Thể loại khác Đổi Vé - Lưu Yến Mẫn

Thảo luận trong 'Phòng đọc trực tuyến' bắt đầu bởi htahta, 23/8/18.

Moderators: galaxy, teacher.anh
  1. htahta

    htahta Lớp 7

    ĐỔI VÉ
    Lưu Yến Mẫn
    Lê Bầu (dịch - in trên báo Thế Giới Trong Ta, số 250, tháng 2 - 2006)

    Hai người ở nông thôn, rời quê, xuống tỉnh tìm việc làm. Một người đã lấy vé xe lửa đi Bắc Kinh, một người lấy vé đi Thượng Hải. Trong khi ngồi chờ tàu ở phòng đợi, họ lại thay đổi ý kiến, bởi họ nghe những người ngồi bên cạnh nói: Người Thượng Hải láu lỉnh, họ dẫn đường cho người từ xa đến cũng thu tiền; Người Bắc Kinh thực bụng hơn, thấy người không có ăn, không những cho ăn, mà còn cho quần áo cũ để mặc.

    Người đã lấy vé đi Thượng Hải nghĩ: Thế thì đi Bắc Kinh hơn, kiếm không ra tiền cũng sẽ không bị chết đói, may mà tầu còn chưa tới, nếu không mình sẽ bị rơi vào trong lò lửa.

    Người đi Bắc Kinh lại nghĩ: Có lẽ mình đi Thượng Hải thì hơn, đi chỉ đường, dẫn đường cho người ta cũng ra tiền, thì còn cái gì mà chẳng kiếm ra tiền? May mà tầu còn chưa tới. Nếu không mình sẽ bỏ qua mất một cơ hội làm ăn.

    Thế là hai người đi đổi vé, và họ đã gặp nhau ở chỗ đổi vé ấy, họ đổi vé cho nhau. Cuối cùng, người vốn định đi Bắc Kinh, thì đi Thượng Hải, người vốn định đi Thượng Hải thì đi Bắc Kinh.

    Người đi Bắc Kinh thấy rằng, đúng là Bắc Kinh hay thật. Tháng đầu tiên đến Bắc Kinh, chẳng cần làm lụng gì, mà vẫn không bị đói. Không những thế những chai nước suối to, trong các sảnh ngân hàng, được uống thoải mái, không mất tiền, mà trong những thương trường lớn, nơi bán lương thực thực phẩm, luôn luôn mời khách hàng nếm mọi thứ bánh điểm tâm, miễn phí.

    Người đi Thượng Hải lại thấy, Thượng Hải quả là một thành phố có thể làm giàu được. Làm việc gì cũng ra tiền. Dẫn đường có thể có tiền, dựng một cái nhà xí cũng có thể thu tiền, bưng một chậu nước sạch cho người ta rửa mặt, cũng có thể có tiền. Cái quan trọng là nghĩ cho ra được một cách thức nào đó, rồi bỏ sức lực của mình vào đó nữa, là có thể làm ra tiền...

    Bằng vào cái kiến thức về bùn đất, có được ở nông thôn của mình, ngày hôm sau, người đó tìm đến một bãi hoang, đóng mười bao tải nhỏ những đất màu, bùn khô đen đen, trộn lẫn với lá cây cỏ mục, rồi với cái tên "Đất trồng hoa", đem đi bán cho những người thích trồng hoa, nhưng lại chẳng biết tý gì về bùn đất, phân bón. Ngày hôm đó, anh ta đã sáu lượt đi đi lại lại giữa nội thành với ngoại thành, bán "đất trồng hoa", và kiếm được cả thảy năm chục đồng bạc. Một năm sau, bằng cái nghề "bán đất trồng hoa" đó, anh ta đã mở được một cửa hàng nho nhỏ chuyên nghề bán đất trồng hoa.

    Trong những lúc rỗi rãi, anh ta còn đi lang thang khắp các phố to, ngõ nhỏ, anh ta lại có một phát hiện mới: Có một số biển hàng của nhiều cửa hiệu treo trên cao, tuy đẹp đẽ đấy, nhưng cũng có nhiều tấm bị bụi bám đen, cáu bẩn... Anh ta đi tìm hiểu thêm thì thấy rằng, những công ty tẩy rửa, làm sạch nhà, họ chỉ phụ trách phần tường nhà của cả ngôi nhà thôi, còn việc tẩy rửa những tấm biển hiệu, lại không phải là công việc của họ, nên những tấm biển hiệu mới bị cáu bẩn như thế...

    Anh ta nghĩ ngay ra công việc mình có thể làm ra tiền. Anh liền thu xếp thời gian đi mua một chiếc thang hình chữ nhân, rồi kiếm thùng đựng nước, cùng khăn lau, làm một "Công ty tẩy rửa mi ni" chuyên lau chùi, tẩy rửa những tấm biển hiệu... Cho đến bây giờ, công ty của anh đã có tới hơn một trăm năm chục công nhân, và công việc đó của anh ta đã phát triển từ Thượng Hải tới Hàng Châu, rồi Nam Kinh...

    Cách đây ít lâu, anh ngồi xe lửa từ Thượng Hải đi Bắc Kinh để khảo sát thị trường mới. Tại ga xe lửa Bắc Kinh, anh thấy có một người đi nhặt phế liệu, thò đầu vào trong toa giường nằm của anh, hỏi xin anh những chiếc bình đựng nước rỗng, bỏ đi, khi anh đưa cho người đó những chiếc bình nước rỗng, cả hai người đều lặng đi, bởi họ đều nhận ra rằng, họ là người đã đổi vé cho nhau tại nhà ga quê hương họ...

    [​IMG]

    Minh họa: Nhật Lệ
     

    Các file đính kèm:

Moderators: galaxy, teacher.anh

Chia sẻ trang này