Đồ gốm cổ truyền Việt Nam - Bùi ngọc Tuấn (tuanz)

Thảo luận trong 'Tủ sách Âm nhạc - Hội họa' bắt đầu bởi vqsvietnam, 4/10/13.

Moderators: vqsvietnam
  1. vqsvietnam

    vqsvietnam Leader 1000QSV1TVB Thành viên BQT

    Ebook gồm các bài viết của tác giả trên website talawas, mỗi bài đúng ra là một chương sách trong 10 chương của quyển Đồ gốm cổ, một nền văn hóa thuần Việt mà tác giả đang chuẩn bị xuất bản, ngoài phần bài viết còn rất nhiều hình ảnh đồ gốm Việt Nam từ đời Hán thuộc cho đến đời nhà Nguyễn, mà tác giả sưu tập được từ trong nhiều năm qua. Tác giả phổ biến các chương sách này để các bài viết này đến được với nhiều người đọc trong và ngoài Việt Nam hơn; dù rằng với khuôn khổ bài viết thì phần hình ảnh đồ gốm phải lược bỏ rất nhiều.

    Qua quyển sách, ta không những hiểu được về lịch sử đồ gốm cổ truyền Việt Nam mà còn liên hệ với lịch sử văn hóa của Việt Nam nói chung.

    Ngoài 10 bài báo của tác giả viết về đồ gốm còn có thêm 2 bài khác :
    - Bài nêu thắc mắc của Phong Uyên.
    - Bài dẫn thêm của tác giả về vấn đề lịch sử nói chung.

    Trích :

    "Tôi hy vọng rằng sẽ có nhiều người yêu thích đồ gốm Việt Nam, viết và ca ngợi văn hóa Việt Nam để đính chính lại những sai lầm mà trong rất nhiều năm qua, từ tầm nhìn hạn hẹp của một số nhà Nho cũ, từ những kiêu ngạo ngang ngược của người viết sử Tàu, từ những cố chấp, mù quáng của những nhà viết sách người Pháp, tạo ra. Rồi sau đó được chấp nhận do sự hời hợt của nhiều trí thức, nhà báo, nhà giáo Việt Nam.

    Tôi không chê văn hóa Trung Hoa, hay chê đồ gốm Trung Hoa. Tôi đã từng viết đồ gốm Trung Hoa cực đẹp. Nhiều người chuộng đồ gốm Trung Hoa chỉ vì nó đẹp, …nhưng lại … không biết rằng đồ gốm Việt Nam cũng rất đẹp, một cái đẹp rất Việt Nam, rất khác cái đẹp Trung Hoa.
    … cái đẹp của đồ gốm Trung Hoa là cái đẹp của thơ Lý Bạch, cái đẹp của đồ gốm Việt Nam là thơ Nguyễn Khuyến. Tôi thích đồ gốm Trung Hoa, nhưng tôi yêu đồ gốm Việt Nam.

    Hy vọng rằng những hình ảnh và lời giới thiệu ngắn ngủi trong bài viết này sẽ tạo nên những hiểu biết và ý thích khởi đầu nơi những người trẻ tuổi, để từ đó tìm hiểu, duy trì và phổ biến những giá trị đặc biệt rất đáng được ngợi ca, hãnh diện của văn hóa Việt Nam.

    …Nhiều nhà nghiên cứu ngoại quốc đã khám phá, nghiên cứu và ca ngợi đồ gốm Việt Nam. Thế giới nhìn ra và đánh giá rất cao khía cạnh này của văn hóa Việt, tại sao chúng ta lại lơ là? Tại sao chúng ta không khuyến khích những lò gốm ở Việt Nam hiện nay trở lại học và làm những món đồ giống như đồ Lý-Trần, đồ Chu Đậu đó để dùng hàng ngày?

    Chúng ta đã biết lịch sử đồ gốm Việt Nam đã bắt đầu từ những món đồ bằng đất sét trộn bột vỏ sò không tráng men, dùng khuôn bằng giỏ đan, màu nâu đậm hay nâu nhạt từ gần mười hai ngàn năm trước đây (từ khoảng 9390 BC), qua những vật tích tìm được ở Hoà Bình, ở Bắc Sơn, ở Quảng Yên, ở Thanh Hoá. Những vật tích này là dấu vết còn sót lại của nền văn hóa Bắc Sơn đã cho ta thấy, ông cha ta không phải là những người đi từ miền Nam Trung Hoa xuống và cũng không có liên hệ văn hóa hay chủng tộc với người Trung Hoa cả. Vào cùng thời kỳ này, nước Trung Hoa chưa hiện hữu và văn minh cổ đại của Trung Hoa chưa xuất hiện. … vào thời kỳ đó, ở lục địa Trung Hoa chắc cũng có rất nhiều sắc dân, nhiều nền văn hóa biệt lập mà sau này đã tàn lụi từ khoảng năm 4500 BC khi Phục Hy, Thần Nông làm vua ở vùng đất Tây Bắc Trung Hoa.

    Trong phạm vi đồ gốm – nét văn minh sơ khởi nhất của con người, bởi vì không có đồ gốm để nấu nướng, cất giữ, ăn uống thì nền văn minh không hình thành – ông cha ta tiếp tục phát huy, học hỏi và ứng dụng kinh nghiệm vào việc chế tạo đồ gốm, tạo nên các nền văn hoá Phùng Nguyên (2000 BC), văn hoá Ðông Sơn (500 BC). Dù di tích còn rất ít, nhưng đồ gốm Việt Nam trong thời này đã cho thấy sắc thái của một nền văn hóa cá biệt. Trong những thế kỷ sau đó, đồ gốm Việt Nam đạt được mức phát triển rất cao, đã xuất cảng sang Ả Rập, Phi Luật Tân, Nam Dương… Vào thế kỷ thứ 9, khách thương Ả Rập Ibn Khurdadhbih đã từng viết về cuộc du hành của ông ghé qua Long Biên trước khi đến Quảng Châu. Sang thế kỷ thứ 10, dưới thời Thập Nhị Sứ Quân, đồ gốm với nước men trong, dày, khá đều, với hoa văn chim hạc, cọp, voi, hoa sen, hoa cúc… đã xuất hiện nhiều. Người thợ Việt Nam đã biết cách làm các đường rạn thưa hay dày theo ý muốn. Rồi từ đời Lý (đầu thế kỷ 11) đồ gốm Việt Nam phát triển một cách huy hoàng. Nhiều loại men (các loại Lý Nâu, Lý Ðen, Lý Trắng, Lý Lục, men ngọc), nhiều hoa văn, nhiều thể loại tràn lan khắp nơi, từ chốn triều đình, chùa, miếu đến thôn dã trong suốt từ thế kỷ 11 đến hết thế kỷ 16 (đời Hậu Lê)."
    ...

    Mục lục :
    1. Con Nghê - linh vật thuần Việt .
    2. Chu Đậu, tuyệt đỉnh của đồ gốm cổ truyền Việt Nam .
    3. Giới thiệu đồ gốm cổ truyền Việt Nam (bao gồm 2 bài) .
    4. Men lam Huế, xác Tàu hồn Việt .
    5. Bình và ấm Việt Nam .
    6. Nét vẽ dân gian trên đồ gốm cổ truyền Việt Nam .
    7. Bát Tràng, truyền thống liên tục .
    8. Đồ gốm đời Lý-Trần, thời thăng hoa .
    9. Một vài thắc mắc khi đọc những bài về đồ gốm cổ Việt Nam của Bùi ngọc Tuấn .
    10. Về đồ gốm Chu Đậu.
    11. Bụt chùa nhà .

    Ebook gồm 2 file :
    - Do gom co Viet Nam.rar (1.1M)
    - lichsudogom.pdf (96K) (phụ lục của tác giả)

    Ghi chú :
    - "Do gom co Viet Nam.rar" gồm 2 phần : part1 và part2. Để 2 phần trong 1 thư mục rồi giải nén part1, chương trình sẽ tự động nối với part2 để ra file .prc hoàn chỉnh.
     

    Các file đính kèm:

Moderators: vqsvietnam

Chia sẻ trang này