ĐỪNG RÁNG DỊCH NHỮNG GÌ BẠN KHÔNG HIỂU RÕ

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi xuanbach, 26/5/15.

Moderators: amylee
  1. VC.90

    VC.90 Lớp 2

    Thực tế mà nói thì chẳng có dịch giả nào dịch sát với nguyên tác cả.
     
    summer_akarda thích bài này.
  2. vutananh

    vutananh Lớp 4

    Vì dịch bằng công cụ, rút gọn chương thì sẽ nhanh ra lò hơn mà bạn, đó là còn chưa nói đến vốn ngoại ngữ thực tế! Hy vọng đây không phải là cách làm nói chung của giới DG hiện tại. Chứ các cụ DG ngày xưa thì còn dùng vốn tiếng Việt để làm sao cho bản dịch hay nhất...
     
    summer_akarda thích bài này.
  3. muatatnang

    muatatnang Lớp 5

    "Những con chim ẩn mình chờ chết" là một bản dịch cũ chứ không mới, từ năm 1988 của dịch giả Trung Dũng dịch từ tiếng Pháp Les oiseaux se cachent pour mourir. NXB Trẻ chỉ khoác lên cái áo mới đem phát hành (lại) thôi bạn.

    So với bản dịch "Tiếng chim hót..." từ tiếng Nga, thì nhiều người đánh giá bản dịch "Những con chim..." bay bổng, văn chương hơn, nhưng lại tiếc là bản rút gọn. Nên người ta thường hay tìm mua cả 2 bản, 1 bản đầy đủ và 1 bản vì giọng văn. Ai mà chỉ thích giọng văn "Tiếng chim hót..." thì hiển nhiên chỉ mua 1 bản rồi.

    Cả 2 cái tên này vốn từng được bàn cãi nhiều lần vì cách sử dụng những từ ngữ như "bụi mận", "ẩn mình", "chờ". Tùy mỗi người cảm nhận mà sẽ có cách đánh giá riêng. Nhưng nói dịch giả là dịch "mới" hay có vẻ "cố tình dịch sai" thì tội dịch giả xưa lắm ạ.
     
    lichan, dongtrang and teacher.anh like this.
  4. guesswho

    guesswho Lớp 3

    Ha, mình cũng có biết nó được dịch từ bản tiếng Pháp, chỉ không để ý là nó đã cũ như vậy. Nói là cố tình dịch sai cũng hơi quá, nhưng vẫn phải thừa nhận theo ý kiến cá nhân rằng dịch cách này mất cái hay của nguyên tác, làm giảm ý nghĩa của nó. Bay bổng hay theo cách hiểu nào thì mình chưa rõ, nhưng việc miêu tả "chờ chết" giống như kiểu thụ động chờ bị người ta đến vặt lông, chứ không phải theo ý nghĩa là bản thân chú chim đó lao mình vào bụi gai đâu ạ. Dịch như thế mình sẽ hiểu sai hoàn toàn ý nghĩa của cái tên truyện, cũng như chính cái ý nghĩa xuyên suốt và gắn với cả tác phẩm này: "Con chim mang chiếc gai của bụi mận cắm vào ngực tuân theo qui luật bất di bất dịch của thiên nhiên; bản thân nó không biết sức mạnh nào đã buộc nó lao vào mũi nhọn và chết mà vẫn hót. Lúc mũi gai xuyên qua tim nó, nó không nghĩ đến cái chết sắp đến, nó chỉ hót, hót cho đến lúc mất tiếng đứt hơi. Nhưng chúng ta, khi lao ngực vào bụi mận gai, chúng ta biết, chúng ta hiểu. Tuy thế ta vẫn lao ngực vào bụi mận gai. Sẽ mãi mãi như thế!".
     
    hoalienbao thích bài này.
  5. muatatnang

    muatatnang Lớp 5

    Mình cũng đánh giá cái tên "Những con chim ẩn mình chờ chết" vô cùng "bị động" và yếu đuối nữa, ngược hẳn hoàn toàn với hình ảnh con chim chủ động mạnh mẽ lao vào cái chết của tác phẩm. Cũng không hiểu tại sao bản dịch tiếng Pháp lại lấy tên này, để rồi bên mình dịch lại như thế.

    Còn cái bay bổng là đánh giá nhiều người về toàn bản dịch này. Mình thật sự chưa cảm được hết những ý nghĩa của tác phẩm, nên có thể chưa nhận thấy cái hay trong văn phong của mỗi bản dịch, chỉ là đôi lúc thấy đỡ "khô" hơn so với bản dịch "Tiếng chim..."

    Quan điểm của mình là nên thử đọc qua bản dịch/ tác phẩm để có cái nhìn trọn vẹn hơn, còn sau đó khen chê yêu giận thế nào cũng được mà.
     
  6. June

    June Lớp 4

    Cái vụ "Những con chim ẩn mình chờ chết" quả thật hơi cục mịch so với "Tiếng chim hót trong bụi mận gai" thật. Nhưng đó là so sánh, còn bóc riêng từng tên thì mình thấy tên nào cũng hay, xét theo ý nghĩa của nó, mà hai cái ý của hai cái tên cho cùng một truyện này trái ngược nhau hoàn toàn. Mình không dám nói cái nào sát truyện hơn, vì mình chỉ xem phim này (từ hồi cấp 1 lận) chứ chưa đọc truyện nên không rõ. Nhưng cho phép mình phân tích theo nghĩa đen trùi trụi của cái tên nhé:
    - "Những con chim ẩn mình chờ chết" cái tên nói lên bi kịch 100% luôn, nói chung là số phận đã định sẵn, không thể thoát được
    - "Tiếng chim hót trong bụi mận gai" - nói thiệt, hồi bé mình chỉ hiểu đơn giản là có con chim nó đang hót ở trong bụi mận gai, hết! ^_^ Nhưng mà rõ ràng cái tên này có nhiều nghĩa mở. 1: Con chim nhỏ bị mắc trong bụi gai, tuy đau đớn nhưng vẫn dũng cảm cất lên tiếng hót, nói chung là vượt lên hoàn cảnh mà phô diễn vẻ đẹp bản thân. 2. Nghĩa một và còn thêm ý là như thể kêu cứu ai đó tới giải thoát nó khỏi đó. và 3. Nghĩa một cộng thêm ý nghĩa như cái tên "chờ chết" kia, chỉ có điều nó không "ẩn mình" và vẫn hót cho tới lúc chết.

    Nhận xét có hơi buồn cười nhỉ ^_^
     
    hoalienbao thích bài này.
  7. June

    June Lớp 4

    Ah bình loạn cho cái tiêu đề. Nếu bạn mua sách, ok bạn mất tiền có quyền tức giận vì sự cẩu thả của người dịch. Nhưng với những khoản free, bạn không có quyền chê bai, chỉ có quyền khước từ sự chấp nhận của chính bạn. Nếu không hiểu mà chùn bước lại thì cả đời sẽ không hiểu. Nếu không dịch thì chả ai biết là mình dịch chưa đúng. Nên mình đã từng thế này: gặp bản dịch không hay, thì cho dù tiếc mấy (tác giả, nội dung được biết là hay) cũng không thể đọc tiếp, nhưng cũng không tự cho phép nói người dịch là "đừng có mà ráng dịch", chỉ có thể nói với bản thân, "đừng có mà ráng đọc."
    ---
    Lời tỏ bày của một người đọc khá nhiều sách miễn phí và đang bắt đầu con đường tập dịch. Đang ráng đây ^_^
     
    wellzeens thích bài này.
  8. June

    June Lớp 4

    Thích cái ý vui vẻ trong nhận xét của bạn, ^___^, có điều nếu truyện kiểu ngôn tình ngôn nghẽo, thì xe cộ khác nhau túi tiền cũng khác nhau nha cute_smiley8
     
  9. June

    June Lớp 4

    Mình đang dịch cuốn hai và thấy điều này hoàn toàn đúng. Xét từ khía cạnh người chuyển ngữ (chưa dám nhận dịch giả) thì việc để lại dấu ấn cá nhân người chuyển ngữ là chắc chắn không tránh khỏi. Bởi ngôn ngữ xét theo mặt hình thái là vô cảm, nội dung mới là cảm xúc. Mà ngay khi bạn đọc một câu chuyện bằng tiếng mẹ đẻ, cảm xúc và cách cảm nhận, cũng như hiểu thấu đáo về nội dung còn khác nhau, huống chi là một tác phẩm với ngôn ngữ khác.
    Đấy là chưa nói tới đôi khi do khác biệt về ngôn ngữ, để lời dịch được mềm hơn (vì nếu dịch sát hẳn nghĩa ra thì rất cộc lốc) (hoặc giả người nước ngoài họ có cách ẩn ý trong câu nói khác người mình) thì dịch giả phải ghi ra cái ý hiểu của mình chứ không hẳn là chuyển từ một loại ngôn ngữ này sang một loại ngôn ngữ khác. Thế nên một bản dịch chắc chắn sẽ chính là cách đọc và cảm nhận của người dịch đó đối với tác phẩm ấy mà thôi.
     
  10. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    The Thorn Birds . Cần chi phải dịch theo bản tiếng Pháp, cần chi phải dịch theo bản tiếng Nga. Cứ dịch sát nghĩa là "Con Chim Gai Sắc". Đây là con chim huyền thoại hay đi chim gái. Chim gái không được nên nó tức nó mới lao thẳng vô bụi gai, không ngờ bị kẹt trong đó, nó hót đến khan cổ mà chẳng ai chịu cứu. Thế là chết. Thế là hết. Sự tích con chim hoang đường "Con Chim Gai Sắc"
     
  11. Chưa thấy ai dịch lại thẳng từ bản Anh sang Việt chứ nếu có thì đâu có gì ngần ngại khi cái tựa mang tên Chim gai. : ))
     
    Luciana Newt and dongtrang like this.
  12. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Con chim của tôi ban đầu cũng chỉ là con chim gai bình thường nhưng vì cái nết của nó (cái nết đánh chết cái đẹp), nên khi nó chết người ta đặt tên thụy cho nó là con chim gai sắc
     
  13. Luciana Newt

    Luciana Newt Mầm non

    Công nhận cái này tớ cũng quỳ. @@ Đáng ra phải là ung thư ruột chứ.
     
  14. tango.baby

    tango.baby Mầm non

    Bạn làm mình nhớ đến Diễn đàn nơi người ta ném đá là Hồ Ngọc Hà là ca sỹ hát dở (siêu dở), ngay lập tức có bạn nhẩy vào nói là cô ấy mặc đẹp nhẩy đẹp... Không sai, nhưng không CHUYÊN NGHIỆP. Ca sỹ là phải hát hay trước tiên - Dịch thì PHẢI dịch đúng - Làm NGHỀ thì phải có trách nhiệm.

    Thật ra, dịch ĐÚNG mới chỉ là minimum, là "thợ" - Dịch xuất sắc mới được làm "Giả", làm "thầy". Đằng này dịch mà còn chưa đúng thì còn chả bằng các bạn SV ngoại ngữ loại khá!

    Cách lập luận như bạn tiếc là khá điển hình cho người Việt khi làm việc. Có lỗi thì sẽ nói là "ôi, có sao đâu", "BMW và Audi thì khác gì nhau" (đằng nào chả là xe 4 bánh à?), "uống trà và ăn tối thì khác gì" (cùng là nạp năng lượng à?). Nếu "không khác gì nhau" và "không ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới" thì sao không làm cho Chuẩn đi? Cách đánh giá hời hợt, cào bằng, "dĩ hòa vi quý" âu sẽ tạo ra các dịch "giả" với chất lượng chuyên môn tương đương! Chả thể khá lên nổi!

     
  15. summer_bkarda

    summer_bkarda Lớp 3

    Không hiểu ý bạn muốn nói gì?

    Ai chẳng mong là dịch thì phải đúng, phải chuẩn, phải hay. Nhưng người dịch cũng là người, có những thiếu sót hay sai lầm ngoài mong muốn.
     
    chichi.myluckycharm thích bài này.
  16. tango.baby

    tango.baby Mầm non

    Ai cũng là người muốn lái xe an toàn, nhưng tài xế cũng là người - cũng có những thiếu sót hay sai lầm ngoài mong muốn (đi ngược chiều, vượt đèn đỏ, đi sai địa chỉ...)
    ==> Đề nghị CSGT giống bạn Summer là phải "thấu hiểu nhé", không được chỉ trích, chứ đừng nói là phạt!

    Nói vậy thì bạn có hiểu rõ hơn không?
     
  17. windcity

    windcity Lớp 3

    @tango.baby

    Mình không thấy mối liện hệ nào giữa ví dụ mà bạn đưa ra và vấn đề đang được bàn luận trong box này. Những cái mà bạn đưa ra không phải là "thiếu sót" vì khi dùng từ "thiếu sót" có cảm giác chủ thế sai lầm một cách không chủ đích, còn cái bạn đưa ra là biết mà vẫn vi phạm, huống hồ gì đó lại là những cái cơ bản nhất.

    Khi chuyển ngữ không thể nào tránh thiếu sót. Nhưng tùy vào mức độ cá nhận mà bạn xem những thiếu sót này là có thể bỏ qua hay không thôi. Bạn có thể cho mình một tác phẩm chuyển ngữ nào không hề có thiếu sót hay không?
     
    guesswho and chichi.myluckycharm like this.
  18. guesswho

    guesswho Lớp 3

    Dịch giả cũng có lỗi sai và đương nhiên chúng ta thừa nhận, nhưng cái quan trọng ở đây là sai có trầm trọng không, có nhiều không. Mình thì chưa từng thấy 1 bản dịch nào đúng 100%, một phần là dịch không thể như kiểu tính toán 1+1=2 được, mà có những cái phức tạp khi chuyển ngữ cảnh sao cho phù hợp với văn hóa và cách diễn đạt nữa. 1 câu có thể dịch theo văn phong khác nhau, nhất là văn học lại còn dịch sát nghĩa hay phóng tác nữa. Ok cái phần dịch sai ý do không hiểu rõ văn hóa tiệc trà hay bữa tối cũng là 1 lỗi, nhưng nó có trầm trọng quá không thể chấp nhận được hay không?

    Còn cái cô ca sĩ mà bạn nhắc đến thì nó chả liên quan gì cả, hát dở tức là bản thân giọng hát và cách hát của cô ta có vấn đề, chứ không phải là cô ta hát sai một vài từ trong lời bài hát, nên ví dụ nó đã chẳng ăn khớp với điều muốn nói đang được bàn luận lại nghe rất cùn.
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này