Kinh điển Đoạn đầu đài <Vũ Việt dịch> - Chinghiz Aitmatov

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học nước ngoài' bắt đầu bởi Caruri Tlkd, 27/6/17.

  1. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Đoạn đầu đài, tác phẩm của Chinghiz Aitmatov, nhà văn Liên Xô/Kyrgyzstan.

    Khi Chinghiz 10 tuổi, Torekul Aitmatov - bố của nhà văn - bị đưa đi cải tạo rồi xử tử. 60 năm sau, thi thể ông mới được tìm thấy trong một ngôi mộ tập thể ở miền Bắc Kyrgyzstan. Tấn bi kịch cá nhân này đã hắt dấu vào rất nhiều tác phẩm của Aitmatov. Đoạn đầu đài là một tiểu thuyết như thế. Sáng tác ra đời năm 1986 này là cuốn sách được đọc nhiều nhất trong thời kỳ cải tổ kinh tế tại Nga (trích bài báo "Chingiz Aitmatov - huyền thoại văn học Xô viết qua đời").

    Tiểu thuyết Đoạn đầu đài là tác phẩm lớn cuối cùng, cũng là tác phẩm tổng kết kinh nghiệm sáng tạo nghệ thuật của Aitmatov. Đoạn đầu đài chứa đựng những nét đặc biệt trong tư duy sáng tạo của nhà văn. Nổi bật lên trong tác phẩm là kiểu tư duy huyền thoại, kiểu cốt truyện huyền thoại tạo nên tính chất đa nghĩa, mơ hồ cho tác phẩm. Thực ra, cốt truyện huyền thoại, kiểu tư duy huyền thoại, sự đậm đặc yếu tố huyền thoại đã thể hiện ngay trong những tìm tòi, sáng tạo không ngừng nghỉ của ông trước đó như ở Cánh đồng mẹ, Con chó khoang chạy ven bờ biển, Vĩnh biệt Gunxarư, Và một ngày dài hơn thế kỉ. Tuy nhiên, ở Đoạn đầu đài, có sự hội tụ, tập trung cao không chỉ của tài năng và kinh nghiệm sáng tạo, mà còn của tư tưởng, trí tuệ của nhà văn. Vấn đề huyền thoại, do đó, cũng được kết tinh lại trong cuốn tiểu thuyết này. (trích luận văn thạc sĩ "Huyền thoại trong Đoạn đầu đài của Ts.Aitmatov")

    cover.jpg
    Thông tin sách
    Tên sách: Đoạn đầu đài
    Nguyên tác: Плаха (1986)
    Tác giả: Chinghiz Aitmatov
    Dịch giả: Vũ Việt
    Nhà xuất bản: Cầu Vồng / Tác phẩm mới
    Năm xuất bản: 1989

    Chú ý tác phẩm này còn một bản dịch khác của Lê Khánh Trường và Phi Hùng.

    Thông tin ebook:
    Nguồn: tve-4u.org
    Nguồn text: dangdoc.wordpress.com
    Tạo ebook: Caruri

    Update 3/7/17: hiệu đính, sửa chính tả.
    Update 2 ngày 3/7/17: sửa lỗi nhỏ hiển thị trên một số phần mềm đọc.
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 3/7/17
  2. nguyễn giang

    nguyễn giang Mầm non

    Cuốn Đoạn đầu đài này dẫu có xuất sắc thực, nhưng vẫn đen tối và bi kịch quá bác ạ?!Cá nhân em vẫn thích cái chất thơ đầy mơ mộng của Sếu đầu mùa, Cánh đồng mẹ, và đặc biệt là Cây phong non chùm khăn đỏ, văn phong tuy giản dị, nhưng cuốn hút và sâu lắng nhẹ nhàng.
     
    angoc1234 and Caruri Tlkd like this.
  3. luusteel

    luusteel Mầm non

    Cảm ơn bạn rất nhiều!!
     
    hahoangkhanh thích bài này.
  4. luusteel

    luusteel Mầm non

    Bác nào có "Cánh đồng mẹ" ebook không ạ. Em đọc hồi nhỏ trên báo "Phụ nữ Liên Xô" - giờ quên hết rồi

    Em cảm ơn!
     
    lamtam thích bài này.
  5. vuthanhhoa89

    vuthanhhoa89 Lớp 1

    Truyện của Aimatov truyện nào cũng hay, giàu tình cảm, có cái đọc xong thấy có cảm giác nuối tiếc, buồn hiu nhưng vẫn thấy rất đẹp luôn. Đoạn đầu đài không là ngoại lệ. Ông là nhà văn duy nhất thuộc khối Xô Viết mà mình thích và đọc nhiều đấy, chứ mình đó giờ không mê nổi văn học của các nước thuộc khối này, đặc biệt là Liên Xô. Cuốn Giamilia- Truyện núi đồi và thảo nguyên là một trong những cuốn sách cũ mình thích, quý nhất và đọc lại nhiều nhất, nhờ một lần đến nhà bác gái làm trong ngành xuất bản ngoài Bắc, nhiều sách lắm mà mỗi tựa sách đều có vài cuốn giống nhau, chỉ có cuốn Giamilia là duy nhất nên thấy quý.
     
    Chỉnh sửa cuối: 28/6/17
    ngockq75 and Caruri Tlkd like this.
  6. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Đã cập nhật bản sửa lỗi chính tả, đọc giảm thiểu sạn, mọi người ai down về rồi thì down lại nhé.

    Đúng, cuốn này bi kịch thật. Nếu như ở Cây phong non trùm khăn đỏ, bi kịch của anh lái xe mất vợ mất con vẫn còn thấy tương lai khi ở cuối truyện anh khẳng định mình sẽ làm lại cuộc đời tại nơi ở mới, nếu như ở Con Chó Khoang chạy ven bờ biển, bi kịch của gia đình, của việc sinh nghề tử nghiệp, cả ông và cha đều chết trên biển để "hi sinh đời bố, củng cố đời con", còn thằng bé sống sót về đến đất liền để sẽ trở thành một trụ cột, lao động chính trong gia đình, bộ tộc sau này, thì ở Đoạn đầu đài chẳng thấy gì tươi sáng cả. Apđi thì chết mà không cải hóa được ai, chết như một người truyền giáo lầm lạc, "tử vì đạo", còn anh chăn cừu thì bắn chết đứa con trai độc nhất, cuối cùng phẫn khích mà đi giết nguyên nhân gián tiếp dẫn đến bi kịch đó, kết thúc cuộc đời còn lại trong tù, chẳng thấy gì tươi sáng gì cả. Phải chăng đó mới là thực tế? Muốn tiêu diệt tế bào ung thư thì phải hủy diệt cả tế bào khỏe mạnh?

    Có chi tiết thú vị là câu chuyện anh chăn cừu lại làm liên tưởng tới chuyện ông Kim Ngọc ở nước ta đã được đưa lên phim Bí thư tỉnh ủy.

    Mà sao hai câu chuyện trong tác phẩm này (Apđi và anh chăn cừu) có vẻ không liên quan đến nhau nhỉ?
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/7/17
  7. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Có thể hoàn cảnh và tuổi tác làm cho thời kỳ đầu nhà văn không thể viết hết những suy tư của mình. Nhưng nói chung thì văn của Aimatop không bao giờ chỉ toàn là màu hồng. Trong khi người ta thường kể chuyện chiến đấu để giáo dục truyền thống cho thiếu niên thì anh thương binh trong truyện Giamilia lại nói với bọn trẻ con: "Chiến tranh à. Các cậu không nên biết thì tốt hơn".
    Trong cuốn Và một ngày dài hơn thế kỷ, ông đã dự báo về cái chết của biển Aral. Và bây giờ điều đó trở thành hiện thực.
     
    luusteel, lens9x and Caruri Tlkd like this.
  8. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Hơi khó hiểu ở cái "hoàn cảnh và tuổi tác", vậy khi viết các tác phẩm kia nhà văn quá già hay quá trẻ vậy bạn? Còn vụ ông không tô hồng vì ông đã tả thực cuộc sống và thực ra cuộc sống đâu chỉ có màu hồng, thậm chí có những góc rất đen tối là khác. Tôi thì tôi cho rằng ông là một người rất trung thực và dũng cảm.

    Còn vụ không kể về chiến tranh với bọn trẻ con vì chiến tranh là việc của người lớn, của người có "tuổi tác" đủ lớn. Và chiến tranh là thứ rất xấu, nên tránh đi hơn là tuyên truyền về nó.

    P.S Trang này giờ này (10.41AM 29-4-2019) không vào được bằng cửa chính mà phải dùng cửa ngách. :)

    Screenshot_2019-04-29-10-40-22-09.png

    Screenshot_2019-04-29-10-49-13-40.png
     
    Chỉnh sửa cuối: 29/4/19
  9. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Theo tôi "hoàn cảnh" là do chính quyền lúc đó, còn "tuổi tác" thì đương nhiên là trẻ để chưa đủ độ chín trải nghiệm cuộc đời.

    Tôi đang có kế hoạch làm một cuốn mà tác giả phản ánh những góc "đen tối" của cuộc sống mà không toàn "màu hồng" nên bị "hoàn cảnh" đánh cho tơi tả suýt mất cả sự nghiệp.
     
    Chỉnh sửa cuối: 29/4/19
  10. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Nếu tác giả tô hồng thì mới là do tác động của xx chứ?
     

Chia sẻ trang này