LS-Việt Nam Đi tìm An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy - Lê Văn Hảo <1000QSV1TVB #0176>

Thảo luận trong 'Tủ sách Lịch sử - Địa lý' bắt đầu bởi Thu VO, 26/8/18.

Moderators: Bọ Cạp
  1. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    0176.Đi tìm An Dương Vương-Mị Châu-Trọng Thủy.PNG
    Tên sách :
    ĐI TÌM AN DƯƠNG VƯƠNG, MỊ CHÂU, TRỌNG THỦY
    TỪ LỊCH SỬ ĐẾN TRUYỀN-THUYẾT
    Tác giả : LÊ-VĂN-HẢO
    Nhà xuất bản : TRÌNH-BẦY
    Năm xuất bản : 1966
    ------------------------
    Nguồn sách : Sadec (TVE-4U)
    Đánh máy : Thanh Trần

    Kiểm tra chính tả : Nguyễn Đăng Khoa,
    Phạm Thị Dạ Tường, Ngô Thị Thu, Mạc Tú Anh,
    Lý Hồng Yến, Bouillard Huế

    Biên tập ebook : Thư Võ
    Ngày hoàn thành : 24/08/2018

    Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận
    « Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link »
    của diễn đàn TVE-4U.ORG


    Cảm ơn tác giả LÊ-VĂN-HẢO và nhà xuất bản TRÌNH-BẦY
    đã chia sẻ với bạn đọc những kiến thức quý giá.

    MỤC LỤC

    LỜI NÓI ĐẦU

    CHƯƠNG I : BIẾN-CỐ LỊCH-SỬ VỀ VUA AN-DƯƠNG
    I. TÀI LIỆU SỬ TRUNG-HOA VỀ VUA AN-DƯƠNG, MỊ-CHÂU, TRỌNG-THỦY

    A. SÁCH GIAO-CHÂU NGOẠI-VỰC KÍ
    B. SÁCH NAM-VIỆT CHÍ
    C. SÁCH THÁI-BÌNH HOÀN-VŨ KÍ
    D. SÁCH GIAO-CHỈ-THÀNH KÍ
    E. SÁCH QUẢNG-CHÂU KÍ
    2. TÀI-LIỆU SỬ VIỆT-NAM VỀ VUA AN DƯƠNG, MỊ-CHÂU, TRỌNG-THỦY
    A. SÁCH AN-NAM CHÍ-LƯỢC
    B. SÁCH VIỆT-SỬ
    C. SÁCH ĐẠI-VIỆT SỬ KÝ TOÀN-THƯ
    D. SÁCH ĐẠI-VIỆT SỬ-KÍ
    E. SÁCH KHÂM-ĐỊNH VIỆT-SỬ THÔNG-GIÁM CƯƠNG-MỤC
    F. SÁCH LỊCH-TRIỀU HIẾN-CHƯƠNG LOẠI CHÍ
    G. CƯƠNG-MỤC
    3. ĐỀ-XÉT LỊCH SỬ VUA AN-DƯƠNG VÀ NƯỚC ÂU-LẠC
    A. HIỆN-HỮU VÀ NGUỒN-GỐC VUA AN-DƯƠNG
    B. VAI-TRÒ VUA AN-DƯƠNG TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG XÂM-LƯỢC TẦN
    C. NƯỚC ÂU LẠC VÀ NGƯỜI ÂU LẠC
    D. TRIỀU-ĐẠI VUA AN-DƯƠNG TRÊN NƯỚC ÂU-LẠC KÉO DÀI BAO NHIÊU NĂM ?

    CHƯƠNG II : DI-TÍCH KHẢO-CỔ VÀ TRUYỀN-THỐNG PHONG-TỤC
    I. LÀNG CỔ-LOA
    2. LOA-THÀNH, KINH-ĐÔ NƯỚC ÂU-LẠC

    A. DI-TÍCH HỌC-VẬT-CỔ
    B. GIẢ-THUYẾT HỌC-NGỮ-CỔ VỀ NGUỒN-GỐC TÊN GỌI LOA-THÀNH VÀ THÀNH CỔ-LOA
    C. THÀNH CỔ-LOA QUA CÁC ĐỜI
    3. PHONG-TỤC VÀ TÍN-NGƯỠNG VỀ VUA AN-DƯƠNG – MỊ-CHÂU – TRỌNG-THỦY
    A. TUNG-TÍCH HÀNH-TRẠNG THỤC-PHÁN TRƯỚC KHI LÀM VUA NƯỚC ÂU-LẠC, QUA THUYẾT-TRUYỀN CỦA DÂN-TỘC TÀY
    B. ĐỀ TÀI RÙA VÀNG VÀ SỰ CÓ MẶT CỦA RÙA THẦN TRONG THOẠI-THẦN, THUYẾT TRUYỀN VÀ DÃ-SỬ VIỆT-NAM
    C. NỎ THẦN VÀ TÀI SỬ-DỤNG CUNG NỎ CỦA NGƯỜI VIỆT XƯA
    D. TÊN MỊ-CHÂU VÀ VAI TRÒ CỦA NGỌC TRONG XÃ HỘI CỔ
    E. ÁO LÔNG NGỖNG CỦA MỊ-CHÂU VÀ TỤC KIÊNG ĂN THỊT NGỖNG Ở CỔ-LOA

    CHƯƠNG III : TỪ LỊCH SỬ ĐẾN THUYẾT-TRUYỀN
    I. THUYẾT-TRUYỀN VUA AN-DƯƠNG, MỊ-CHÂU, TRỌNG THỦY THEO SÁCH « LĨNH-NAM CHÍCH-QUÁI »
    2. THUYẾT-TRUYỀN VUA AN-DƯƠNG, MỊ-CHÂU, TRỌNG-THỦY THEO SÁCH « THIÊN NAM NGỮ-LỤC »
    3. THUYẾT-TRUYỀN VUA AN-DƯƠNG, MỊ-CHÂU, TRỌNG-THỦY THEO LỜI KỂ CỦA NHÂN-DÂN CỔ-LOA

    CHƯƠNG IV : Ý-NGHĨA CỦA THUYẾT-TRUYỀN VUA AN-DƯƠNG, MỊ-CHÂU – TRỌNG-THỦY
    I. SỰ NGHIỆP VUA AN-DƯƠNG
    2. CUỘC TÌNH MỊ-CHÂU – TRỌNG-THỦY
    3. TỪ THUYẾT-TRUYỀN ĐẾN TƯỢNG-TRƯNG

    LỜI NÓI CUỐI
    SÁCH BÁO THAM KHẢO
     
    namphuong.hqh, ai0ia, nhaque and 10 others like this.
  2. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

  3. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    LỜI NÓI ĐẦU

    Thuyết-truyền vua An-dương, Mị-châu, Trọng-thủy – với những hình-tượng Loa thành, Rùa vàng, nỏ thần, áo lông ngỗng, ngọc trai giếng nước – là một truyện cổ quen thuộc trong tâm-trí người Việt chúng ta.

    Khác với thoại-thần là loại truyện bao hàm yếu-tố hoang-đường kì-diệu nhằm thần-hóa các hiện-tượng tự-nhiên, thuyết-truyền là loại truyện trong đó yếu-tố tưởng-tượng và huyễn-diệu gắn liền với thực-tại lịch-sử nhằm thần-thánh-hóa những anh-hùng lực-sĩ xuất-hiện vào cuối thời khuyết-sử và đầu thời lịch-sử.

    Vua An-dương, đến sau Lạc-long-quân và các vua Hùng, là nhân-vật Lạc-việt đầu tiên đã rời khỏi miền mờ mịt của dã-sử hoang-đường để bước hẳn vào vùng sáng của những trang sử anh-hùng-ca mà dân Việt đã sống từ hai ngàn năm lẻ.

    Tuy nhiên một vài nhà nghiên-cứu như Henri Maspéro vào đầu thế-kỉ này, hay mới đây Giáo sư Nguyễn-phương, người viết quyển Việt-nam thời khai-sinh (Huế, I965) ngờ vua An-dương không phải là nhân-vật có thực.

    Do đó, để góp phần làm sáng tỏ một giai-đoạn xa xôi của lịch-sử tổ-tiên chúng ta, tôi muốn dựa trên một số tài-liệu vừa là học-sử, vừa là học-vật-cổ, học-ngữ-cổ và học-phong-tục mà đặt lại đề-xét vua An-dương với nước Âu-lạc (chương I và II).

    Sau khi cố gắng qui-định cơ-sở lịch-sử của đề-xét, tôi theo dõi những biến-triển của câu chuyện vua An-dương, Mị-châu, Trọng-thủy trong trí tưởng-tượng dân-gian qua các đời : một số biến cố lịch-sử địa-phương lần lần được tô-điểm bằng nhiều tình-tiết, hình-tượng và biểu-trưng mới để trở thành một tác-phẩm văn-nghệ, đưa các nhân-vật đi trên quá-trình từ lịch-sử đến thuyết-truyền (chương III).

    Cũng như mọi tác-phẩm văn nghệ, thuyết-truyền là một công-trình ý-nghĩa. Phải chăng thuyết-truyền, vua An-dương, Mị-châu, Trọng-thủy phát-dương một bài học dựng nước và giữ nước, định giá sự-nghiệp của người anh-hùng, đề-cao cảnh-giác chống chiến-tranh xâm-lược, phê-phán một quan-niệm hư-ảo về luyến-ái và hạnh-phúc trong thời loạn ? Nói khác đi, phải chăng thuyết-truyền vừa minh-chứng tấn bi-kịch một thời vừa nêu lên một số đề-xét nan-giải của con người muôn thuở (chương IV) ?

    Kho tàng thuyết-truyền Việt-nam từ vua Đế-minh đến vua An-dương, qua vua Rồng xứ Lạc, vua Hùng, vua trời Phù-đổng, thật là phong phú. Ở đây, nhân « đi tìm vua An-dương, Mị-châu, Trọng-thủy từ lịch-sử đến thuyết truyền » tôi ước ao tập-trung cố gắng nghiên-cứu suy-tư để chỉ đi sâu vào một truyện cổ mà thôi nhưng có lẽ là truyện kì-thú và phức-tạp vào bậc nhất trong nền văn-chương truyền miệng Việt-nam.

    Trong tình-trạng dầu sôi lửa bỏng của nước nhà, tôi tin rằng khảo-luận văn-hóa dân tộc không phải là một cách giải-lao, thoát li hay phản bội, nhưng thiết-yếu là để đóng góp vào công cuộc đề cao tinh-thần dân-tộc và kiến-tạo văn-hóa của hòa-bình ngày mai.

    Tôi ghi ơn :

    - Các bạn cùng trong nhóm chủ-trương Nhà xuất-bản « Trình Bầy » đã có lòng sáng-suốt khuyến-nâng những công-tác văn-hóa khó khăn nhưng cần-thiết cho giai-đoạn hiện-tại ;

    - Các chuyên viên Viện Khảo-cổ, quí vị đồng nghiệp Trường Văn-khoa, các bạn và các bậc đàn anh : Giáo-sư Bửu-Cầm, Đào-đăng-Vỹ, Nghiêm-Thẩm, Đỗ-trọng-Huề, Triều-đăng-Chế đã giúp cho tài liệu và ý kiến.

    Sau hết tôi xin gửi tất cả tình mến đến em Lục-Hà đã gợi trong tôi niềm tin-yêu sự thật và sự đẹp ở văn-hóa dân-tộc.

    B.v. Đồn-đất tháng 7

    Phú-nhuận tháng 8-I966.
    L.V.H.
     
  4. Si online

    Si online Mầm non

    Những trích dẫn từ chính sử trên đều cho thấy An Dương Vương là con vua Thục, người Ba Thục (Tứ Xuyên -TQ ngày nay). Thục Vương bị Tần Vương giết, con cháu họ Thục giáng xuống là hầu (tướng), nhưng vẫn cai quản đất Thục và có nhiều binh mã trong tay. Thục phán dẫn 3 vạn binh đi từ Tứ xuyên - qua Trùng Khánh - Quý châu vào đánh Hùng Vương. Nói cách khác, đây là một cuộc chiến tranh xâm lược. Các tài liệu khảo cổ đều chứng minh không hề có một cuộc di dân nào của dân Thục, hơn nữa đất Văn lang của Hùng Vương không phải muốn đến là đến muốn đi là đi. Người Việt mấy ngàn năm đều coi Hùng Vương là quốc tổ, chỉ cần nghe tin là lính của Hùng Vương thì tất cả đều quay giáo đầu hàng, nên không thể có chuyện tự phát nổi dậy lật đổ Hùng Vương.
    Đáng buồn cho Mị châu, trở thành con cờ chính trị rồi bị bêu xấu ngàn đời, dân ta vốn vậy, nhận giặc Thục là cha thật là đáng buồn.
     

    Các file đính kèm:

    ai0ia thích bài này.
Moderators: Bọ Cạp
: 1000qsv1tvb

Chia sẻ trang này