Kinh điển Đêm Chile - Roberto Bolaño

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học nước ngoài' bắt đầu bởi Heoconmtv, 21/10/15.

  1. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Đêm Chile - Roberto Bolaño.jpg
    Đêm Chile
    Tác giả: Roberto Bolaño
    Dịch giả: Bùi Trọng Như
    Nhà xuất bản Phụ nữ
    Công ty phát hành: Bách Việt
    Năm xuất bản: 11/2008
    Số trang: 192
    Giá bìa: 36.000đ
    Định dạng file: azw3; epub; mobi; prc

    Nếu có điều kiện hãy mua sách để ủng hộ tác giả và nhà xuất bản nhé!


    Chỉ trong một đêm sốt cao trước lúc sắp lìa cõi trần, linh mục Sebastián Urrutia Lacroix, vừa là nhà phê bình văn học vừa là nhà thơ tồi và hội viên hội Opus Dei, đã điểm lại tất cả những khoảnh khắc quan trọng nhất đời mình liên quan đến các văn nhân, nghệ sĩ, một số nhân vật trong chính giới Chile và Nhà thờ Thiên Chúa giáo.

    Tử thần đang giục tôi lên đường, nhưng lúc này tôi thấy có nhiều điều cần phải nói ra. Cả đời, tôi từng sống thanh thản. Bình lặng và thanh thản. Nhưng bao nhiêu chuyện lại bất chợt kéo đến”.

    Mỗi người đều có nghĩa vụ đạo lý là phải chịu trách nhiệm về những hành vi của mình, về lời nói của mình và cả những điều mà mình im lặng, vâng, cả những điều mình vẫn im lặng vì mọi điều dù là thầm kín cũng thấu đến Trời và Thiên Chúa đều nhận được, cũng chỉ có Thiên Chúa mới hiểu nổi và phán xét những điều thầm kín đó, vì thế cũng cần phải rất cẩn thận với những điều không nói ra. Sebastián Urrutia Lacroix tự nhận mình là người có trách nhiệm đầy đủ với hành vi, lời nói và sự im lặng của mình. Những điều im lặng của ông đều thanh khiết và minh bạch, trước hết là minh bạch trước Thiên Chúa. Ai đó có thể bỏ qua. Nhưng Chúa Trời không bỏ qua. Sebastián Urrutia Lacroix không biết mình đang nói gì. Đôi khi chống cùi chỏ gượng dậy để suy nghĩ, ông nhận ra “tôi ngạc nhiên với chính mình. Tôi mộng mơ cố gắng hòa mục với chính mình. Thậm chí, đôi khi ngay cả tên mình tôi cũng quên”.

    Theo mạch kể của Sebastián Urrutia Lacroix, lần lượt xuất hiện trong tiểu thuyết những người làm môi giới hai mặt như các ngài Oido và Odeim; các nhà văn Chile, nhà văn người Đức Ernst Jűnger; hay anh họa sĩ người Guatemala chấp nhận sự bất động để vĩnh viễn nằm lại ở Paris; linh mục Sebastián Urrutia Lacroix dạy những bài nhập môn chủ nghĩa Mác cho tướng Augusto Pinochet và nhóm quân nhân đã đảo chính lật đổ Tổng thống Allende; rồi chuyến công du của cha Ibacache sang châu Âu nghiên cứu thủ pháp diệt chim bồ câu để bảo quản nhà thờ; mối quan hệ thân thiết của Sebastián Urrutia Lacroix với Farewell, nhà phê bình văn học sáng giá nhất của Chile bị nghễnh ngãng, lẩn thẩn lúc tuổi già; rồi những cuộc dạ hội do một người đàn bà bí ẩn tổ chức tại nhà riêng ở ngoại ô thành phố Santiago trong thời kỳ thiết quân luật để hội tụ những tinh hoa của giới văn nhân, nghệ sĩ, trí thức trong khi dưới tầng hầm của chính ngôi nhà ấy, là nơi khách mời không được vảng lai, có người đã chứng kiến những hoạt cảnh giống như trong một bộ phim kinh dị.

    Để gọi tên ra một nền văn học mới đang xuất hiện và hiện hữu ở Chi lê, Sebastián Urrutia Lacroix đã chỉ ra rằng: Nền văn học đã được tạo ra như thế đó ở Chile, nhưng không chỉ ở Chile mà cả ở Argentina, ở Mexico, ở Guatemala và Uruguay, cả ở Tây Ban Nha, ở Pháp, ở Đức, và cả ở nước Anh xanh tươi và nước Italia vui vẻ. Nền văn học đã được tạo ra như thế đó, hay cái gì đó mà để tránh cái tên đúng của nó chúng ta gọi là văn học. “Sau đó tôi lại lẩm nhẩm: cây muồng hoa đào, cây Jadas, và xe tôi lại vào đường hầm của thời gian, lại rơi vào cỗ máy nghiền thịt khổng lồ của thời gian”.

    Văn học được tạo ra ở Chile như thế đó, nền văn học vĩ đại của phương Tây cũng được tạo ra như thế đó. Hay có lẽ đó là lịch sử. Một người đơn độc có thể làm được bao nhiêu để cản lại lịch sử. Sebastián Urrutia Lacroix ngậm ngùi: “Gã già trước tuổi lúc nào cũng đơn độc còn tôi thì lúc nào cũng hòa mình vào lịch sử”. Với chút sức lực cuối cùng trước khi từ giã cõi đời, Sebastián Urrutia Lacroix thầm mong tận mắt nhìn thấy mọi điều nhiều hơn trí nhớ, nhưng xung quanh, chỉ thấy độc sách là sách, thấy bốn bức tường phòng ngủ và cái cửa sổ nửa tối nửa sáng. Sebastián Urrutia Lacroix ao ước mình sẽ có thể lại ngồi dậy được, lại bắt đầu cuộc sống mới, lại đứng trên bục giảng, lại viết các bài bình luận văn học. Sebastián Urrutia Lacroix sẽ rất thích thú nếu viết được lời bình cho một quyển sách của nền văn học hiện đại Pháp. Nhưng Sebastián Urrutia Lacroix đã kiệt sức. Có giải pháp nào cho điều này chăng? Một hôm, sau khi nhà phê bình văn học nghễnh ngãng Farewell mất, Sebastián Urrutia Lacroix và mấy người bạn đến điền trang của ông trong một chuyến viếng thăm tình nghĩa, đến nơi rồi mà tôi cứ ngỡ là chưa đến, vẫn là điền trang Là-bas cũ. Sebastián Urrutia Lacroix đi quanh cánh đồng mà thời trai trẻ Sebastián Urrutia Lacroix đã từng dạo qua. Sebastián Urrutia Lacroix tìm những dân quê đã gặp nhưng những gian trại mà họ sống đều vắng tanh. Một bà già đón tiếp họ. Sebastián Urrutia Lacroix đứng từ xa quan sát bà ta, rồi theo sau bà khi bà đi vào bếp và lên tiếng chào bà từ bên ngoài cửa sổ. Bà không thèm quay mặt nhìn ông. Sau đó, Sebastián Urrutia Lacroix mới biết là bà nặng tai nhưng đúng là bà ta không thèm nhìn mặt ông. Có giải pháp nào cho điều này chăng?

    Toàn bộ cuốn sách là chuỗi suy tư, việc làm và thái độ hành xử đầy mâu thuẫn của con người. Có giải pháp nào cho điều này chăng?

    Nhận xét:

    “Một tác phẩm đề cập những vấn đề gốc rễ và trăn trở về quá khứ chưa hề có trên văn đàn Tây Ban Nha… Một bài học lớn” - Tạp chí Lateral

    “Như một luồng cảm xúc kỳ diệu, một lối suy ngẫm tuyệt vời, một khúc phóng túng cuốn hút người đọc, Đêm Chile là một trong những hiện tượng hiếm có đích thực. Tiểu thuyết hiện đại này sẽ mãi có được vị trí trên văn đàn.” - Susan Sontag

    Tác giả:

    [​IMG]

    Nhà văn, nhà thơ Roberto Bolaño (1953-2003) là một trong những cây bút không thể không kể đến trong văn đàn hiện đại Mỹ La tinh với tiểu luận Trong ngoặc và các tập truyện ngắn Những cú điện thoại (giải thưởng văn học thành phố Santiago), Những ả gái điếm sát nhân, Gã chăn ngựa ương ngạnh... Tiểu thuyết của ông đã được xuất bản nhiều lần: Vì sao xa xăm, Lá bùa, Ngài Pain, Đêm Chile, Xứ Amberes, Thám tử hoang dã (Giải thưởng Heralde về tiểu thuyết và giải thưởng Rómulo Galledos, Tây Ban Nha).

    Nhà văn Roberto Bolaño là một trong những cây bút không thể không kể đến trong văn đàn hiện đại Mỹ La tinh.
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 21/10/15
  2. girasoli

    girasoli Mầm non

    Mình cảm ơn đã chia sẻ ạ
     
  3. FlytoSky

    FlytoSky Mầm non

    Cám ơn đã chia sẻ
     

Chia sẻ trang này