LS-Thế giới Giờ Phút Cuối Cùng Của 9 Vị Nguyên Soái Trung Quốc - La Nguyên Sinh

Thảo luận trong 'Tủ sách Lịch sử - Địa lý' bắt đầu bởi Bọ Cạp, 30/3/17.

Moderators: Bọ Cạp
  1. Bọ Cạp

    Bọ Cạp Moderator Thành viên BQT

    cover 9.jpg
    somicover9.jpg
    • Giới thiệu
    «Diệp Kiếm Anh, Bành Đức Hoài, Trần Nghị, La Thuỵ Khanh, Hứa Thế Hữu, Lưu Bá Thừa, Nhiếp Vinh Trăn, Dương Dũng, Hoàng Khắc Thành», là những tên tuổi lừng lẫy một thời trên đất nước Trung Hoa cũng như trên toàn thế giới. Họ là những người tiên phong sáng lập nên đất nước Trung Hoa Cộng Hòa, là tấm gương ngời sáng về tinh thần dũng cảm, không chịu lùi bước, cúi đầu, kể cả trong những hoàn cảnh khó khăn, gian khổ nhất.
    Vào những giây phút cuối cùng của cuộc đời, khi nằm trên giường bệnh, 9 vị nguyên soái Trung Quốc đã suy nghĩ về điều gì? Về ý nghĩa của cuộc sống? Về những năm tháng «“ngựa sắt, giáp vàng”» đã trở thành quá vãng? Hay là những tình cảm thiêng liêng về quê hương, đất nước, gia đình... không thể chia cắt?...
    Đáp ứng nhu cầu được tìm hiểu thông tin về những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử đất nước Trung Quốc của bạn đọc, Nhà xuất bản Lao Động xuất bản cuốn: «“Giờ Phút Cuối Cùng Của 9 Vị Nguyên Soái Trung Quốc”» của tác giả La Nguyên Sinh do Nhà xuất bản Thụy Niên, Trung Quốc ấn hành. Cuốn sách đề cập đến cuộc sống của những vị tướng lập quốc này trong giây phút lâm chung - thời điểm mà họ đã bộc lộ rõ nhất cá tính độc đáo và thế giới nội tâm của những con người phi phàm. Chúng tôi coi đây là cuốn sách tham khảo có ích, đáp ứng đúng nhu cầu thông tin của đông đảo độc giả hiện nay.
    Dù rất cố gắng nhưng cuốn sách chắc chắn còn những hạn chế khó tránh khỏi, cũng như còn những đánh giá mang tính chủ quan, rất mong được độc giả lượng thứ và góp ý chân thành.
    -----★-----
    • Nguồn: Waka
    • Hồi phục bìa: @Ngọc Sơn
    • Tạo ebook: @inno14
    • Soát & Sửa: @V/C
    -----★-----
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 30/3/17
  2. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Đây hình như chỉ có 5 người là nguyên soái thôi.
     
  3. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Chính xác. Ta có thể tìm được danh sách 10 nguyên soái tại trang wikipedia. Và khi so sánh ảnh thì có thể thấy rằng NXB đã tạo bìa sách từ những tấm ảnh này, những vị không có trong sách cũng cho lên ảnh (vì là ảnh nguyên soái) ví dụ Hạ Long hay Chu Đức. Chỉ có tay Lâm Bưu phản quốc nên không được chọn ảnh =))

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Ví dụ cái gã hứa thế hữu chỉ huy cuộc xâm lược nước ta thì chỉ là thượng tướng thôi.

    Đây là một hình thức lừa bịp độc giả.
     
    all41hai thích bài này.
  4. V/C

    V/C Mầm non

    Cuốn này có 2 thượng tướng, 2 ông thì chỉ nói tướng, rồi tư lệnh.
    Tay Hứa Thế Hữu nướng không ít lính trên đất ta - chiến thuật lấy thịt đè người thất bại.
    Các bác đã đọc cuốn Sau Bức Màn Đỏ chưa?
     
  5. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Đã wiki thì wiki cho trót.

    Nguyên soái hay Thống chế?
    Nếu như trong các ngôn ngữ châu Âu, thuật ngữ này hầu như thống nhất: Maréchal (Pháp), Marshal (Anh), Маршал (Nga), Marschall (Đức)... thì trong tiếng Việt, danh xưng Nguyên soái và Thống chế lại không đồng nhất dù chúng thường được dùng để chuyển ngữ một cấp bậc duy nhất.

    Trong lịch sử thời phong kiến của các quốc gia Đông Á, chức vụ Nguyên soái (元帥) với ý nghĩa thống soái tối cao của quân đội, do hoàng đế bổ nhiệm có tính thời vụ trong những chiến dịch lớn, quan trọng. Trong khi đó, chức vụ Thống chế (統制) chỉ thuần túy mang tính chất một chức vụ võ quan cao cấp trong triều đình. Dù 2 danh xưng này hoàn toàn không tương ứng nhưng cũng có thể thấy danh hiệu Nguyên soái cao hơn danh hiệu Thống chế.

    Mãi đến năm 1872, lần đầu tiên cấp bậc Nguyên soái được thành lập trong hệ thống cấp bậc của Lục quân Đế quốc Nhật Bản. Danh xưng quân hàm này dù sau đó không tồn tại trong quân đội Nhật Bản kể từ sau năm 1945, nhưng nó vẫn được sử dụng tại các nước Đông Á khác như Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Đại Hàn Dân quốc, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa...

    Không rõ danh xưng Thống chế được dùng trong tiếng Việt từ khi nào, và vì sao được xem là tương đồng với danh xưng Nguyên soái? Nhưng dù sao, một thông lệ không rõ ràng được dùng chuyển ngữ trong các tài liệu Việt Nam ở quốc nội như sau:

    Thuật ngữ "Thống chế" được dùng để chuyển ngữ các quân hàm tương tự Field Marshal (Anh) hoặc Maréchal (Pháp) của các nước phương Tây;
    Thuật ngữ "Nguyên soái" được dùng để chuyển ngữ các quân hàm tương tự Маршал (Marshal) của Liên Xô và các nước thuộc cộng đồng Xã hội chủ nghĩa trước kia.
    Có lẽ đây là do sự ảnh hưởng của Chiến tranh lạnh chăng? Điều này dẫn đến nhiều nhầm lẫn khi chuyển ngữ, đặc biệt như cấp bậc Wonsu của Hàn Quốc dịch nguyên nghĩa là Nguyên soái, chuyển ngữ lại là Thống chế, theo hệ thống cấp bậc thì lại dịch là Thống tướng. Tất nhiên, chẳng có cái nào sai nhưng cũng chỉ đúng tương đối.

    Nhưng dù sao, thuật ngữ Nguyên soái là chính xác nhất khi dùng chuyển ngữ cho cấp bậc Marshal.
     
    viettran_ru thích bài này.
  6. summer_bkarda

    summer_bkarda Lớp 3

    = )) Anh Bưu có phản thì là phản anh Mao, có liên quan gì tới NXB Lao động đâu mà né ra nhỉ?
     
  7. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Nxb LĐ né anh Mao thì phải té anh Bưu chớ sao.
     
  8. V/C

    V/C Mầm non

    Cuốn này thuộc dạng hội nghị xong thì hô “muôn năm" rồi vỗ tay, sau đó giải tán dự tiệc.
     
  9. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Làm xong mới biết hay là biết mà vẫn làm đấy?
     
  10. V/C

    V/C Mầm non

    Làm mới biết, chứ biết thì nghỉ cho khỏe rồi.
    Cái dở của làm ebook là: Biết hay mới làm thì phải đọc, mà đọc rồi thì chẳng hứng thú để làm.
     
    sadec2 thích bài này.
  11. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Có gì lạ đâu, như từ President lúc thì dịch là tổng thống, lúc thì dịch là chủ tịch.
    Nguyên soái thì đúng là chỉ có tính thời vụ, chỉ người thống soái tối cao của 1 chiến dịch, 1 cánh quân... nên có khi có trung quân nguyên súy, hậu quân nguyên súy...
     
  12. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Tiết chế thống lĩnh? Hehe
     
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này