Phật Giáo Diệu Nghĩa Kinh Lăng Già - D.T. Suzuki; H.N. Chiến (DG)

Thảo luận trong 'Tủ sách Tôn giáo' bắt đầu bởi 1953snake, 14/5/22.

Moderators: mopie
  1. 1953snake

    1953snake Sinh viên năm II

    Dieu Nghia.jpg

    Kinh Lăng Già là một trong chín kinh điển Đại thừa chính yếu của Phật giáo Nepal. Tại Trung Quốc và Nhật Bản, kinh cũng chiếm một vị trí quan trọng trong nền triết học Phật giáo Đại thừa, xem như chứa đựng các giáo lý Duy tâm, Như Lai tạng (Thatagata-Garbha), A-lại-da thức (Alayavijna), đồng thời cũng có vị trí trọng yếu trong nền văn học Thiền tông.
    Tuy thế Kinh Lăng Già nổi tiếng là cực kỳ khó đọc, không chỉ bởi tư tưởng phức tạp mà còn bởi ngôn ngữ cô đọng. Những lời kinh văn thâm áo và quá đỗi hàm súc của kinh Lăng Già tự xưa đến nay vẫn luôn là một ngọn cao phong chót vót làm nản lòng những ai muốn vượt qua nó để đi vào cõi “Nhất thiết Phật ngữ tâm”.
    Đại sư Daisetz Teitaro Suzuki, nhà tư tưởng trác việt phương Đông, với tác phẩm Studies in the Lankavatara Sutra của ông, nhắm vào đối tượng là các độc giả phương Tây, giải thích Kinh Lăng Già toàn bằng những khái niệm triết học phương Tây, và chính nhờ thế mà ta có thể nương theo để lần về nguồn cội, và có điều kiện tìm hiểu thêm về mối tương quan giữa những khái niệm đó với Phật pháp. Tác phẩm này cũng góp phần khai mở một thông lộ cho một cuộc hội thoại giữa Đông Tây, cuộc hội thoại mà theo triết gia Heidegger là tất yếu.
    ...
    [Trích phần giới thiệu trong dịch phẩm Diệu Nghĩa Kinh Lăng Già, dịch giả Huỳnh Ngọc Chiến.]
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 15/5/22
  2. nducminh2906

    nducminh2906 Banned

    Mình từng nghe một vị sư nói, kinh Phật càng đơn giản càng tốt. Càng đơn giản là lời Đức Phật vì Đức Phật hướng tới chúng sinh. Đa phần kinh điển đại thừa sau này đều do các vị tu sĩ tự biên soạn và gắn đó là lời Đức Phật hay ngụy kinh. Một phần lớn có lẽ đến từ Trung Quốc, Phật giáo hòa lẫn với tín ngưỡng dân gian.
     
    tran.ngoc and Heone1995 like this.
  3. xversion1

    xversion1 Lớp 3

    Nếu so sánh kinh Pali và kinh Đại Thừa thì thấy văn phong của Phật rất khác nhau. Một bên thường là đưa ra các khẳng định trực tiếp, còn một bên thì ưa biện giải lý luận rồi mới khẳng định. Một bên giống như một người thấy sao nói vậy, một bên giống như một giáo sư triết học, chưa chắc đã thấy nhưng dùng lý luận để thuyết phục người khác.
     
  4. nducminh2906

    nducminh2906 Banned

    Nếu để ý, Kinh Dịch cũng viết mơ hồ chung chung và khó hiểu. Một sách bói nhưng được tôn thành sách triết của Trung Hoa
     
  5. valerie

    valerie Mầm non

    Rất trân trọng các ebooks bạn 1953snake gửi tặng độc giả tve. Cám ơn bạn nhiều.
     
    bibong thích bài này.
  6. Nhatniemsinhhoa

    Nhatniemsinhhoa Mầm non

    Đứa trẻ chưa biết đi thjf cần người dìu dắt. Người mới tìm đường thì cần đạo sư. Nếu bạn thấu hiểh hết lời đức phật dạy thjf vứt hế kinh kệ vào sọt rác đi, còn không thì cứ tuần tự tiedmj tiến mới là chính đồ
     
Moderators: mopie

Chia sẻ trang này