Thảo luận Giã trong giặc giã là gì?

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi Đoàn Trọng, 12/8/21.

Moderators: amylee
  1. Cloud Moon Tran

    Cloud Moon Tran Mầm non

    Chẳng biết nói gì với kiểu văn như bác Jan?

    Bác kiểu rất định kiến với bọn cháu thì phải.

    Bác nói nhẹ nhàng, tử tế. Thì chúng cháu mới phục chứ, bác toàn nói thái độ tiêu cực thôi.
     
  2. Cloud Moon Tran

    Cloud Moon Tran Mầm non

    Thực trạng gì?
     
  3. Cloud Moon Tran

    Cloud Moon Tran Mầm non

    Post này bị làm sao mà phải xoá vậy admin?
     
  4. Cloud Moon Tran

    Cloud Moon Tran Mầm non

    Ý bạn muốn nói chủ đề của tôi hả?
     
  5. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    @Phùng Nga từ giả này nhiều nghĩa quá bạn nhỉ?
    Có khi nào nó cũng cùng sắc nghĩa với độc giả, dịch giả, binh giả/gia không bạn?
    Diễn đàn có bản full của Quấc Âm tự vị chưa?
     
    Dr. No thích bài này.
  6. Cloud Moon Tran

    Cloud Moon Tran Mầm non

    @Dr. No Tôi đâu có biết.
     
  7. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Đó là vấn đề phát âm. Người miền trong hay phát âm và viết lẫn lộn giữa các thanh hỏi, ngã. Bạn có thể xem lại 1 số từ khác tương tự trong từ điển đó.
    Hơn nữa, ĐNQATV được viết khi quốc ngữ chưa định hình chắc chắn nên chỉ dùng để khảo cứu chứ không lấy làm chuẩn được. VD bây giờ bạn có viết là Quấc hay Huình không?
     
  8. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Quấc âm tự vị giống như version 1 hoặc sớm hơn nữa là bản beta vậy, tuy chạy không được mượt mà hiệu quả nhưng lại cho thấy tình hình lúc đó.

    Cá nhân mình thấy "quấc" chuẩn hơn về âm so với từ "quốc" mà chúng ta gọi là "định hình chắc chắn" như ngày nay.

    Hơn nữa lịch sử chữ quốc ngữ buổi đầu được áp dụng rất sớm ở miền Nam và từ báo chí sách vở miền Nam mà giúp cho thứ chữ này trở thành linh hồn như hiện tại, cho nên là yếu tố miền Nam của nó là không thể coi nhẹ.

    Mình thấy mấy bạn miền Bắc hiện nay rất hay bắt lỗi chính tả người miền Nam. Lướt một vòng utube với tiktok là thấy rõ. Nhưng bắt lỗi là không thỏa đáng, miền Nam tự có lấy cách đọc của riêng mình và như đã nói cách viết miền Nam là cách viết rất sớm và hình thành độc lập của chữ quốc ngữ. Với lại viết trên mạng xã hội chứ có làm tập làm văn hay viết luận án đâu mà...

    Hiện tay các tên gọi như Nhựt, Phước... Có chứng minh nhân dân, hộ chiếu đàng hoàng, các bạn cho là sai chính tả được không? Nó đi ra từ tiếng nói và cách viết của người miền Nam mà.
     
    Đoàn Trọng thích bài này.
  9. Cloud Moon Tran

    Cloud Moon Tran Mầm non

    Người miền Nam không phân biệt được dấu hỏi với ngã, thường phát âm sai các từ có hai dấu này.

    Người miền Bắc ngọng chữ l và n như người Nam Định chẳng hạn.

    Bạn anh chắc cũng nhiều tuổi rồi, viết được dài quá

    @quang3456: Bạn viết ngắn nhưng mà rất mượt. Ai trong diễn đàn này có quá trình sử dụng diễn đàn lâu cũng đều biết đến Quấc Tự Âm Vị. Mình còn phải học hỏi nhiều!
     
  10. Đoàn Trọng

    Đoàn Trọng Lớp 11

    Cảm ơn mọi người rất nhiều. Ý kiến đóng góp của mọi người thật quý báo.
     
  11. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Thật ra không phải là "không phân biệt" được hay "phát âm sai" đâu. Một, nếu không phân biệt được thì toàn bộ các trường đại học miền Nam sẽ không có sinh viên mất thôi, vì mấy bạn ấy viết sai hỏi ngã hết thì đậu được cái nỗi gì ^^

    Nói cho hợp lý hơn, và cũng phản ánh đúng bản chất của vấn đề này là do tiếng miền Nam nó như vậy rồi, miền Nam phát âm gộp lại thành một dấu hỏi duy nhất, nhưng khi viết ai sai chính tả bị trừ điểm gáng chịu, chứ viết văn làm luận án vẫn viết đúng chớ có sai đâu, đừng bẩu mình là do được biên tập lại nha, vậy mấy ông biên tập, hướng dẫn luận án đó, cũng miền Nam không đó chứ miền nào ^^


    "l" với "n" này có trong SGK hẳn hoi, mục đích là cho biết tất cả các miền đều có đặc trưng riêng không hẳn là nên coi đó như một lỗi gì nghiêm trọng. Tuy nhiên tình trạng đó cũng không tốt, rất hên là cả nước đã có bộ quy chuẩn tiếng Việt để viết chung cho cả 3 miền, điều này rất tốt, nhưng cũng xấu không kém, người Bắc thì bắt dấu ngã của miền Nam, người Nam thì bắt chữ "l", "n" của miền Bắc, cả nhiều chữ khác như dồi/rồi, bẩu/bảo, ngầu/ngồi....


    1995 nhé, thắc mắc tuổi của tui hoài mệt quá :D
     
  12. Cloud Moon Tran

    Cloud Moon Tran Mầm non

    Giỡn chơi à, thua tui 10 tuổi mà giỏi đến thế cơ à!?
     
  13. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Xem bio đi tèn ơi, mình tham gia tve-4u từ 2015, một dạng ma cũ thôi à.
     
  14. Cloud Moon Tran

    Cloud Moon Tran Mầm non

    Vậy thì khen tuổi trẻ tài cao vậy! Quá giỏi.
     
  15. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Cảm ơn bạn. Chuyện phát âm hay tên gọi khác nhau của các địa phương gọi là thổ âm, phương ngữ. Tôi nhớ có 1 chuyện cười: trong chiến tranh có cô giao liên dẫn đoàn bộ đội đi, cô hỏi "Các đồng chí đã đụ (đủ) chưa?". Các anh bộ đội trả lời: "Đụ rồi".
    Chuyện vui thôi nha, không lại có bạn bảo "chửi cha không bằng pha tiếng".
     
    Đoàn Trọng thích bài này.
  16. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Vậy cô ấy người miền Trung nhỉ ^^
     
    quang3456 thích bài này.
  17. Cloud Moon Tran

    Cloud Moon Tran Mầm non

    Đọc bài viết của bạn thấy không những phải học tiếng Anh mà tiếng mẹ đẻ cũng phải còn học rất nhìu
     
    quang3456 thích bài này.
  18. Cloud Moon Tran

    Cloud Moon Tran Mầm non

    "Đụ" là phương ngữ miền Trung sao? Mình có xem video hài gây cười của Paris by night khi còn học ở Ru vào những năm 2009, xem video cũng có tình huống như vậy nè: Cô gái cứ một mực nói rằng mình ngủ chưa đủ giấc. Còn người quen cứ hỏi cô "ngủ chưa đụ à". Từ đó mình mới biết đến cách trêu cười người miền Trung? về kiểu nói này của họ.
     
  19. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Quốc ngữ hiện nay có rất nhiều sai sót về quy tắc đánh vần, phát âm, điều này ai cũng biết. VD tại sao phải viết là nghi, nghe... mà không là ngi, nge... Vì vậy giáo sư Bùi Hiền mới định cải cách chữ viết. Nhưng quốc ngữ đã được định hình rồi nên ổng bị phản đối.
    Thổ âm, phương ngữ làm nên phong cách đặc sắc của vùng miền, nếu bắt cả nước phải nói và viết như nhau thì cũng mất hay.
    VD nghe phước, kiểng, vô, hông... là biết người miền nào. Một phần do phát âm, vd không- hông. Một phần do ngữ hệ, vd vô- chô tiếng Khmer. Một phần do kỵ húy, vd phúc, cảnh... Hồi xưa còn kỵ húy chữ Ánh, đọc truyện của Hồ Biểu Chánh toàn viết là yếng sáng.
     
    Đoàn Trọng and tran ngoc anh like this.
  20. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Miền Trung phát âm lệch dấu đi rất nhiều.

    Có giả thuyết từ cuốn "Có 500 năm như thế" của bác Hồ Trung Tú cho rằng:

    quá trình di cư khai hoang của cha ông ta từ vùng đồng bằng sông Hồng vào miền Trung (nói tóm lượt chứ quá trình nó phức tạp và nhiều đợt, nhiều chỗ cụ thể ở miền Trung chứ không phải chung chung và đều đặn), chỉ đem theo thằng con trai đi cùng ông bố.

    Lẽ tự nhiên sẽ cưới vợ Chăm, người mẹ Chăm này sẽ nói tiếng Việt bằng chất giọng Chăm, dạy những đứa con lai nói theo giọng Chăm đó. Lâu dần hình thành nên chất giọng đặc biệt của người miền Trung.

    Chủ đề này rất ít sách nói, lại một giả thuyết táo bạo như vậy càng ít.

    Nếu để ý chất giọng của các bạn dân tộc miền núi, họ nói tiếng Việt cũng kiểu "không bỏ dấu" lớ lớ lợ lợ vậy. Âu cũng là tính chất chung của các dân tộc rồi. Người Singapore khi nói tiếng Anh cũng hình thành thứ Singlish thương hiệu của họ.
     
    Đoàn Trọng and quang3456 like this.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này