Đường Thi

Thảo luận trong 'Tủ sách Thi ca' bắt đầu bởi bichdinh, 4/10/13.

Moderators: Ban Tang Du Tử
  1. bichdinh

    bichdinh Lớp 6

    Đường Thi

    Trích:

    Lí Bạch đã nêu lên một quan niệm thơ độc đáo trong thế giới văn học của loài người ! Hiểu cách thứ nhất là : Bài thơ đồng nhất với nhà thơ, cùng với cây cỏ thoắt trở thành quá khứ (thiên cổ) sau khi bài thơ hoàn thành. Hiểu cách thứ hai : bài thơ và cây cỏ phút chốc trở nên nghìn năm, nghìn xưa (thiên cổ). “Cỏ cây” là hình ảnh đại diện của thiên nhiên hoang sơ. Bài thơ, nhà thơ cùng với cỏ cây trở thành một thứ “thiên nhiên” ư ? Mơ hồ nhất là ý nghĩa chữ “thiên cổ” . Câu thơ Lý Bạch hàm súc bí ẩn lạ, hiểu lẽ nào cho đúng ? Tiếc rằng soạn giả chưa tìm thấy nguyên vẹn bài thơ có câu thơ trên.

    Đọc một bài thơ hay, ta thấy cuộc sống trở nên thư thả, đôi mắt nhìn đời của ta sẽ khác. Thơ không thích hợp với “công nghiệp hoá hiện đại hoá” . Trộm nghĩ, thơ sẽ mãi mãi thủ công hoá và cổ điển hoá. Một cây bút, một mảnh giấy thêm vào một tâm hồn là đủ cho thơ . Đọc thơ rồi trò chuyện với nhau cũng thấy tâm đắc thú vị ở đời !

    Đường Thi và người Việt Nam

    Hai bên thân quen với nhau từ lâu lắm rồi, và không bao giờ tách ra được nữa. Đường Thi đã được Việt hoá nhuần nhuyễn. Nhiều bài thơ Việt Nam có thể gọi là “giá đáng Thịnh Đường ” như thơ của các nhà sư thời Lý, vua Trần, Nguyễn Trãi, vua Lê, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh …Đường Thi sẽ còn sống mãi cùng người Việt Nam .

    Tiêu chí lựa chọn tuyển tập “Đường Thi nhất bách thủ”

    100 bài lựa chọn sao cho thể hiện sự đa dạng phong phú của Đường Thi. Đặc biệt, trong tập thơ này có tới 11 bài được tuyển chọn vào sách giáo khoa Văn trung học, chưa kể ở đại học cao đẳng. 100 bài chỉ là con số nhỏ trong khoảng non nghìn bài lưu hành ở Việt Nam, trong tổng số khoảng 54 000 bài Đương Thi đã được sưu tập ở Trung Quốc. Nhưng đây là 100 bài ưu tú, nổi bật và khá quen thuộc với người Việt Nam. 100 bài được sắp xếp theo trật tự abc cho dễ lật đọc. Phần phụ lục chọn thêm 10 bài thơ đời Tống để tham khảo .

    Cách biên soạn từng bài thơ :

    Đầu tiên là văn bản nguyên tác, kế đó là phiên âm Bắc Kinh (pinyin, tiếng quan thoại, bạch thoại, tiếng phổ thông), phiên âm Hán Việt, dịch nghĩa và dịch thơ nếu có. Sau một số bài có chú thích cần thiết để hiểu bài thơ. Một số bài ghi thêm gợi ý cho SV khi học tập Văn học Trung Quốc. Có khi ghi cả lời bình tuỳ hứng của soạn giả.

    Lời bình này mang tính cá nhân, có thể gợi hướng phân tích cho học sinh, sinh viên . Cũng là ý kiến trao đổi cùng bạn tri âm tri kỷ. Tác phẩm nghệ thuật có thể hàm chứa những lớp ý nghĩa khác nhau .

    Mỗi người đọc có quyền cảm nhận riêng. Nếu là bài thi của học sinh sinh viên thì sao ? Trước hết GV có một đáp án mở. Đáp án đó có phần “cứng”, là nội dung khách quan của văn bản và ý tứ gợi ra từ cuộc đời của nhà thơ và hoàn cảnh đương thời. Học sinh sinh viên có thể cảm nhận theo chủ quan nhưng phải trên cơ sở ngôn từ nghệ thuật của tác phẩm. Cảm nhận đó phải mang tính văn chương, hợp lý, hợp thời thì mới được chấp nhận (“phần mềm”) . Đó là quyền tự do dân chủ sáng tạo của học sinh sinh viên khi làm văn, khác với sự cảm nhận tuỳ tiện lung tung, thiếu tính thẩm mĩ .

    Bạn đọc có thể xem nguyên tác Hán ngữ, ngắm mỗi bài thơ như một bức tranh. Mặt khác, phần phiên âm tiếng Trung khiến ta tự lẩm nhẩm đọc theo mà thực hành tiếng cũng rất lí thú.

    Hoàng đế Thuận Trị từng dạy hoàng tử Khang Hy rằng:
    立 身 以 至 诚 为 本 . 读 书 以 明 理 为 先
    Lập thân dĩ chí thành vi bản . Độc thư dĩ minh lý vi tiên .
    (Lập thân lấy sự chân thành làm căn bản. Đọc sách trước hết phải hiểu nghĩa lý )

    Với tập thơ này, soạn giả muốn nhấn mạnh câu thứ hai: đọc sách. Đọc thơ Đường cần nhất hiểu đúng nghĩa lý, việc dịch thành thơ Việt chưa quan trọng . Tài liệu này muốn hỗ trợ bạn đọc điều đó thôi. Nếu hiểu câu thứ hai (đọc sách) ắt sẽ tâm đắc câu thứ nhất (lập thân)

    Đi vào Đường Thi, chúng ta lạc vào một thế giới khác, cổ xưa mà hiện đại. Giữa thời buổi nhiễu loạn các loại hình giải trí, tìm đến thơ cổ điển là tự vệ tự bảo hiểm không để rơi vào tình trạng đánh mất mình, khả dĩ chống lại những thứ hào nhoáng phù du thời thượng. Sự thanh tĩnh, ấm áp tâm hồn do thơ cổ điển mang lại thực là một điều thú vị lắm.



    Trên là đoạn trích của một nhà bình luận văn học về thơ của Lý Bạch, tôi cũng không nhớ rõ tên. Bởi vì file này là file pdf, những bài thơ trong đây bao gồm chữ hán, phiên âm, và còn dịch nghĩa nữa. Tôi sợ khi chuyển sang prc sẽ gây ra nhiều sai sót so với nguyên bản nên tôi giữ nguyên gốc là pdf không chuyển đổi. Trong cuốn đường thi này bao gồm rất nhiều bài thơ đường mà khi các bạn xem các phim xưa Trung Quốc thì mọi người ở thời đó đều thuộc làu làu. Hì hì, mong các bạn bỏ quá cho.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Nguồn: TVE (anhhung9x post 05.2006)
     
    Last edited by a moderator: 9/5/15
    chodomka, Ban Tang Du Tử and Mary like this.
Moderators: Ban Tang Du Tử

Chia sẻ trang này