Kinh điển Giờ thứ 25 - Constantin Virgil Gheorghiu

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học nước ngoài' bắt đầu bởi nguyenthanh-cuibap, 17/2/17.

  1. nguyenthanh-cuibap

    nguyenthanh-cuibap Cử nhân

    GIỜ THỨ 25
    Tác giả: ConstantinVirgil Gheorghiu
    Dịch thuật: Lê Ngọc TrụVõ Thị Hay
    Theo Bản Dịch La Vingt - Cinquième Heure Của Monique Saint - Côme
    Xuất bản: Gió Bốn Phương
    Saigon 1967
    Nguồn: vietmessenger

    [​IMG]
    THAY LỜI TỰA
    Đối với Xã hội kỹ-thuật-hóa, đây là một mặt thật của Kiếp người, sống trong thời buổi giá trị con người bị tiết-giảm xuống con số không: nhân vị, cá nhân, tình cảm hầu như không còn nữa.
    Máy móc. Tất cả đều sử dụng theo máy móc, đều hành động một cách máy móc, nên con người cũng bỏ lần nhân cách để theo kịp đà tiến-hóa kỹ-thuật rồi trở thành nô lệ cho kỹ-thuật và lôi cuốn đồng loại mình vào trận cuồng phong, vào vực thẳm.
    Có còn chăng chút hy vọng lập lại xã hội loài người, như lời mục sư Kogura, trong truyện:
    "Sau rốt, Chúa lại đến phải xót-thương con người, như Chúa đã "từng thương-hại nhiều lần. Và, giống chiếc thuyền của ông Noé trên "lượn sóng trận đại-hồng-thủy, vài người thật là người, còn giữ được "chân tính, sẽ nổi trôi trên trận vận xoáy nhiễu loạn của đại nạn tai-"ương tập thể này. Và chính nhờ mấy người ấy mà loài người sẽ được "bảo tồn cứu vãn, như đã trải qua bao lần trong lịch sử".

    Lời dịch giả

    [​IMG]
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 6/4/17
  2. mytho

    mytho Lớp 9

    Mobi
     

    Các file đính kèm:

    lecanhcuong, minhp, hoang.le and 16 others like this.
  3. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Cuốn này kinh điển mà nhiều lỗi chính tả quá, thật đáng tiếc! Nếu có sách giấy trong tay thì có lẽ cũng bỏ công ra ngồi check lại chính tả.
     
    nguyenthanh-cuibap and Cải like this.
  4. Caruri

    Caruri Lớp 10

    Tôi check chính tả tập 1 dựa trên bản scan của bác @sadec1. Up kèm ở đây. Một số chi tiết sửa đổi:
    * Sửa rất nhiều lỗi chính tả
    * Thêm đánh số trước các phần nhỏ mà bản text đã lược so với sách in

    Tập 2 đã sửa xong dựa trên bản scan của bác @cailubietdi. Mời các bạn!

    cover.jpg
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 29/10/17
  5. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Đôi nét về dịch giả Lê Ngọc Trụ

    Le Ngoc Tru.jpg

    Tiểu sử

    Lê Ngọc Trụ sinh ngày 25/3/1909 là Giáo sư ngôn ngữ học, nhà nghiên cứu Việt Nam, bút hiệu Ngọc Toàn, nguyên họ là Lê Văn, đến đời ông nội đổi là Lê Ngọc, quê ở Cây Gõ, Châu thành Chợ Lớn nay thuộc Quận 5 TP HCM.

    Thuở nhỏ học tại trường tỉnh Phú Lâm (Chợ Lớn), trường Sư phạm Sài Gòn.

    Năm 1929 tham dự cuộc bãi khóa (ngày 17-5) bỏ thi nên “không có mảnh bằng gì cả”.

    Từ năm 1932-1945 ông ở nhà trông coi tiệm vàng Lê Văn Ngữ (cha vợ) ở Chợ Lớn. Trong thời gian này ông ra công tự học về ngữ học để nghiên cứu tiếng mẹ đẻ. Từ năm 1946 làm phó Thủ thư rồi chủ sự phòng sưu tầm Thư viện và có chân trong Hội Khuyến học Nam Kỳ. Sau năm 1954 làm Giám đốc Viện Khảo cổ, Thư viện Quốc Gia, Giáo sư tại Đại học Văn Khoa Sài Gòn phụ trách ban ngôn ngữ học.

    Lê Ngọc Trụ bước vào làng văn từ những năm còn làm thợ bạc ở Chợ Lớn. Do tiếp xúc nhiều với các khách hàng người Hoa, ông thấy cách đọc của đồng bào Hoa kiều - gốc Quảng Đông - có những điểm tương đồng và dị biệt với cách phát âm tiếng Việt. Từ đó ông trực tiếp nghiên cứu và phát kiến nhiều suy nghĩ với những kiến giải mới mẻ, khoa học về cách phát âm của hai loại tiếng nói này. Cuối cùng ông rút ra được một số điểm đặc thù và một số nét đặc trưng để áp dụng vào chính tả tiếng Việt. Công trình của ông có tên là Luật tứ thinh và luật hỏi ngã (công bố trong tập kỉ yếu hội Khuyến học Nam Kỳ tháng 1-1943, nhà in Mỹ Khoan, Chợ Lớn). Chuyên đề này sau đó được tác giả chính lí, bổ sung sắp đặt thành một đề sách có tên Chánh tả Việt ngữ (Nam Việt xuất bản, Sài Gòn, 1954). Sách được tái bản nhiều lần. Công trình này đã giúp ích rất nhiều cho người Việt - Trung, Nam, Bắc - viết ít sai chính tả hơn. Đây là một cống hiến sáng giá và sớm nhất về chính tả tiếng Việt mà ông đã nghiên cứu trong nhiều năm.

    Do thành quả lao động học thuật, năm 1968 ông được phong Giáo sư diễn giảng rồi thực thụ thuộc Viện Đại học Sài Gòn. Năm 1977 ông nghỉ hưu, mất ngày 11 tháng 8 năm 1979 tại Sài Gòn.

    Tác phẩm
    (Nguồn: sachxua.net)

    Võ Thị Hay là vợ của Lê Ngọc Trụ. Cặp vợ chồng đứng tên dịch như này tương tự như Huỳnh Kim Oanh và Phạm Viêm Phương.
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/9/17
    Lan Giao, utitgg, Cải and 2 others like this.
  6. V/C

    V/C Mầm non

    Xong chưa, đợi mãi.
    Cuốn Thầy Lang đã trật mất.
     
    vinaguy thích bài này.
  7. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Chú đã nghe câu "Đợi chờ là hạnh phúc" chưa? :D Đợi tí đi, cuốn này đọc nặng nề, hôm nào mà tâm có tĩnh thì đọc mới vào, không có thì mệt lắm.
     
  8. V/C

    V/C Mầm non

    Cũng nên trình bày lại lời thoại, đã gạch đầu dòng rồi còn nháy, để in nghiêng thì hợp lý hơn.
    Bác không làm thì em đọc rồi sửa lại, dạng văn bản kiểu cũ là nuốt không vô.
     
    Sophia thích bài này.
  9. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Nhận hàng nhé @V/C.

    Gạch đầu dòng nháy là kiểu hai gạch bây giờ, có vài chỗ vậy thôi kệ nó đi, chú đọc thích sửa lại thì sửa.
     
  10. V/C

    V/C Mầm non

    OK.
    Cảm ơn bác!
    Trình bày là do sở thích thôi. Bác làm text thì em cha cả yên tâm.
     
  11. V/C

    V/C Mầm non

    Sẽ đề nghị xóa topic này nhé! Chúng ta sẽ đưa bản tốt nhất.
     
  12. pekcari

    pekcari Mầm non

    Bạn ơi cái link ở dưới là cả 2 quyển hay chỉ là quyển 2 ạ
     
  13. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Cả hai tập. Down về kiểm tra lướt lướt có một tẹo mà bạn cũng ngại à?
     
    pekcari thích bài này.
  14. pekcari

    pekcari Mầm non

    dạ cảm ơn bạn >.<
     
    Caruri Tlkd thích bài này.

Chia sẻ trang này