nào lại coi nhẹ ư.
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/7/15
  16. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    Gởi bé Kem và Tủ sách Y học - Sức khỏe quyển nầy: Sổ tay thuốc Nam chữa bệnh tuyến Cơ sở _ Cục Quân Y _ Nhà xuất bản Quân Đội Nhân Dân. Đã chạy thử OCR, tốt, link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link _ Thư mục Y học. Bé nhớ link nầy nha, vì còn một vài quyển hay lắm về Lão khoa của Bộ Y tế và Unicef nhưng tìm chưa ra, sẽ post vào đó luôn...
     
Moderators: Zhiqiang

Chia sẻ trang này