Đôi điều nhớ… nghĩ… (Trần Huyền Ân)

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi 4DHN, 4/10/13.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E"][​IMG] 06-10-2008, 08:04 PM[/TD]
    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E, align: right"] #Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Thủ thư

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Oct 2006
    Bài gởi: 1,052
    Xin cảm ơn: 1,962
    Được cảm ơn 9,570 lần trong 1,093 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG] Đôi điều nhớ… nghĩ… (Trần Huiền Ân)
    [HR][/HR]
    Đôi điều nhớ… nghĩ…

    Tôi nhớ hình như bắt đầu đọc ông Nguyễn Hiến Lê vào khoảng 1957-1958. Đọc ở đâu? Hình như đọc trên tạp chí Bách Khoa và sách của nhà xuất bản Phạm Văn Tươi.

    Nguyễn Hiến Lê không phải là một tác giả tạo ra một “cú sốc”, một “tiếng sét văn chương” để ta lập tức bái phục, kính nể. Bằng những tác phẩm biên khảo với lối văn giản dị nhưng lập luận vững chắc, bố cục chặc chẽ…ông khoan thai dẫn dắt người đọc đi theo con đường ông đã vạch ra lúc nào không hay. Một lúc nào đó chợt nhận ra, ta thấy mình đã bị ông hoàn toàn chinh phục. Mà nào ông có cố ý chinh phục ta để làm gì!

    Cái cảm tưởng ban đầu của tôi về ông như vậy. Ông viết về một danh nhân, một đất nước, một vấn đề văn hoá, giáo dục, chính trị… thật chuẩn mực. Tôi luôn luôn chú ý đến các bài về giáo dục của ông vì thường tâm niệm rằng mình là một nhà giáo chứ không phải chỉ là người thầy dạy chữ. Từ khi có đứa con đầu tôi lại nghiền ngẫm những ý kiến của ông về các hạng trẻ: xuất sắc, bình thường, ngu đần… trong các loạt bài trên tạp chí Bách Khoa.

    Thế nhưng tôi không “mê” Hương sắc trong vườn văn, tôi nghĩ: nhiều tính chất giáo khoa quá nên hơi khô khan. Tôi muốn phải uyển chuyển, bay bổng hơn… văn nghệ hơn. Nếu tôi không lầm thì trong một bài viết về cụ Dương Quảng Hàm ông có nhận xét cách dạy của cụ giáo khoa quá, sư phạm quá… hơi khô khan, nhưng cụ dạy rất chắc, học với cụ thi dễ đậu. Đọc văn Nguyễn Hiến Lê cũng vậy, ta hiểu được rõ, ta nhớ được lâu, nếu đem các bài ấy làm đề thi ta sẽ dễ đậu.

    Tôi đọc một cách thích thú Bài học Israel, Sử Trung Quốc, Tô Đông Pha, Khổng Tử, các bản dịch và chú giảiTrang Tử Nam Hoa Kinh, Chiến Quốc Sách, v.v… và đỉnh cao là Nhà gíao họ Khổng. Nguyễn Hiến Lê đề cao đức “hiền” của Thầy Khổng trong cách dạy bảo môn sinh với thiên hướng “giáo dục cộng đồng”. Bao nhiêu điển tích uyên thâm trong thiên này sách nọ, những tư tưởng cao siêu của Thầy Khổng từ thuở xa xưa… dưới ngòi bút của ông bỗng trở thành gần gũi. Ta tưởng tượng Thầy Khổng đang nói chuyện với ta bằng tiếng Việt như cha ta, chú ta, đang ôn tồn giảng giải cho ta như Thầy ta từ các lớp tiểu học, trung học. Cách viết, cách dẫn chuyện của ông cũng mang phong thái của một người hiền, càng thuyết phục người đọc thêm tôn trọng Khổng Tử.

    Về cách “học làm người” tôi lấy làm tâm đắc hai lời khuyên của ông: “Gõ đi, cửa sẽ mở” và “Hãy dám trả lời: Không”. Lời khuyên thứ nhất tôi đã đem ra áp dụng ngay với ông. Năm ấy, bạn tôi là Đỗ Chu Thăng in tập thơ Chân cầu cũ có ý muốn tặng ông để xin ý kiến, nhưng nghe thiên hạ nói về sự khó tính của học giả Nguyễn Hiến Lê nên rất ngại. Tôi thấy thơ của Đỗ Chu Thăng giản dị, trong sáng giống như những bài thơ ông thường khen nên xúi anh mạnh dạn “gõ cửa”. Kết quả là khi nhận sách tặng ông đã đọc rất kỹ và đã viết cho bạn tôi một thư rất dài về tập Chân cầu cũ. Tôi được chung niềm vui với bạn. Lời khuyên thứ hai đã giúp tôi tránh được điều phiền bực về sau, vì không cả nể phải tự ép mình hứa hay nhận lời mà không dám nói “không”.

    *​

    Sau năm 1975, trước khi sách Nguyễn Hiến Lê được tái bản tôi có đọc một bài ông viết về chính tả trên báoĐại đoàn kết. Khi tập Hồi ký của ông ra đời, tôi thấy những ai đọc đều bảo rằng họ đã thấy tìm thấy ở Nguyễn Hiến Lê một nhân cách kẻ sĩ. Tôi nghĩ: Kẻ sĩ ngày nay có thể bị xã hội coi thường nhưng từ ngày xưa trong xã hội trọng sĩ kẻ sĩ đã hiếm rồi. Cho nên lời tôn vinh ấy trong lúc tâm sự với nhau, của những người không có danh vọng và tiền tài, không ai bị ép buộc phải nói khác với lòng, chính là lời tôn vinh chân thành.

    Văn dịch của Nguyễn Hiến Lê cũng nhẹ nhàng trong sáng như các loại văn khác, có thể là do ông chọn dịch những tác phẩm viết theo cách ấy, cách của ông. Mưa, Kiếp người, v.v… Còn đọng lại trong lòng tôi nhiều nhất là đoạn mở đầu và đoạn cuối tiểu thuyết của Alan Paton, Nguyễn Hiến Lê dịch: Khóc lên đi, ôi quê hương yêu dấu. Tôi không biết nguyên bản, chỉ thấy Nguyễn Hiến Lê dịch như thơ, cảnh bình minh ở Nam Phi, cỏ mượt tận chân trời xa, nhất là lúc vị mục sư da đen có đứa con bị người da trắng xử tử hình ngồi trên đỉnh đồi cầu nguyện, trời sáng dần dần và con chim tytyhoya cất tiếng hót khắc khoải…

    Hồi đi dạy học tôi có dùng đoạn văn mở đầu này và đoạn tả sông Cửu Long (Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười) làm bài giảng văn. Tôi học thuộc lòng, bắt học trò cũng học thuộc lòng, thầy trò đều thích thú. Bây giờ mỗi dịp hè về quê, làng Vân Hòa, một làng cao nguyên của tỉnh Phú Yên, tôi thường nghe tiếng chim tu hú rộn ràng báo hiệu bình minh rồi tiếng chim thua tuốt gióng giả bồi hồi, tôi nghĩ đến tiếng chim tytyhoya trong cái bình minh giải thoát con người khỏi sợ hải sự nô lệ và nô lệ sự sợ hải mà mục sư da đen hằng mong muốn… Alan Paton ở đâu không biết, xa xôi diệu vợi quá, nên mỗi lần như vậy tôi luôn nhớ đến Nguyễn Hiến Lê tiên sinh.

    TRẦN HUIỀN ÂN

    Tuy Hòa, 06-6-2003


    (Nguồn: Nguyễn Hiến Lê - Con người & Tác phẩm, nhiều tác giả, Nxb Trẻ, năm 2003)
    __________________
    Vô sự tiểu thần tiên
    [/TD]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"][​IMG] [/TD]
    [/TABLE]
     
    Lười Đọc Sách thích bài này.
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này