Đánh máy Giọt máu chung tình - Tân Dân Tử

Thảo luận trong 'Dự án eBook cho Thư viện' bắt đầu bởi 4DHN, 10/7/15.

Moderators: rhea, thuannguyen1088
  1. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    [​IMG]

    Tác phẩm: Giọt máu chung tình


    Tác giả: Tân Dân Tử


    Khổ sách:12cm x 19cm


    Số trang:163


    Nhà sách Phạm Văn Cường – Sài Gòn 1954


    Nguồn file scan: @khiconmtv


    Link download các gói: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    BẢNG PHÂN CÔNG ĐÁNH MÁY


    Hồi 1 – Hồi 2: 4DHN (done)

    Hồi 3 – Hồi 4: @bablu (done)

    Hồi 5 – Hồi 6: @hoanguyentran (done)

    Hồi 7 – Hồi 8: @ThanhVan (done)

    Hồi 9 – Hồi 10 – Hồi 11: @NinhRua (done)

    Hồi 12: @ThanhVan (done)

    Hồi 13 – Hồi 14: @ichono87 (done)

    Hồi 15 – Hồi 16: @ThanhVan (done)

    Hồi 17 – Hồi 18: @ThanhVan (done)

    Hồi 19 – Hồi 20: @bablu (24-8) (done)

    Hồi 21 – Hồi 22: @bablu (24-8) (done)

    Hồi 23: @ThanhVan (done)

    Hồi 24: @ThanhVan (done)

    Hồi 25

    Hồi 26

    Hồi 27 - 1

    Hồi 27 – 2

    Hồi 28



    Thời hạn hoàn thành là 1 ngày 2 trang. File word hoàn thành xin gửi về địa chỉ [email protected]

    Vì địa chỉ mail ở trên dùng chung cho nhiều dự án nên khi gửi bản word về đó các bạn vui lòng cho các thông tin: Tên (các) gói, tên sách - tên tác giả vào tiêu đề của mail nhé!

    Ví dụ: tôi sẽ điền vào tiêu đề mail của tôi gửi về [email protected] là: "Gói 1, dự án Giọt máu chung tình – Tân Dân Tử."

    Phụ trách dự án @4DHN.

    Mời các bạn tham gia dự án!

    Xin cảm ơn!

    Lưu ý: Cuốn này ở tập 2 thiếu 4 trang: 52, 53, 72, 75. Các bạn cứ bỏ lại, tôi sẽ bổ sung đủ. cute_smiley26


     
    Chỉnh sửa cuối: 1/10/15
    kute9x908, ichono87, tamchec and 3 others like this.
  2. bablu

    bablu Mầm non

    Cho mình lấy hồi 3, 4 nhé cute_smiley81
     
    4DHN thích bài này.
  3. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Xác nhận đăng ký của bạn. Cảm ơn bạn nhiều! :rose:cute_smiley20cute_smiley26
     
    bablu thích bài này.
  4. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Đã nhận được file của bạn bablu, cảm ơn bạn nhiều! cute_smiley20cute_smiley26:rose::rose::rose:
     
  5. hoanguyentran

    hoanguyentran Mầm non

    4DHN thích bài này.
  6. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Bạn có thể download Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link được không? Nếu không được thì mai tôi gửi vào email bạn vì tôi đã tắt laptop rồi và đang dùng tab để trả lời bạn.
     
  7. hoanguyentran

    hoanguyentran Mầm non

    mình down được rồi, khi nào xong sẽ gửi ngay. Nhưng văn bản là của miền nam nên có một số từ mình đọc chưa hiểu lắm nhờ các bạn soát lỗi kiểm tra giùm
     
    4DHN thích bài này.
  8. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Bạn cứ đánh nguyên văn và giữ đúng định dạng nhé. :D

    Cảm ơn bạn đã tham gia dự án! :D
     
  9. chunhocnhoxiu

    chunhocnhoxiu Mầm non

    lâu lắm mới thấy bạn 4DHN tái xuất giang hồ :) từ hồi TVE sập h mới gặp cố nhân! Dạo này mình bận quá không có thời gian, không thì cũng nhận một phần :( Thôi comment cổ vũ các bạn vậy!
     
    4DHN thích bài này.
  10. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    cute_smiley23cute_smiley23cute_smiley23
    Người nói câu này là tôi mới phải!
     
    kuakangxanh thích bài này.
  11. kuakangxanh

    kuakangxanh Lớp 1

    Tôi ơi đừng khóc, Kua dỗ nè... :kiss:
    3D_373D_373D_37
     
    4DHN thích bài này.
  12. NinhRua

    NinhRua Mầm non

    Mod cho em 1 slot nha. Em dư kĩ năng đánh 2 trang 1 ngày cute_smiley8
     
    4DHN thích bài này.
  13. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Bạn đánh 9, 10 và 11 nhé! :rose:
     
  14. NinhRua

    NinhRua Mầm non

    okie bác :D
     
    4DHN thích bài này.
  15. ichono87

    ichono87 Lớp 7

    Bác ơi, cho em đăng ký Hồi 13 và Hồi 14 nhé
     
    4DHN thích bài này.
  16. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Xác nhận đăng ký, bạn cứ đánh nguyên văn nhé để không làm thay đổi văn phong tác phẩm. :D
     
    ichono87 thích bài này.
  17. ThanhVan

    ThanhVan Mầm non

    Mình đăng ký Hồi 15 & 16; 17 & 18 luôn nhé!
     
    4DHN thích bài này.
  18. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Xác nhận đăng ký. Cảm ơn bạn! :D
     
  19. ichono87

    ichono87 Lớp 7

    Về Gò Công nghe chuyện Võ Đông Sơ

    Từ thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang) đi về phía biển gần 40 cây số là tới thị xã Gò Công, vùng đất đã từng cống hiến cho triều Nguyễn 2 bà hoàng hậu là bà Từ Dũ và Nam Phương Hoàng Hậu. Tiếp tục đi về hướng biển thêm khoảng 5 cây số là đến ấp Gò Tre – xã Long Thuận – thị xã Gò Công. Đây là vùng đất nổi tiếng với trái sơ ri. Bên con đường nhựa nhiều xe cộ qua lại, cạnh gốc cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, giữa khu vườn cây dại mọc um tùm là ngôi cổ miếu nhỏ dột nát, rêu phong, trên tấm biển ghi: Di tích Văn hóa Lịch sử cấp tỉnh – Miếu thờ Hoài Quốc Công Võ Tánh, thân sinh của chàng trai Võ Đông Sơ trong câu chuyện tình nói trên.

    Sử sách ghi rõ: Võ Tánh sinh năm 1768, quê gốc ở làng Phước Tỉnh thuộc tỉnh Trấn Biên (nay là Bà Rịa – Vũng Tàu). Cha mẹ mất sớm, Võ Tánh cùng với người nhũ mẫu trôi dạt về vùng Gò Công ngày nay. Nhờ sức khỏe hơn người, Võ Tánh khi lớn lên trở thành chàng trai khỏe mạnh, giỏi võ và gan dạ.
    Vùng Gò Công khi ấy còn nhiều cọp, cá sấu, Võ Tánh đã đã tập hợp thanh niên trong vùng thành lập “đoàn quân nghĩa dõng” tổ chức đánh cọp, diệt cá sấu để đem lại cuộc sống yên bình cho người dân. Vùng đất một bên là biển, một bên là rừng này cũng là nơi tụ tập, hoạt động của nhiều băng nhóm trộm cướp, “đoàn quân nghĩa dõng” của Võ Tánh cũng thường xuyên trấn áp trộm cướp, trừ gian diệt bạo, giữ an lành cuộc sống cho người dân vùng Gò Công.

    Vùng đất heo hút Gò Công không trói buộc nỗi chí trai, Võ Tánh đã cùng “đoàn quân nghĩa dõng” do mình tổ chức giương cờ phò Chúa Nguyễn Phúc Ánh trong cuộc đối đầu với anh em nhà Tây Sơn. Sau khi lập nhiều chiến công, Võ Tánh được Chúa Nguyễn Ánh gả em gái là công chúa Ngọc Du, họ có được 1 đứa con trai đặt tên là Võ Đông Sơ.

    [​IMG]
    Miếu thờ Hoài Quốc Công Võ Tánh.

    Nhờ lập được nhiều công trạng, Võ Tánh rất được Chúa Nguyễn Ánh tin dùng, được giao trấn thủ thành Bình Định, là thành tiền tiêu, có ý nghĩa chiến lược trong cuộc đối đầu Nguyễn Ánh – Tây Sơn. Đến khi quân Tây Sơn bao vây thành với lực lượng hùng hậu, trong khi lực lực cứu nguy của Nguyễn Ánh đã bị chia cắt, biết không thể đương đầu trong cuộc chiến không cân sức, Võ Tánh đã chủ động gửi thư cho quân Tây Sơn xin đừng tàn sát binh sĩ, ông sẽ đầu hàng và nộp thành.

    Được sự chấp nhận và cam kết từ phía Tây Sơn không giết hàng binh, ngày 7.7.1801 Võ Tánh đã uống chung rượu tiễn biệt với binh sĩ, rồi lên trên tường thành tự thiêu trước sự chứng kiến của quân sĩ hai bên. Các tướng lĩnh Tây Sơn không chỉ giữ đúng lời hứa không giết hại binh sĩ bại trận, mà còn tỏ thái độ khâm phục nghĩa cử anh hùng của Võ Tánh. Khi Nguyễn Ánh lên ngôi Vua vào năm 1802, một trong những quyết định đầu tiên là truy tặng Võ Tánh danh hiệu “Dực vận Công thần Thái úy Quốc công”. Về sau Vua Minh Mạng truy phong Võ Tánh là Hoài Quốc Công.

    Sau khi Võ Tánh qua đời, người dân Gò Công đã lập miếu thờ để ghi nhớ công ơn của ông đối với vùng đất này cũng như chí khí anh hùng của ông khi một mình tự thiêu để cứu ba quân. Về sau, chàng thanh niên Võ Đông Sơ khi đã trưởng thành đã một mình phi ngựa từ Bình Định vào Gò Công thăm quê cha và ghé đốt nhang, ngủ đêm trong ngôi miếu thờ Hoài Quốc Công Võ Tánh. Hàng năm vào các ngày 26 và 27 tháng 5 âm lịch, người dân Gò Công tổ chức cúng Võ Tánh khá tươm tất như là một lễ hội nhỏ trong vùng. Năm 2005 miếu thờ Võ Tánh được công nhận Di tích Văn hóa Lịch sử cấp tỉnh.


    ...

    Vào khoảng đầu thập niên 1960, ở Sài Gòn xuất hiện cuốn sách nhỏ (có hình minh họa) viết về tình sử Võ Đông Sơ – Bạch Thu Hà. Cuốn sách ghi rõ: Võ Đông Sơ là con của Hoài quốc Công Võ Tánh và công chúa Ngọc Du; Bạch Thu Hà là con quan Tổng trấn Tây Thành. Sau khi Võ Tánh và Ngọc Du lần lượt qua đời, Võ Đông Sơ sống với người chú ruột tại Bình Định.

    Khi Triều đình mở khoa thi để chọn tướng tài dẹp giặc ngoài biển Đông, Võ Đông Sơ lên đường ứng thí. Dọc đường, chàng trai họ Võ đã ra tay đánh cướp cứu tiểu thư Bạch Thu Hà trên đường đi lễ chùa gặp nạn. Dưới ánh trăng rằm, bên ngôi cổ tự, hai người đã thề nguyện chuyện trăm năm, hẹn ước về một cuộc trùng phùng…Sau đó Võ Đông Sơ thi đỗ và lãnh quân đi dẹp giặc. Ở nhà Bạch Thu Hà bị gia đình bắt phải lấy chồng nên đã bỏ trốn khỏi nhà, thân gái phiêu bạt với nhiều gian truân.

    Khi hay tin Võ Đông Sơ tử trận, Bạch Thu Hà quyên sinh để giữ trọn niềm trung trinh với người tình.

    Từ câu chuyện tình này, soạn giả Viễn Châu đã viết 2 bài ca cổ “Võ Đông Sơ” (Minh Cảnh hát) và “Bạch Thu Hà” (Lệ Thủy hát), trong đó bài “Võ Đông Sơ” đã trở nên quen thuộc với mọi người yêu thích ca cổ, trong đó có những đoạn: “Bạch Thu Hà, Bạch Thu Hà ơi! Nàng đã bao phen vượt suối trèo non để giữ vẹn tiết trinh, ta mấy bận lao mình trong nắng gió. Chuyện hàn huyên chưa cùng nhau cạn tỏ, thì giọt máu chung tình đã nhuộm thấm chinh y. Từ đây hết nợ hết duyên, hết ân hết ái, lưỡi gươm thiêng ta xin gởi lại cho người yêu lý tưởng Bạch Thu Hà…”.

    -------
    Nguồn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/7/15
    4DHN thích bài này.
  20. ichono87

    ichono87 Lớp 7

    Ngôi miếu thờ Võ Tánh lại là một câu chuyện khác. Ngày trước, người dân tự giác lập miếu thờ Võ Tánh như là cách họ bày tỏ lòng biết ơn và ngưỡng mộ đối với người đã có công trấn áp trộm cướp, giữ yên lành cho cuộc sống người dân Gò Công, người đã có hành động anh hùng hi sinh thân mình để cứu ba quân. Họ hàng ngày nhang khói, hàng năm cúng giỗ tươm tất, chăm sóc chu đáo, giữ gìn khang trang ngôi miếu (được trùng tu năm 1956)…Thế nhưng, hiện miếu thờ Võ Tánh đang xuống cấp nặng, khu di tích trở nên hoang tàn: nhà hội (kề bên miếu) có thể sụp đổ bất cứ lúc nào; ngôi miếu chính bị dột nát; khuôn viên miếu đầy cây dại…

    [​IMG]
    Nhà hội (trong quần thể miếu thờ Võ Tánh) trong tình trạng hư hỏng nặng.

    Nguyên nhân của sự xuống cấp, theo ông Phạm Hồng Hiếu, thành viên Ban Quản trị Miếu Võ Tánh, người trực tiếp hàng ngày nhang khói ngôi miếu, do ngôi miếu đã là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, được sự bảo trợ và quản lý của ngành văn hóa địa phương, người dân không được quyền tùy tiện tác động vào hiện trạng ngôi miếu. Sự vận động đóng góp tu sửa miếu cũng khó hơn trước, do tâm lý chờ đợi nguồn vốn của Nhà nước. Trong khi đó, nguồn vốn của Nhà nước thì có giới hạn, mà tỉnh Tiền Giang nói chung và vùng đất Gò Công nói riêng lại có quá nhiều di tích cần được bảo dưỡng, duy tu.

    ------
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Tin đã được đăng lúc 14:56 ngày 13/05/2011
     
    4DHN thích bài này.
Moderators: rhea, thuannguyen1088

Chia sẻ trang này